Đồ uống & Giải khátCác món ăn vặt

Những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà mà bạn nên biết

Thay vì việc phải mua sữa chua ngoài các cửa hàng, siêu thị một số chị em phụ nữ lại chọn cách làm sữa chua tại nhà, vừa thơm ngon, vừa đảm bảo an toàn, tiện lợi lại tiết kiệm chi phí nữa. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với những cách làm sữa chua ngon tại nhà thì việc làm ra những mẻ sữa chua thành công là không phải khó. Tuy nhiên với những bạn mới bắt đầu học cách làm thì sẽ gặp phải những khó khăn nhất định dẫn đến kết quả không được như mong đợi. Với những kinh nghiệm của bản thân, thông qua những lần làm hỏng ^^, ngày hôm nay Emvaobep xin được tổng hợp và chia sẻ với các bạn các vấn đề gặp phải cũng như những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà, hi vọng thông qua đó bạn có thể rút kinh nghiệm và không đi phải vết xe đổ trước kia của mình :D.

nhung-luu-y-tu-lam-sua-chua-tai-nha-ngon

Bạn Đang Xem: Những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà mà bạn nên biết

Trước tiên hãy cùng Emvaobep tìm hiểu những điều cần lưu ý trước khi bắt tay vào học cách làm sữa chua tại nhà nhé.

1. Chọn nguyên liệu phù hợp

Thông thường, với những người thích ngọt, sữa đặc thường được lựa chọn do công thức đơn giản, dễ nhớ (1 hộp sữa bò cho 2 hộp nước sôi, 1 hộp nước lạnh). Muốn sữa chua đặc hơn có thể cho thêm sữa bột. Tuy nhiên, nhược điểm là không điều chỉnh được độ ngọt và sữa chua không thực sự láng mịn.

– Xem thêm: Cách làm sữa chua từ sữa đặc ngon nhất, dễ làm nhất

Còn khi chọn sữa tươi, cũng có thể thực hiện cách pha theo tỉ lệ như sữa bò (2 phần sữa tươi vừa thanh trùng, 1 phần sữa tươi để mát) và cho thêm đường tùy ý.

– Xem thêm: Cách làm sữa chua từ sữa tươi, dễ dàng tuỳ chỉnh khẩu vị

Về men làm sữa, có thể dùng 1 hộp sữa chua đặc là đủ cho 1 mẻ làm và chỉ cho vào sau khi đã có hỗn hợp sữa ấm nếu không sẽ làm chết men và sữa không bão hòa đều, gây ra hiện tượng trên trắng dưới có nước đục đục.

2. Nhiệt độ ủ là một trong số những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà quan trọng nhất

Nhiệt độ khoảng 42-45 độ C là thích hợp cho quá trình lên men của sữa bò thành sữa chua. Do đó, dù thực hiện ủ bằng nước, nồi cơm điện, nồi chân không hay máy đều cần lưu ý vấn đề này.

Đối với cách ủ bằng nước: Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, chia cốc, đặt vào nồi rộng và châm nước vào nồi (không để nước dâng quá gần miệng cốc) theo tỷ lệ 1 nguội 3 nóng. Sau 2 tiếng lại bớt nước đã nguội đi rồi chế thêm từng đó nước nóng vào. Sau 7 tiếng thì bỏ sữa chua ra cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ sữa chua đông lại là dùng được. Lưu ý, nếu không duy trì được nhiệt độ này thì sữa sẽ khó đặc như mong muốn.

Ủ bằng nồi cơm điện thì lưu ý khoảng cách ngắt điện bởi dù để ở chế độ hâm cũng có thể gây tăng nhiệt quá mức, khiến men bị chết.

Ủ bằng máy làm sữa chua: Khi sử dụng sản phẩm này thì chỉ cần hẹn giờ 6 – 8 tiếng là có được mẻ sữa chua như ý.

