Sức khỏe và dinh dưỡngLàm đẹp

Tìm hiểu 10 tác dụng quý báu của sữa chua đối với cơ thể con người

Đối với các chị em phụ nữ, sữa chua đã quá quen thuộc khi vừa là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp tiêu hoá tốt, lại vừa là một nguyên liệu để làm mặt nạ đắp làm đẹp da cực hiệu quả. Tuy nhiên ít ai nghĩ rằng đó không phải là toàn bộ những tác dụng quý báu mà sữa chua mang lại. Hãy cùng tìm hiểu bài viết về 10 tác dụng của sữa chua sau đây, và thử nhẩm xem bạn biết được bao nhiêu tác dụng của sữa chua trong số những tác dụng dưới đây nhé! 😀

tac-dung-cua-sua-chua-doi-voi-co-the-con-nguoi

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua

Ngoài hai thành phần chính là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium, trong sữa chua còn bao gồm đường, đạm, chất béo và các vi chất cần thiết cho cơ thể.

Theo số liệu công bố của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi 100 gam sữa chua gồm có 121 mg canxi, 95 mg phôt pho, sắt 0,05 mg, các vitamin C, B6, B12, E, K, A, D, magie 12 mg, kẽm 0,59 mg…

Có thể hình dung trong 100 gam sữa chua chứa khoảng 100Kcal, tức là bằng nửa chén cơm hoặc hai trái chuối xanh.

Đặc biệt, trong sữa chua có chứa một lượng rất ít chất lactose, rất thích hợp cho những ai có vấn đề về tiêu hóa mỗi khi ăn một sản phẩm được chế biến từ bơ, sữa.

Những tác dụng của sữa chua đối với sức khoẻ và làm đẹp

1. Sữa chua có tác dụng cải thiện làn da

Ăn sữa chua giúp bạn có được làn da sạch sẽ và mịn màng. A xít lactic trong sữa chua hoạt động như một chất tẩy da chết, giúp loại bỏ các tế bào chết. Bạn cũng có thể sử dụng sữa chua để đắp mặt cho làn da đẹp.

2. Giúp giảm cân

Theo nghiên cứu được tiến hành bởi chuyên san International Journal of Obesity vào năm 2005, bổ sung can xi qua sữa chua giúp cơ thể sử dụng chất béo dự trữ. Do đó, nó giúp bạn có được vòng eo mảnh mai.

– Xem thêm: Bật mí hai loại thức uống giúp giảm nhanh mỡ bụng

3. Sữa chua có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột

Vi khuẩn tốt trong sữa chua giúp giảm bớt các triệu chứng về đường tiêu hóa như không dung nạp lactose, táo bón, tiêu chảy, ung thư ruột kết và bệnh đường ruột.

4. Tác dụng của sữa chua trong việc cung cấp các vitamin cần thiết

Một khẩu phần sữa chua có thể cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau như kali, phốt pho, vitamin B5, kẽm, iốt và riboflavin. Sữa chua cũng rất giàu vitamin B12, cần thiết để duy trì hồng cầu và giữ hệ thần kinh hoạt động tốt.

5. Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể

Ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp sản xuất nhiều interferon, tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể. Các probiotic cũng giúp kích thích bạch cầu kháng các bệnh truyền nhiễm trong máu.

6. Giúp xương chắc khỏe

Ăn một chén sữa chua có thể giúp bổ sung nhiều can xi và vitamin D. Cả hai chất này cần thiết để duy trì xương khỏe mạnh. Canxi có trong sữa chua còn giúp duy trì mật độ xương và củng cố xương. Do đó, ăn sữa chua giúp ngừa các bệnh về xương như loãng xương.

7. Giảm nhiễm nấm

Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn sữa chua làm giảm số lượng nấm “định cư” trong âm đạo và làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo.

8. Dễ tiêu hóa

Những ai không dung nạp lactose do một số dị ứng có thể tìm đến sữa chua, vì nó dễ tiêu hóa hơn sữa. Các lợi khuẩn trong sữa chua tạo ra lactase, giúp cải thiện hấp thu lactose ở những người không dung nạp lactose.

9. Tác dụng của sữa chua giúp giảm huyết áp cao

Sữa chua không chỉ giàu can xi mà còn chứa nhiều kali. Sự hiện diện của kali trong sữa chua giúp giảm huyết áp.

10. Chứa các vi khuẩn tốt

Sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotic loại bỏ tất cả các vi sinh vật có hại có thể gây hại đường ruột hoặc tiêu hóa. Các probiotic này giúp điều hòa tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Tác dụng của sữa chua là rất bổ dưỡng, điều đó không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên việc sử dụng sữa chua, cũng như cung cấp sữa chua cho cơ thể như thế nào là hợp lý?

tac-dung-cua-sua-chua-doi-voi-co-the-con-nguoi-1

Ăn sữa chua như nào là hợp lý

Do là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên nhiều người cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt. Sự thật không phải như vậy. Nếu bạn ăn quá nhiều sữa chua sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày cũng như hệ tiêu hóa, làm tăng quá mức các axit dịch vị. Tình trạng này khiến bụng của bạn luôn bị cồn cào, đầy hơi, lạnh bụng rất khó chịu. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn từ 250-500 gram sữa chua là vừa đủ (từ 1-2 hộp/ngày).

Vậy khi nào thì ăn sữa chua tốt nhất?

– Xem thêm: Cách làm sữa chua nếp cẩm cực ngon tại nhà

Ăn sữa chua khi nào là tốt nhất?

Sữa chua bổ như vậy thì ăn lúc nào cũng được, đó là quan niệm sai lầm. Nếu bạn ăn sữa chua lúc đói bụng sẽ tăng nguy cơ các bệnh về dạ dày bởi khi đói, nồng độ axit trong dạ dày cao, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua khi vào dạ dày sẽ bị axit mạnh ở đó “giết chết”.

Nếu bạn ăn sữa chua ngay sau khi ăn cơm xong, bạn rất có thể sẽ bị tăng cân do bản thân sữa chua có nhiệt lượng nhất định. Sau ăn cơm ăn sữa chua ngay có nghĩa bạn đã nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng so với nhu cầu cơ thể.

Thời gian thích hợp là ăn sữa chua sau khi ăn cơm khoảng 1 giờ đồng hồ để phát huy được hiệu quả tốt nhất vì lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, môi trường này rất thích hợp cho vi khuẩn có lợi phát triển.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua ăn vào buổi tối cũng sẽ phát huy được hết tác dụng.

Trên đây là một số kiến thức về tác dụng của sữa chua, lợi ích của sữa chua trong việc chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp cho mọi người. Ngoài ra việc sử dụng sữa chua một cách hợp lý, bao gồm cả khối lượng sữa chua cần ăn và thời điểm ăn trong ngày là thích hợp nhất để bạn có thể tham khảo. Việc hiểu đúng về sữa chua, để sử dụng đúng và hiệu quả nhất cũng là một cách giúp bạn tự chăm sóc cho bản thân và gia đình an toàn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và đừng quên để lại những lời đóng góp, nhận xét cho blog Emvaobep ngày càng phát triển nhé!

Related Articles

Back to top button