Có rất nhiều tài liệu ghi chép lại về công dụng thần kì của của củ ba kích, thậm chí chúng còn được ví như là một loại nhân sâm quý của Việt Nam. Tất nhiên tác dụng của củ Ba kích là thật nếu bạn chọn mua được đúng củ Ba kích thật và chuẩn. Ngày nay trên thị trường tràn ngập các loại ba kích có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc hoặc ba kích giả, có hình dáng gần giống với Ba kích thật để hòng lừa đảo, kiếm tiền của những người tiêu dùng nhẹ dạ và thiếu kiến thức về Ba kích thật. Ngày hôm nay, Emvaobep xin được hướng dẫn bạn những cách chọn ba kích chuẩn và phân biệt với các loại ba kích giả, ba kích Trung Quốc kém chất lượng.
- Bí quyết ngâm rượu ba kích đúng cách, hiệu quả
- 2 cách ngâm rượu ba kích khô chuẩn cho tác dụng cao nhất
- Cách ngâm rượu ba kích tươi an toàn và hiệu quả nhất
Trước tiên hay cũng tìm hiểu sơ qua về ba kích nhé
Ba kích còn có tên là Dây ruột già hay chẩu phóng xì (Quảng Ninh) hoặc Ba kích thiên (Trung Quốc). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc.
Bạn Đang Xem: Cách chọn ba kích chuẩn để ngâm rượu, phân biệt với ba kích Trung Quốc
Trong y học cả cây, rễ và củ của ba kích đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó củ ba kích là hay được sử dụng hơn cả.
Trong tự nhiên ba kích chia làm hai loại: Ba kích tím và ba kích trắng. Trong đó củ Ba kích tím thường hay được tìm mua và sử dụng phổ biến hơn cả vì tác dụng tốt hơn là ba kích trắng. Tuy nhiên nếu không biết cách chọn ba kích chuẩn bạn có thể bị đánh lừa và mua nhầm ba kích trắng đã được trà trộn.
Tác dụng của củ ba kích tím:
- Hạ khí huyết, bổ ngũ lao, ích tinh
- Khứ phong, bổ máu
- An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong .
- Bổ thận, ích tinh, trừ phong thấp
- Hóa đờm.
- Cường âm, hạ khí nóng.
- Ôn thận, tráng dương, cường tráng gân cốt, khứ phong thấp
- Bổ thận âm, tráng gân cốt
- Bổ thận dương, cường gân cốt, khứ phong thấp
- Bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khứ phong thấp
- Nước sắc ba kích tím có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm.
Cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng
Cách chọn ba kích chuẩn để ngâm rượu là bạn phải chọn đúng loại ba kích tím. Đừng nghe cái tên ba kích tím, ba kích trắng nghĩa là chúng có màu tím và màu trắng. Thực chất cái tên ba kích tím xuất phát từ việc sau khi được ngâm rượu, một thời gian sau bình rượu ba kích tím sẽ chuyển sang màu tím, đây là một trong những cách phân biệt ba kích dễ dàng nhất.
Tuy nhiên nếu bạn không mua sẵn bình rượu ba kích ngâm mà chọn mua ba kích tươi về để tự tay ngâm thì bạn phải biết cách phân biệt giữa hai loại ba kích này.
Vẻ bề ngoài của hai loại ba kích thì không khác nhau là mấy, chỉ khác nhau ở màu vỏ: Ba kích tím sẽ có vỏ màu vàng đậm, còn ba kích trắng sẽ có màu vàng nhạt.
– Cách phân biệt củ ba kích tím:
Xem Thêm : Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì – bạn đã biết hết chưa?
Bạn bẻ một mẩu ba kích ra nếu bên trong có một trong những màu như sau: màu hồng; xám đen; tím nhạt; tím thẫm thì là ba kích tím chuẩn. Ngoài ra đối với củ ba kích tím còn non phần thịt bên trong vẫn có màu trắng tuy nhiên khi bẻ đôi ra và phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt củ ba kích sẽ chuyển hẳn sang màu tím rất dễ nhận biết.
– Cách phân biệt củ ba kích trắng:
Loại này số lượng ít tuy nhiên công dụng và độ ngon khi ngâm với rượu là kém hơn so với loại ba kích tím và giá cả thường thấp hơn so với ba kích tím đến gần một nửa giá.
Đối với loại ba kích trắng này thì vỏ củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong kể cả củ già hay củ non đều có màu trắng trong như nước nên rất dễ phân biệt. Khi ngâm với rượu sẽ không có mầu tím mà chuyển sang mầu sẫm đục.
Cách chọn ba kích chuẩn, phân biệt ba kích rừng với ba kích trồng
Cùng là giống ba kích nhưng với loại ba kích rừng, phát triển tự nhiên sẽ cho tác dụng và hiệu quả cao hơn loại ba kích chăm bón ở nhà. (Tất nhiên rồi, tự nhiên bao giờ cũng tốt mà ^^).
Phân biệt bằng hình dáng, màu sắc bên ngoài củ:
Điều đơn giản nhất nữa để phân biệt ba kích rừng và ba kích trồng đó là màu sắc bên ngoài của củ sau khi rửa sạch.
