Rượu ba kích từ xưa đã được ông cha ta sử dụng như một loại tiên dược cho các đấng mày râu trong việc cải thiện sinh lý cũng như nâng cao sức khỏe. Có rất nhiều cách ngâm ba kích khác nhau tuy nhiên để lựa chọn được một phương pháp ngâm ba kích hiệu quả nhất, an toàn nhất và tiết kiệm được thời gian nhất thì không phải ai cũng nắm được. Cùng tìm hiểu qua những cách ngâm ba kích chuẩn nhất dưới đây của Emvaobep nhé!
I. Ngâm ba kích tươi
Một trong những cách ngâm ba kích đơn giản và phổ biến nhất, hay được mọi người sử dụng đó là ngâm tươi ba kích.
Bạn Đang Xem: Bí quyết ngâm rượu ba kích đúng cách, hiệu quả
Ba kích tươi sau khi được rửa sạch và để ráo nước bạn tiến hành tút bỏ hết lõi của củ ba kích đi, chỉ để lại phần thịt (lõi ba kích chứa một lượng nhỏ độc tố có thể gây kích thích tim).
Bình thủy tinh to rửa sạch và lau khô, sau đó bạn cho thêm vào trong bình 1 thìa muối trắng để giảm độc tính còn xót lại của lõi ba kích.
Xong xuôi bạn đổ ba kích tươi vào và chế rượu ngâm theo tỉ lệ: 1kg ba kích tươi tương ứng với 3 hoặc 4 lít rượu quê khoảng 43 đến 45 độ.
Xem Thêm : Cuối cùng tôi đã khám phá ra cách ngâm rượu mơ tươi thơm ngon bổ dưỡng
Cuối cùng bạn đậy kín bình lại và để trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn trước khi đem ra sử dụng.
Xem thêm: Cách ngâm rượu ba kích tươi an toàn và hiệu quả nhất
II. Cách ngâm ba kích khô
Cách ngâm ba kích khô đơn giản hơn cách ngâm ba kích tươi vì ba kích khô đã được bỏ lõi sẵn nên bạn có thể ngâm trực tiếp luôn. Tuy nhiên màu sắc sẽ không được tím đẹp như đối với ba kích khô.
Trong cách ngâm ba kích khô này thì tỉ lệ ba kích khô và rượu cũng khác với ba kích tươi. Bạn đổ ba kích khô vào bình thủy tinh, ngâm theo tỉ lệ: 1kg ba kích khô tương ứng với 7 hoặc 8 lít rượu quê khoảng 43-45 độ. Cuối cùng chỉ cần đậy kín bình lại và để ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được.
Một cách ngâm khác đó là bạn xao ba kích khô trong lửa nhỏ, khoảng 15 phút rồi sau đó bỏ ra để nguội rồi mới cho vào bình để ngâm. Theo ý kiến của một số người thì ba kích khô sau khi xao lên sẽ thơm và ngon hơn so với ngâm trực tiếp.
Xem thêm: 2 cách ngâm rượu ba kích khô chuẩn cho tác dụng cao nhất
III. Ngâm rượu ba kích phối hợp cùng các vị thuốc khác
Xem Thêm : Công dụng tuyệt vời của rượu gừng ngâm chân
Như là một vị thuốc quý trong lục trụ của bộ sâm Việt Nam, ba kích có thể phối hợp cùng nhiều loại thảo dược khác để tăng công dụng của rượu ba kích.
Công thức 1:
- Ba kích tươi 1g
- Bạch tật lê (loại khô): 1 kg
- Dâm dương hoắc (loại khô): 0.5kg
- Sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo: Mỗi loại 100gram
- Rượu trắng chuẩn 43 đến 45 độ: 7 lít
Ba kích tươi bạn rửa sạch, rút lõi chỉ để lại phần thịt sau đó cho tất cả các dược liệu trên vào trong bình thủy tinh, đổ rượu vào và đậy kín sau khoảng 3 tháng thì có thể sử dụng được.
Công thức 2:
Ba kích tươi 1kg bạn rửa sạch và bỏ lõi. Phối hợp cùng: Thỏ ty tử: 300g, Dâm dương hoắc: 300g, Nhục thung dung: 500g và ngâm với 5 lít rượu trắng sau đó đậy kín đợi trong vòng 3 tháng trước khi đem ra sử dụng. Nếu hạ thổ thì bạn để thêm 1 tháng nữa nhé.
Trên đây là các cách ngâm ba kích chuẩn nhất dành cho bạn tham khảo. Với mỗi cách ngâm ba kích ở trên bạn nên lựa chọn loại ba kích tím, nếu ba kích tím rừng thì càng tốt nhé. Ngoài ra đối với một số người có thể không quen với mùi vị của rượu ba kích, có thể cho thêm 1, 2 chén nhỏ mật ong vào ngâm cùng sẽ giúp dễ uống hơn rất nhiều đấy. Bạn cũng không nên lạm dụng rượu ba kích quá nhiều, mỗi bữa chỉ cần uống 1, 2 chén nhỏ chia làm 2 bữa một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất của rượu ba kích nhé. Cuối cùng chúc bạn sẽ tậu được cho mình một bình rượu ba kích thật ngon và chất!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cách ngâm rượu