– Xem thêm: Dễ như ăn kem với cách làm sữa chua bằng lò vi sóng

3. Cách chọn máy làm sữa chua tốt nhất

Trên thị trường hiện nay, sản phẩm máy làm sữa chua có rất nhiều xuất xứ khác nhau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Italia…. Tuy nhiên, có vài điều người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi chọn mua: Xuất xứ? Cốc làm bằng chất liệu gì? Có hẹn giờ hay không? Dung tích sữa chua mỗi mẻ được bao nhiêu? Công suất tiêu thụ điện và nhiệt độ ủ là bao nhiêu?

Một số máy làm sữa chua có hẳn vi mạch để người dùng đặt hẹn giờ. Một số khác lại có thêm tính năng bù nhiệt độ theo mùa. Ví dụ, mùa hè thì máy làm bình thường, mùa đông thì máy tự bù thêm để đủ thời gian và nhiệt độ cho quá trình lên men. Tuy nhiên, đối với những người già thì việc lập trình hẹn giờ là công việc phức tạp. Nếu mua máy làm sữa chua cho người già bạn nên chọn loại đơn giản, không cần thiết phải hẹn giờ.

Như vậy, quan trọng là cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình lựa chọn sản phẩm và cần đặt ra mục tiêu trong việc lựa chọn để chọn được sản phẩm theo đúng mục đích đề ra.

Những vấn đề gặp phải và những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà

Xem Thêm : Cách làm túi bắt kem siêu đơn giản tiện lợi trong vài giây

nhung-luu-y-tu-lam-sua-chua-tai-nha-ngon-2

Sau khi đã chuẩn bị được các điều kiện cần thiết để làm sữa chua, thì ngay cả trong các bước làm sữa chua cũng gặp không ít những vấn đề phát sinh, ảnh hưởng đến sự thành công của mẻ sữa. Cùng tìm hiểu các vấn đề cùng cách giải quyết để học cách làm sữa chua ngon tại nhà bạn nhé!

1. Sữa chua sau khi làm xong bị nhớt

Nếu sữa chua khi nhìn bên ngoài thì rất đặc, có thể dốc ngược mà không bị đổ, tuy nhiên đến khi dùng thìa xúc bên trong thì thấy sữa bị dính lằng nhằng với nhau, giống lòng trắng trứng thì đó là hiện tượng bị nhớt. Khi múc lên, miếng sữa chua không tách rời ra mà có thêm một phần kéo theo (khá giống kiểu phô mai nướng trên pizza).

Nguyên nhân có thể là do:

– Men làm sữa chua chưa hết lạnh và khi trộn vào sữa không đúng cách

– Ủ sữa chua quá lâu ở nhiệt độ không ổn định (thấp hơn so với mức cần thiết)

– Sữa chua bị nhiễm khuẩn trong quá trình lên men: Cho dù đã khử trùng dụng cụ cẩn thận, song nếu ủ sữa trong môi trường không sạch thì sau khi ủ khoảng 6 -10 tiếng, sữa chua vẫn có thể bị nhiễm khuẩn và có hiện tượng nhớt.

– Do ảnh hưởng từ hàm lượng protein trong sữa và do loại men: Khi làm sữa chua, nên dùng sữa có lượng protein cao hơn một chút (có thể thêm sữa bột) để hạn chế hiện tượng nhớt.

2. Sữa có vị bột hoặc nhám

– Để tránh hiện tượng này, nếu dùng sữa bột cần khuấy đều cho sữa bột tan hết trong hỗn hợp sữa lỏng.

– Sữa bị dịch chuyển nhiều hoặc va chạm mạnh cũng làm ảnh hưởng đến độ mịn của sữa thành phẩm.

– Nếu bị nhám hoặc có vị bột có thể do bạn trộn men cái với sữa không đều.

những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà cực nhỏ và thường thì không mấy ai để ý tới nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến thành phẩm của chúng ta đấy.

