Bánh ChưngCẩm nang nhà bếpMón ăn ngày Lễ - Tết

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Nhắc tới Tết, các bạn thường nghĩ ngay tới thứ gì nhỉ? Hoa đào, mứt, hướng dương… mình thì nghĩ ngay tới bánh chưng ngày Tết. Ai trong chúng ta cũng biết bánh chưng là một loại bánh truyền thống không thể nào thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi: Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết là gì? Tại sao ngày Tết lại phải gói bánh chưng? Bánh chưng có nguồn gốc như thế nào? Để tìm hiểu về những vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của mình nhé!

ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Bạn Đang Xem: Cùng tìm hiểu ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Nguồn gốc của bánh chưng?

Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng, trong dịp đầu năm, vua Hùng muốn truyền ngôi vị của mình lại cho hoàng tử, tuy nhiên lại không biết nên chọn ai là người xứng đáng. Thế nên ông nảy ra ý tưởng đó là: Trong các người con nếu ai có món quà vừa ý trẫm (ý vua) sẽ truyền lại ngôi báu cho người đó. Các hoàng tử thi nhau tìm kiếm các châu báu, sơn hào hải vị, của ngon đồ lại trên trời dưới biển để dâng lên Vua nhằm lấy lòng ông. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 – Lang Liêu đã mất mẹ từ nhỏ, thế nên chẳng biết chọn quà gì dâng lên.

Rồi bỗng một đêm, chàng nằm mơ thấy một ông tiên nói rằng: “Trời đất không có gì quí bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ”.

Quả thực, khi truyền lên, món bánh chưng – bánh dày này đã lấy được lòng của nhà vua, ông trao ngôi vị lại cho chàng.

ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết?

Xem Thêm : Cách gói bánh chưng bằng khuôn vừa nhanh vừa đẹp

Nguồn gốc là như vậy, thế còn ý nghĩa thì sao? Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem món bánh chưng này có ý nghĩa gì nhé.

1. Ý nghĩa văn hóa

Dân tộc Việt Nam ta có nền văn hóa lúa nước từ rất lâu đời, bánh chưng thì có hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông, còn bánh dày thì có hình tròn tượng trưng cho ông mặt trời. Bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu,để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

2. Ý nghĩa tinh thần

Một cái Tết sẽ chẳng thể nào trọn vẹn no đủ nếu như thiếu đi hình ảnh ngồi trông nồi bánh chưng xanh phải không các bạn? Cứ tầm 29-30 Tết âm lịch, chúng ta lại nhìn thấy các hình ảnh quen thuộc này, ấm áp, yên bình biết bao.

Dù cho chúng ta có bận bịu đến bao nhiêu thì cũng không thể nào thiếu đi công đoạn gói bánh chưng để dâng lên thờ cúng tổ tiên ông bà – đó chính là một trong những nét đẹp tinh thần của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay không thay đổi.

Xem Thêm : Cách gói bánh chưng vuông đẹp mắt đang được yêu thích hiện nay

3.Ý nghĩa về mặt sức khỏe

Bánh chưng thường được kết hợp bởi các nguyên liệu như: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… Nó cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Đỗ xanh có tác dụng giải nhiệt khá là tốt. Gạo nếp cung cấp một lượng tinh bột lớn cho cơ thể.

Từ đó, cứ mỗi dịp Lễ – Tết, cưới hỏi… là người dân Việt Nam chúng ta lại gói bánh chưng – bánh dày để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên, bề trên…. Đây là ý nghĩa to lớn của bánh chưng mà có thể bạn không biết.

ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Lời kết:

Qua bài viết mình chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết thêm về ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết rồi phải không nào? Quả là rất bất ngờ đúng không? Tết này hãy gói những chiếc bánh chưng thật ngon và đẹp để đón Tết cùng gia đình mình nha.

Chúc các bạn đón một cái Tết an lành bên gia đình và bạn bè của mình!!!

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Bánh Chưng

Related Articles

Back to top button