Hiện nay, có rất nhiều vị thuốc dùng cho việc ngâm rượu. Vậy các bạn có biết những vị thuốc nào có thể ngâm rượu không ? Để giải đáp những thắc mắc đó, hôm nay Em vào bếp sẽ giới thiệu với các bạn các vị thuốc ngâm rượu nhé! Mời các bạn cùng tham khảo một số vị thuốc sau đây.
- Bật mí cách ngâm rượu hoa quả tổng hợp chuẩn vị cho ngày Tết
- Cùng tìm hiểu xem tỏi Lý Sơn ngâm rượu có tác dụng gì ?
- Hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu cây mật nhân tại nhà chữa bách bệnh
Bạn Đang Xem: Cùng Em vào bếp tìm hiểu các vị thuốc ngâm rượu
Xem Thêm : Cách ngâm rượu cam thơm ngon không thể chối từ
Ba kích tẩm rượu: đem ba kích rửa sạch, ngâm nước, ủ cho mềm, bỏ lõi thái thành từng đoạn chéo dài 3 – 5cm. có thể sau ngâm rửa rồi đồ cho mềm, khi còn nóng bỏ lõi, thái đoạn vát dài 3 – 5cm, phơi khô. Đem ba kích đã sơ chế tẩm rượu, ủ 30 phút cho ngấm đều. Sao nhỏ lửa tới khô. Có thể tẩm rượu ủ 12 giờ, sao cho khô… Ba kích là vị thuốc bổ thận dương, mạnh gân cốt. Thường sử dụng cho những người đau lưng mỏi gối, chậm có con, hoặc sinh dục, phát dục kém.
Bách bộ chưng rượu: bách bộ thái phiến, rượu 450C. Đem rượu tẩm đều bách bộ. Chưng 30 phút đến 1 giờ. Lấy ra phơi khô. Bách bộ có tác dụng chỉ ho bình suyễn, nhuận phế sát khuẩn, tẩy giun. Dùng trong chứng ho suyễn, trừ đờm, mát phổi.
Bạch thược tẩm rượu: bạch thược, rượu 450C, trộn đều 2 thứ, ủ 30 phút. Sao nhỏ lửa tới khô. Hoặc sao cám: đun cho cám bốc khói trắng thì cho bạch thược đã ủ với rượu vào, đảo đều tay tới khi phiến bạch thược có màu hơi vàng hoặc vàng kim, rây bỏ cám đi.
Cũng có thể làm theo cách khác: sao bạch thược phiến với cám, tới nóng già. Đổ ra rây bỏ cám đi. Phun rượu vào bạch thược vẫn còn đang nóng, ủ 30 phút. Phơi âm can. Bạch thược là dạng thuốc bổ huyết, điều kinh, nhuận gan, chỉ thống. Dùng trong các bệnh xuất huyết, băng huyết, ho ra máu, trĩ huyết, máu cam… có rượu để khử tính hàn tăng cường dưỡng huyết điều kinh.
Xem Thêm : Cách làm rượu gừng giảm cân hiệu quả bất ngờ
Cốt toái bổ chích rượu: đem cốt toái bổ phiến tẩm với rượu. Trộn đều rượu vào cốt toái bổ phiến, ủ 1 giờ cho ngấm hết phụ liệu. Tiến hành sao, đến khi mặt phiến có màu vàng đậm là được (sao khô). Thuốc có tác dụng tư dưỡng, dùng trong các trường hợp đau xương cốt, gãy xương, đau răng, tai ù. Sao rượu tăng cường tác dụng hoạt huyết khi thận bị ứ trệ, mạnh gân cốt.
Cúc tần (sài hồ nam) tẩm rượu sao: cúc tần, đem rượu tẩm đều vào cúc tần. Ủ cho hút hết rượu. Sao cho tới khô là được. Là vị thuốc chữa cảm mạo, phong nhiệt ngoài ra còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa lỵ.
Lời kết:
Còn rất nhiều các vị thuốc khác nữa dùng cho việc ngâm rượu, trên đây mình đã giới thiệu với các bạn các vị thuốc ngâm rượu hay dùng nhất, mời các bạn cùng tham khảo nhé ! Nếu thấy hay và hữu ích nhớ like và share cho mình nhé ! Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cách ngâm rượu