3. Sữa bị tách nước

Đây chính là hiện tượng có một lớp nước màu vàng nhạt trên bề mặt hũ sữa chua. Thường thì lớp nước này không ảnh hưởng gì cả, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bạn có thể uống được, tuy nhiên sẽ khiến sữa chua thành phẩm không được đẹp mắt cho lắm. Một số nguyên nhân khiến lớp nước này xuất hiện bạn nên chú ý:

– Ủ sữa ở nhiệt độ hơi cao quá

– Xuất hiện sự lay động, xê dịch, quấy đảo sữa trong quá trình ủ

Xem Thêm : Nhiều bạn chưa biết cách làm kem từ bột nếp đơn giản như thế

– Do trong sữa có hàm lượng kháng sinh cao. Lượng kháng sinh này hạn chế hoạt động của men và gây ức chế men sữa nên cần thời gian lên men dài hơn và dễ tách nước. Vì vậy nếu dùng sữa tươi để làm sữa chua thì bạn nên chọn loại sữa tươi chưa qua thanh trùng nhé.

4. Sữa không đủ chua

Khi làm sữa chua tại nhà, nhiều người gặp phải trường hợp sữa đông lại nhưng không đủ chua. Nếu vậy bạn hãy tăng thời gian ủ lên để sữa lên men. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không nên ủ sữa chua quá lâu sẽ khiến sữa chua quá ăn mất ngon.

5. Sữa không đủ ngọt

Nghe tưởng chừng như khá lạ lùng nhưng thực tế, việc sữa không đủ ngọt cũng chính là một trong những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà mà bạn cần biết. Để tăng độ ngọt cho sữa bạn chỉ cần thêm lượng sữa đặc hoặc cho thêm đường vào. Tuy nhiên để làm sữa chua ngon nhất, tốt nhất trong trường hợp này bạn nên cho thêm sữa đặc vì nó sẽ giúp tăng lượng protein trong sữa chua và giúp sữa đông đặc tốt hơn.

6. Sữa không chua và không đông

Nguyên nhân:

– Chất lượng men kém: do bạn dùng men cũ, ít vi khuẩn lên men hoặc do vi khuẩn men hoạt động yếu.

– Chất lượng sữa tươi có vấn đề: sữa có chứa lượng kháng sinh cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của men.

– Nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao làm men bị chết.

7. Sữa chua bị lỏng, chua nhiều và có thể bị nhớt

– Do hàm lượng protein trong sữa thấp.

– Ủ ở nhiệt độ không ổn định hoặc ủ quá lâu.

* Một số những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà khác

– Một trong những cách làm sữa chua ngon tại nhà chính là tuyệt đối không nên bỏ qua công đoạn khử trùng dụng cụ. Bước này rất đơn giản, song nếu bỏ qua sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua thành phẩm. Bạn chỉ cần đun sôi nước, thả các lọ đựng sữa chua đã rửa sạch vào luộc để tiệt trùng. Để tiết kiệm thời gian, có thể dùng nước sôi đổ vào các lọ sữa chua đã rửa sạch sẽ để diệt khuẩn nhé.

– Nếu bạn muốn kết hợp sữa chua với một chút vani hay hoa quả thì bạn nên cho cùng thời điểm với sữa chua cái thì món sữa chua sẽ ngon hơn.

– Nếu để trong tủ lạnh lâu quá, sữa chua thành phẩm sẽ bị chua hơn, do đó bạn cũng cần chú ý đến thời gian.

– Sau khi ủ sữa chua xong thì mang các lọ sữa chua để vào tủ lạnh. Có thể ăn liền hoặc để 3 ngày sau ăn thì rất thơm ngon.

– Xem thêm:
+ Cách làm sữa chua đánh đá thơm ngon chỉ sau 3 bước
+ Cách làm sữa chua nếp cẩm cực ngon tại nhà

Trên đây là một số những bí quyết để học cách làm sữa chua ngon ngay tại nhà mà Emvaobep đã tổng hợp lại thông qua những kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Sữa chua là một loại thực phẩm có tác dụng vô cùng bổ dưỡng đối với cơ thể cũng như tác dụng làm đẹp hiệu quả, việc bổ sung sữa chua hàng ngày cho các thành viên trong gia đình là điều cần thiết. Đừng ngại thất bại, mà hãy học hỏi thông qua đó để thành công, có thể chế biến ra các mẻ sữa chua thơm ngon bạn nhé. Và hãy nhớ những lưu ý tự làm sữa chua tại nhà để tránh được những sai lầm không đáng có. Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Đồ uống & Giải khát

Related Articles

Back to top button