Tổng quan về thiết lập layout kho sản phẩm trong nhà máy

Như trong bài viết về cách phân loại hạng mục quản lý kho hàng trong Logistics, Mr. Business đã đề cập tới việc chia quản lý kho thành 3 hạng mục: Quản lý linh kiện, quản lý sản phẩm và quản lý vật liệu đóng gói. Ngày hôm nay, tập trung vào nghiệp vụ quản lý kho sản phẩm, Mr.Business sẽ chia sẻ tới các bạn tổng quan về cách thiết lập layout kho sản phẩm trong nhà máy để đạt hiệu quả cao nhất.

Loading...

Cách thiết lập layout kho sản phẩm trong nhà máy

– Xem thêm: Các bố cục trong việc thiết lập layout kho hàng trong nhà máy

Kho sản phẩm là nơi lưu trữ hàng hóa sản phẩm là kết quả của toàn bộ các công đoạn sản xuất, hoàn thiện, kiểm tra và đóng gói… trước đó, chuẩn bị cho việc xuất tới khách hàng. Với đặc thù như vậy nên ngoài việc đảm bảo các yêu cầu chung của việc thiết lập layout kho hàng:

+ An toàn: Layout đặt để, đường di chuyển, vận chuyển ,… phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn của công ty và pháp luật.

+ Chất lượng: Việc bố trí layout phải được nghiên cứu, tính toán đến các biện pháp đảm bảo chất lượng cho hàng hóa trong kho như: chống gỉ, chống bám bụi, dị vật, chống xuất nhầm,…

+ Hiệu quả: Không có sự lặp đi lặp lại của dòng chảy sản phẩm hoặc khả năng bỏ qua thao tác. Đảm bảo rằng các đường đi, dòng chảy công việc là ngắn nhất.

+ Chi phí: Giảm diện tích đặt để, giảm nhân công thao tác.

Thì cần xem xét đến các yếu tố đặc thù sau:

+ Bố trí liền kề ngay sau dây chuyền sản xuất và đóng gói hàng hóa: để đường vận chuyển và di chuyển là ngắn nhất.

+ Vị trí kho hàng là duy nhất trong nhà máy: Nếu kho sản phẩm được bố trí tại nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí sẽ yêu cầu phải thiết lập hệ thống xuất hàng, hệ thống vận chuyển (xe nâng, xe kéo, cầu container,…) dẫn đến mất nhiều chi phí đầu tư. Sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn nếu chỉ tập trung vào kiểm soát tại một vị trí nhất định.

Loading...

Bố cục chung của kho sản phẩm trong cách thiết lập layout kho sản phẩm trong nhà máy

Như nội dung phần trên Mr.Business đã đề cập đến: Layout kho sản phẩm sẽ được bố trí thẳng liền kề ngay sau dây chuyền sản xuất mục đích để đường vận chuyển di chuyển là ngắn nhất. Đó là trên phương diện vật lý, còn trên phương diện dòng chảy công việc, việc thiết lập layout kho sản phẩm phải đảm bảo dòng chảy của sản phẩm là tối ưu, trơn tru nhất theo thứ tự của các công đoạn: Nhập kho sản phẩm -> Lưu kho (dự trữ) -> Nhặt hàng/chuẩn bị hàng -> Xuất hàng

Xuất phát từ yêu cầu đó, bố cục chung của kho sản phẩm sẽ gồm các khu vực chính, tuân theo dòng chảy công việc như sau:

+ Khu vực nhập kho: Tại đây sẽ diễn ra các thao tác nhập sản phẩm vào kho (giấy tờ, hệ thống,…)

+ Khu vực lưu kho (dự trữ): Lưu kho và bảo quản chờ xuất hàng

+ Khu vực nhặt hàng (chuẩn bị hàng xuất): Thực hiện các thao tác kiểm tra, làm thủ tục xuất hàng

+ Khu vực xuất hàng: Đóng hàng lên xe tải/container,… để xuất cho khách hàng

Tham khảo bố cục dưới đây:

cach-thiet-lap-layout-kho-san-pham-trong-nha-may-1

Trong bố cục layout ở trên, bạn sẽ thấy không có khu vực nhập kho, lí do đây là một khu vực khá linh động, có thể kết hợp tại vị trí đóng gói hoàn thành sản phẩm hoặc vị trí lưu kho sản phẩm (nếu kết hợp với vị trí lưu kho cần bố trí riêng và phân tách được với khu vực làm việc của các phương tiện vận chuyển như xe nâng để đảm bảo an toàn). Ngoài ra có một số khu vực dành cho vật liệu đóng gói (VLDG) quay vòng Mr.Business sẽ giới thiệu trong những bài viết tiếp theo về hạng mục quản lý VLDG.

Trên đây là tổng quan về cách thiết lập layou kho sản phẩm trong nhà máy dành cho bạn tham khảo. Trong những bài viết tiếp theo Mr.Business sẽ đi chi tiết vào cách thiết lập layout của khu vực dự trữ sản phẩm hay còn gọi là khu vực lưu kho; khu vực chuẩn bị sản phẩm xuất hay còn gọi là khu vực nhặt hàng xuất và khu vực xuất hàng. Xin chào và hẹn gặp lại!

Loading...
Tweet