Đối với ba kích trồng thì màu sắc thường vàng nhạt đều củ to mẩy ít khi có sâu
Đối với ba kích rừng thì màu sắc thường sậm hơn rõ rệt và có những nốt đồi mồi trên thân của củ thường có vài lỗ nhỏ do bị sâu đục.
Ba Kích rừng thì củ xần xùi do chúng bám lẩn quanh những phiến đá hay lặn sỏi trên đồi.
Ba Kích tự trồng thì củ sắc mềm, nhìn bắt mắt. Củ của dân ta trồng thông thường to bằng ngón tay trỏ dài và mịn màu sắc hơi sáng trắng. Còn củ của Trung Quốc thì củ to hơn tức là bằng ngon tay cái của người trưởng thành, cũng có chút gân guốc nhưng vẫn giữ đặc tính được bơm thuốc củ ngả vàng hơn so với củ Ba Kích mà dân ta trồng.
Đặc điểm của loại ba kích rừng là thân hình của chúng không được to đều hoặc nếu có to thì chỗ thân to chỗ thân nhỏ sẽ là một căn cứ để bạn học cách chọn ba kích chuẩn để ngâm rượu cho mình.
Phân biệt bằng lõi và thịt bên trong củ:
– Ba kích rừng rất cứng (Phần thịt thường cứng hơn so với loại ba kích trồng)
– Ba kích rừng ít nhựa (Không bị cảm giác dính tay khi chúng ta tuốt lõi)
– Ba kích rừng khi tuốt lõi ra thì phần lõi bên trong ba kích rừng thường to hơn so với ba kích trồng ( do vậy nên ba kích rừng rất hao khi tuốt lõi )
– Do đặc thù thịt cứng, hình dáng củ sần sùi do vậy khi tuốt lõi ra thì vụn hơn so với ba kích trồng
Cách chọn ba kích chuẩn, phân biệt với ba kích Trung Quốc
Ba kích được trồng rất nhiều tại Trung Quốc, với quy mô lớn để chế biến dược liệu. Các công ty chế xuất dược liệu sau khi thu mua củ ba kích sẽ tiến hành công đoạn tẩy rửa bằng hoá chất, sau đó đưa lên máy hấp, chiết xuất toàn bộ chất dinh dưỡng trong củ ra. Số lượng củ ba kích sau khi đã bị lấy hết chất dinh dưỡng sẽ được rút lõi, sau đó sấy khô và đóng gói bán ra thị trường Trung Quốc hoặc các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc sử dụng loại ba kích này không những không có chút tác dụng chữa bệnh nào mà ngược lại còn ó thể gây ra những tác hại không nhỏ cho người sử dụng.
Xem Thêm : Đài hoa atiso đỏ ngâm rượu chưa bao giờ dễ đến vậy
Đặc điểm của loại ba kích này là màu sắc đồng nhất, củ to sáng, lõi nhìn tròn xoe do bị hấp nhũn, sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp, khác hẳn với củ Ba kích của Việt Nam.
Ba kích tại Việt Nam được bóc bằng tay, tạo thành những mảnh vụn và khe nứt, tuy có bề ngoài trông rất xấu nhưng bù lại chất lượng của ba kích khô Việt Nam vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn của ba kích tươi.
Nhiều người tham rẻ và hình thức đẹp mắt mà có thể bị đánh lừa bởi những gian thương nhiều mánh khoé.
Phân biệt ba kích tím Quảng Ninh và ba kích tím Sapa
Hiện nay trên thị trường Ba kích tím Việt Nam thường đang phổ biến 2 loại ba kích: Ba kích tím Quảng Ninh và ba kích tím Sapa. Theo kinh nghiệm của nhiều người dùng rượu ba kích thì ba kích tím Quảng Ninh khi ngâm rượu uống sẽ thơm, ngon hơn và thực tế giá của ba kích tím Quảng Ninh cũng cao hơn giá của ba kích tím Sapathì nổi tiếng hơn. Để học được cách chọn ba kích chuẩn để ngâm rượu bạn cũng nên chú ý điều này nhé.
Chính vì thuộc 2 vùng đất khác nhau nên đặc điểm của 2 loại ba kích tím cũng khác nhau: Đất Quảng ninh thường là đất phù sa bồi đắp nên củ ba kích thường to, mập và phát triển tốt hơn so với vùng đất đồi núi của Sapa. Để rõ ràng hơn bạn có thể xem hình phân biệt dưới đây nhé.
– Ba kích tím Quảng Ninh:
– Và ba kích tím Sapa:
Trên đây là toàn bộ bài viết về cách chọn ba kích chuẩn để ngâm rượu, cũng như cách phân biệt ba kích tím, ba kích trắng, ba kích rừng, ba kích trồng và ba kích trung quốc dành cho bạn tham khảo. Hãy luôn là người tiêu dùng thông minh vừa là để bảo vệ sức khoẻ của chính bạn và gia đình, vừa không để tiếp tay cho những hành vi lừa đảo, gian lận có nơi để “đục nước béo cò”. Cuối cùng chúc bạn sẽ chọn được cho mình những củ ba kích tím tốt nhất, hiệu quả nhất cho một bình rượu ngâm ba kích chất lượng. Đừng quên tham khảo những bài viết về cách ngâm rượu ba kích chuẩn nhất trên blog mà chúng tôi đã giới thiệu nhé. Xin cảm ơn!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cách ngâm rượu