Hình ảnh những chiếc bánh tráng nướng thơm ngon, nóng hổi, bên cạnh là những thực khách đang xuýt xoa, hít hà cái vị cay nồng của cuộn bánh tráng nóng giòn thơm phức đã gắn liền với tên tuổi của miền đất mộng mơ Đà Lạt. Có lẽ cái khí hậu lạnh quanh năm đã giúp Đà Lạt ra đời món bánh tráng nướng này chăng? Ngày hôm nay, Em vào bếp xin được giới thiệu tới các bạn cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt, một món ăn bình dân mà hấp dẫn giúp bạn nhâm nhi trong những ngày cuối tuần thư giãn.
- Cách làm nước chấm bánh tráng cuốn thịt heo ngon ngất ngây
- Cách làm nước chấm bánh tráng cuốn đúng chuẩn vị
- Cách làm nước chấm bánh tráng trộn ngon ngất ngây tại nhà
Cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt thơm ngon ngay tại nhà
Bạn Đang Xem: Cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt thơm ngon đúng điệu
I. Nguyên liệu cần có
– Bánh tráng: bạn nên chọn loại bánh tráng Đà Lạt hoặc bánh tráng có độ dày vừa phải, không mỏng quá, cũng không dày quá.
– Tép khô (hay còn gọi là ruốc khô): nên chọn loại tép có tẩm ướp gia vị khi nướng ăn sẽ ngon hơn.
– Sa tế
– Trứng cút hoặc trứng gà đều được nhé
– Hành lá
– Có thể chuẩn bị thêm thịt băm đã xào chín
– Phô mai nếu bạn thích vị béo ngậy hơn cho món bánh tráng
– Mắm ruốc miền trung (những bạn không ăn quen mùi vị có thể bỏ qua nhé)
II. Các bước chế biến
Xem Thêm : Bật mí cách làm bánh chưng nếp cẩm chuẩn nhất
– Hành lá ta nhặt qua lá héo, hỏng rồi rửa sạch, thái nhỏ.
– Chuẩn bị sẵn một chậu than củi, nhóm lửa trước rồi đặt bánh tráng lên vỉ nướng.
Cuối tuần vọc vạch cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt thơm ngon để nhâm nhi
– Thêm vào bánh tráng một ít sa tế, hành lá, rồi đập một quả trứng gà hoặc trứng cút vào dàn đều. Cuối cùng rắc mắm ruốc, tép khô lên trên và bắt đầu nướng bánh.
Nếu thích bánh ngậy và thơm hơn, bạn dàn đều một lớp phô mai lên bánh tráng trước khi cho các nguyên liệu nhân bánh ở trên lên nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể rải thêm một lớp thịt băm xào chín lên trên bánh, giúp bánh tráng ngon và đậm đà hơn.
Xem Thêm : Học ngay cách làm bánh khoai mì nướng không cần lò nướng
– Để lửa than nhỏ để nướng bánh, vừa nướng vừa dùng thìa dàn đều các nguyên liệu nhân bánh lên trên mặt bánh tráng. Trong quá trình nướng bạn xoay liên tục để bánh chín đều cả trong lẫn ngoài và cả các mép ngoài của bánh nữa nhé.
– Bánh tráng nướng sau khi chín bạn có thể gập đôi lại, hoặc để nguyên chiếc rồi gắp ra đĩa. Dùng kéo cắt nhỏ ra và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Lời kết:
Vị béo ngậy của trứng, kết hợp cùng vị dai, ngọt của tép khô và thịt băm trong lòng lớp vỏ bánh tráng giòn tan, chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần thử đầu tiên. Không những thế ngay khi miếng bánh tan vụn trong miệng, bạn có thể cảm nhận được hết các vị cay, mặn, ngậy, bùi đảm bảo bạn sẽ không thể kiềm chế nổi mà sẽ nướng ngay cái nữa để ăn đấy ^^. Cuối tuần chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh tráng nướng Đà Lạt thơm ngon ở trên nhé.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Công thức làm bánh