Trong các món lẩu, nước dùng quyết định đến 80% sự thành công của cả nồi lẩu. Với những món lẩu khác nhau như lẩu cua, lẩu gà, lẩu thập cẩm, lẩu Thái thì sẽ có những gia vị đi kèm khác nhau để tôn lên vị ngon của nguyên liệu chính. Tuy nhiên về cơ bản có những nguyên tắc để nấu nước lẩu ngon chung nhất và bạn cần phải tuân theo nếu muốn có được một nồi lẩu như ý. Ngày hôm nay Emvaobep sẽ giới thiệu với các bạn các cách nấu nước lẩu ngon, chất lượng để cùng thưởng thức với gia đình và bạn bè nhé.
- Chả cá thu làm món gì để đổi vị đưa cơm ngày se lạnh?
- Hướng dẫn làm món cá nục kho thịt ba chỉ vừa ngon vừa béo cực đưa cơm
- Cách nấu cháo thịt bò rau dền đỏ dành cho bé ăn dặm từ 6 tháng đến 1 tuổi
- Bỏ túi ngay cách làm salad bắp cải tươi ngon giòn tại nhà
- Giải nhiệt cuối tuần với món canh cua biển nấu bầu thơm mát, bổ dưỡng
- Cách nấu lẩu cháo cá lóc thơm ngon đúng điệu càng ăn càng mê
- Thơm ngây ngất với món lẩu vịt hầm sả miền Tây
- Cách nấu lẩu kim chi ngon đúng điệu, ăn quên sầu
Bạn Đang Xem: Bật mí cách nấu nước lẩu thơm ngon đặc trưng cho các món lẩu
I. Nguyên tắc 1: Chọn xương ninh thật tươi
Một nguyên tắc bất di bất dịch để có được một nồi nước lẩu ngon đó là loại xương lợn chọn để làm nước lẩu thì phải là loại xương tươi. Không được chọn loại xương ôi sẽ làm mất đi vị ngon của nồi lẩu, cũng không nên chọn loại xương đầu vì xương đầu sẽ khiến nồi nước lẩu bị hôi. Tốt nhất bạn nên chọn loại xương đuôi vì nó vừa cho vị ngọt lại không bị ngấy và ít bọt.
Nếu là một khách hàng quen, bạn nên chọn mua xương ở các cửa hàng bán thịt có uy tín, nguồn gốc thịt rõ ràng, có niêm yết giá và thời gian giết mổ để đảm bảo nhé.
II. Nguyên tắc 2: Chọn nguyên liệu đặc trưng theo từng món lẩu
Không phải cứ là món lẩu thì đều dùng một công thức nấu nước lẩu giống nhau nhé. Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo.
– Với lẩu gà: Nước lẩu gà nhất định không thể thiếu xương heo và xương gà, hành khô và gừng nướng, 1 đến 2 cây sả, dứa và cà chua. Có thể bỏ thêm thuốc bắc và nấm hương vào lúc gần ăn nhé.
Xem Thêm : Cách nấu cháo trứng cho bé 9 tháng tuổi với cà chua đầy bổ dưỡng
– Với lẩu bò, vịt:
Với nước lẩu của món lẩu bò, vịt thì không thể thiếu gừng, hành tím nướng, sả.
Hành và gừng nướng chín nhưng không cháy vỏ, có tác dụng làm nước lẩu trong và lên màu đẹp. Bạn cũng có thể thêm hoa hồi, quế chi và thảo quả vào nồi nước lẩu bò để tăng thêm tính hấp dẫn cho nồi lẩu.
– Với lẩu hải sản:
Gừng, sả, dứa, cần tây, sa tế là những nguyên liệu không thể thiếu trong nồi nẩu hải sản. Các nguyên liệu trên sẽ giúp nước lẩu có vị chua ngọt và át đi mùi nồng của hải sản.
– Với lẩu cua đồng:
Ngoài nước xương và nước thịt cua bạn chỉ cần thêm dấm bỗng, cà chua chưng vàng để tạo độ thơm và vị chua ngọt cho nước dùng lẩu.
III. Nguyên tắc 3: Phương pháp nấu nước lẩu
Nếu muốn một nồi nước lẩu ngon, chất lượng thì bạn nhất định phải trần qua xương bằng nước sôi cho hết chất bẩn, mùi hôi rồi rửa sạch.
Đổ nước lạnh vào nồi xương và bật lửa to để đun sôi nhanh. Sau khi nồi nước xương sôi thì hạ nhỏ lửa, chờ bọt cứng lại thì hớt bọt ra và tiếp tục đun liu riu đến khi nồi nước lẩu đã có vị ngon, ngọt.
– Với nước dùng cho lẩu gà và heo thời gian đun trong khoảng từ 4 đến 6 giờ.
– Nước dùng lẩu bò thì cần ninh lâu hơn một chút từ 8 đến 10 giờ.
– Đặc biệt nước dùng hải sản không nên đun quá 45 phút để tránh bị đục và chua.
Xem Thêm : Chế biến lẩu nướng gogi chuẩn vị nhà hàng
III. Nguyên tắc 4: Cách khắc phục nước lẩu bị đục
– Đập trứng gà chắt lấy lòng trắng, đánh tan và cho vào nước dùng (lúc nước dùng còn đang nguội), đặt nồi nước lẩu lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.
– Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
– Nếu nấu nước lẩu gà bị đục, cho tiếp xương gà vào và đun cũng làm nước trong và ngon hơn.
Trên đây là những bí quyết hữu ích giúp các bạn có thể chuẩn bị được một nồi nước lẩu cực ngon và chất lượng cho món lẩu thơm ngon trọn vẹn. Cách nấu nước lẩu ngon không khó, chỉ cần bạn chú ý thật kĩ những bí quyết đã được đề cập đến ở trên, và linh hoạt vận dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chúc các bạn thành công và ngon miệng.
Cùng áp dụng ngay vào món Lẩu gà dưới đây nhé: Cách nấu lẩu gà thơm ngon cho bữa cơm quây quần.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Món ngon mỗi ngày