Củ riềng trước nay vẫn được coi là thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong gia đình, nhưng ít ai biết được riềng ngâm rượu có tác dụng gì mà chỉ sử dụng để tạo mùi thơm và cảm giác ngon miệng thôi, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn công dụng của riềng ngâm rượu như thế nào nhé!
- Hành tây tím ngâm rượu vang làm đúng cách nhất
- Cách ngâm rượu tỏi không bị xanh cực kì đơn giản
- Hành tây tím ngâm rượu vang làm đúng cách nhất
Nguyên liệu:
- 1Kg Củ riềng
- Rượu trắng nguyên chất nồng độ cao trên 45 độ
Cách ngâm củ riềng với rượu
thái nhỏ củ riềng, sau đó cho vào bình ngâm với rượu trắng, khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Có thể ngâm kết hợp với gừng sẽ cho kết quả tốt hơn
Bạn Đang Xem: Có thể bạn chưa biết riềng ngâm rượu có tác dụng gì?
Riềng ngâm rượu có tác dụng gì mình cùng nhau tìm hiểu nhé!
Chữa đau bụng do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 – 4 ngày.
Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 – 20 viên.
Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 – 3 lần.
Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Xem Thêm : Bật mí cách làm hạt gấc ngâm rượu vừa bổ vừa ngon
Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần.
Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán nhỏ, uống 6 – 10g.
Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Lời kết:
Bài viết này đã giúp các bạn biết được riềng ngâm rượu có tác dụng gì rồi nhé và từ nay riềng không còn chỉ là thực phẩm trong gia đình nữa rồi mà có thể coi là thần dược đó, nhất là mấy mẹ sau sinh không kìm hãm được cân nặng thì đây là giải pháp rất tuyệt cho mấy mẹ đó, chúc các bạn thành công.
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu quất hồng bì ngâm rượu có tác dụng gì?
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cách ngâm rượu