Cẩm nang nhà bếpMẹo vặt

Cách ngâm chân với gừng cho công dụng bất ngờ

Ông cha ta thời xa xưa đã có bí quyết đơn giản và hiệu quả nhất để thư giãn tinh thần là bài thuốc ngâm chân có tác dụng kích thích huyệt vị, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, đạt tới hiệu quả thư giãn và bảo vệ toàn diện đối với cơ thể. Trong các bài thuốc ngâm chân đó, gừng là một trong những nguyên liệu được các thầy thuốc đặc biệt ưa chuộng. Không chỉ bởi giá thành rẻ và phổ biến, mà ngâm chân bằng gừng còn mang lại những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây Em vào bếp sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm chân với gừng với những công dụng bất ngờ.  Kiên trì ngâm chân với rượu gừng còn hơn dùng thuốc bổ.

Cách ngâm chân với gừng:

Chọn mua gừng ta có nhiều tác dụng tốt nhất. Cách nhận biết là khi bẻ đôi củ gừng, nếu lõi gừng nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi là gừng ta, nếu thấy ít xơ và gân, không có vân tròn và màu thì vàng nhạt thì đó là gừng ta.

Bạn Đang Xem: Cách ngâm chân với gừng cho công dụng bất ngờ

Để bảo quản gừng hiệu quả chỉ cần dùng giấy thấm nước (loại dùng cho nhà bếp) bọc toàn bộ củ gừng rồi cho chúng vào túi nilon buộc kín trước khi để vào tủ lạnh, chất lượng gừng sẽ được đảm bảo tốt trong khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, không nên gọt lớp vỏ của gừng vì sẽ mất đi tinh chất, không còn thơm và rất dễ bị khô.

Mỗi lần dùng cắt một miếng gừng bằng ngón tay cái, ngâm trong nước nóng, nhiệt độ nước khoảng 40 độ C.

Duy trì thói quen mỗi tối ngâm chân bằng nước gừng khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.

Xem Thêm : Mẹo chữa vết bỏng nhanh chóng hiệu quả không phải ai cũng biết

cách ngâm chân với gừng 1

Những nguyên tắc cấm kỵ khi ngâm chân:

1. Thời gian ngâm chân quá lâu:

Ngâm chân chỉ nên tiến hành nhiều nhất 30 phút mỗi ngày. Bởi trong quá trình này, máu trong cơ thể tuần hoàn nhanh hơn, nhịp tim cũng nhanh hơn so với bình thường, làm gia tăng gánh nặng cho trái tim.

Người có tiền sử mắc bệnh tim, đột quỵ, người lớn tuổi tuyệt đối không nên ngâm chân quá lâu. Bởi trong lúc ngâm chân, máu chủ yếu đi xuống hai chi dưới, người thể chất suy yếu dễ bị choáng váng do thiếu máu não, thậm chí có thể bị ngất. Khi thấy có dấu hiệu choáng váng, họ cần ngừng ngay việc ngâm chân và lên giường nằm nghỉ.

2. Trong vòng 30 phút sau khi ăn không được ngâm chân:

Xem Thêm : Bí kíp thực hiện cách ướp gà nướng mật ong nguyên con

Khi vừa ăn xong, đại bộ phận lượng máu trong cơ thể đều dồn về dạ dày để phục vụ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu. Ngâm chân lúc này sẽ khiến lượng máu phục vụ hệ tiêu hóa bị phân tán tới các chi dưới, khiến cơ thể không đủ động lực để tiêu hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.

3. Nhiệt độ nước ngâm:

Đối với người bình thường, cơ thể thường dao động ở mức nhiệt 36-37 độ C, nước ngâm chân có thể cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3 độ C, khoảng 40 độ là vừa ấm.

Đối với trẻ em, người bị tiểu đường thì nước ngâm nên để nhiệt độ thấp hơn để tránh da chân bị bỏng.

Lời kết:

Vậy là Em vào bếp vừa hướng dẫn các bạn cách ngâm chân với gừng với những công dụng bất ngờ.  Chỉ cần kiên trì cách ngâm chân với gừng này, bạn sẽ thư giãn tinh thần, kích thích huyệt vị, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, đạt tới hiệu quả thư giãn và bảo vệ toàn diện đối với cơ thể.

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt! Đừng quên like và share bài viết này để ủng hộ Em vào bếp nhé !

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp

Related Articles

Back to top button