Trong bài chia sẻ lần trước, mình đã hướng dẫn các bạn cách gói bánh chưng ngon, cách ướp thịt gói bánh… các bài viết đã nhận được khá nhiều sự ủng hộ của các độc giả. Hôm nay mình đã quay lại và tiếp tục với chủ đề bánh chưng, nhưng không phải cách làm đâu nhé, mà mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nguồn gốc của bánh chưng. Có ai tò mò không nhỉ ? Trước giờ chúng ta vẫn rất thích ăn bánh chưng nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi tại sao ngày Tết lại phải gói bánh chưng không?
- Cách gói bánh chưng dài ngon đẹp cực kì dễ dàng
- Cách làm bánh chưng có màu xanh đẹp mắt chẳng khó chút nào
- Mách bạn cách gói bánh chưng vuông đẹp không cần khuôn
Bạn Đang Xem: [Thắc mắc] Những sự thật thú vị về nguồn gốc của bánh chưng
Nguồn gốc của bánh chưng
Bánh chưng là một món bánh không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam chúng ta. Món bánh này thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, trời đấy – xứ sở. Bánh chưng, “chưng” trong chưng cất, nghĩa là hấp nước. Tuy nhiên thực tế thì chúng ta thường luộc bánh.
Đây là loại bánh có lịch sử lâu nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, bánh chưng có liên quan tới câu truyện cổ tích “Bánh chưng – bánh giày” – hoàng tử Lang Liêu, đời vua Hùng số 6.
Truyện cổ tích: “Bánh chưng – bánh giày”
Xem Thêm : Bật mí cho bạn cách bảo quản bánh chưng để được lâu nhất
Theo truyền thuyết kể lại thì: Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”. Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc đổi chác, đều là của ngon vật lạ, nhiều không biết bao nhiêu mà kể.
Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, đã bị bệnh qua đời rồi, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng nghĩ rằng “Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước theo mà làm”.
Bánh chưng bắt đầu xuất hiện và được ưa chuộng từ đó.
Quan niệm về bánh chưng
Bánh chưng là loại bánh có vỏ màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong châu Á.
Xem Thêm : Học làm món bánh chưng gù – đặc sản Hà Giang
Gói bánh chưng ngày Tết và ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.
Nguyên liệu làm và cách gói bánh chưng ngon
Bánh chưng thường được làm bởi những nguyên liệu như: gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lá dong, các gia vị phổ biến như muối, tiêu…
Về cách làm, bạn có thể tham khảo thêm tại web của chúng mình trong mục: Món ăn ngày Lễ – Tết có hướng dẫn khá chi tiết và dễ hiểu.
Lời kết
Oh, không ngờ nguồn gốc của bánh chưng lại là cả một câu chuyện hay như vậy, các bạn thấy có hấp dẫn không? Tết này hãy gói bánh chưng và ngồi trông nồi bánh, kể chuyện về nguồn gốc món bánh này cho cả gia đình nghe nhé. Chúc các bạn đón một cái Tết an yên bên gia đình và bạn bè!!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Bánh Chưng