Các bạn đã từng ăn món bồ câu hầm thuốc Bắc chưa. Vậy bồ câu hầm thuốc Bắc có tác dụng gì. Hãy cùng tôi học cách làm món ăn này và tìm hiểu về những ích lợi mà món ăn này đem lại nhé! Chúng ta cùng nhau vào bếp thôi nào.
- Hướng dẫn chi tiết cách làm nước mắm chấm bún chả ngay tại nhà
- Những loại bánh ngon ở Sóc Trăng mà bạn nên biết
- Học thêm cách làm mầm giá đỗ thêm kinh nghiệm chế biến
- Cách mua và thả cá chép thế nào để có lộc? Và đây là câu trả lời đáng tin nhất
- Cách ướp gà nướng muối ớt ngon chuẩn theo hương vị nhà hàng
- Món ăn thần thánh ngọc dương hầm thuốc Bắc
- Cách chế biến chim bồ câu hầm thuốc bắc bổ dưỡng
- Cách chế biến pín bò hầm thuốc bắc để dinh dưỡng nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bồ câu non: 1 – 2 con (tùy thuộc độ to nhỏ của bồ câu)
- Thịt nạc thăn xay nhuyễn: 200 g (các bạn có thể nhờ người bán xay hộ hoặc tự xay tại nhà cho đảm bảo nhé)
- Ngải cứu: 500 g
- Gạo nếp: 50 g
- Đậu xanh: 50 g
- Nấm hương: 20 g
- Hạt sen: 200 g
- Các vị thuốc bắc: táo tàu: 200 g; kỷ tử: 10 g; thục: 50 g; quy: 50 g; ý dĩ: 100 g.
- Dầu ăn, mắm, muối, bột nêm…
Cách thực hiện bồ câu hầm thuốc Bắc:
Bước 1:
Xử lý bồ câu không giống như khi xử lý gà vịt, chúng mình không cắt tiết mà dùng tay bóp cổ hoặc dìm đầu chim vào trong chậu nước cho bồ câu chết ngạt . Sau khi chim đã chết các bạn trực tiếp vặt lông luôn chứ không trụng qua nước sôi nhé . Vặt xong lông, các bạn tiếp tục đem chim đi thui cho trụi hết lông tơ, sau đó các bạn đem rửa lại cho thật sạch chất bẩn và lông cháy.
Bạn Đang Xem: Cùng Em vào bếp tìm hiểu bồ câu hầm thuốc Bắc có tác dụng gì?
Bước 2:
Đầu tiên các bạn rửa sạch các vị thuốc bắc rồi vớt ra để ráo nước. Nấm hương, hạt sen các bạn đem ngâm nước ấm đến khi mềm và nở ra hết cỡ thì rửa lại rồi để ráo, hạt sen các bạn nhớ loại bỏ phần tâm sen để không bị đắng nhé. Ngải cứu các bạn nhặt thật sạch chỉ lấy phần lá non, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi đem xả sạch lại dưới vòi nước. Gạo nếp, đậu xanh các bạn đãi nhặt sạn rồi đem ngâm nước khoảng 3 tiếng cho gạo nở, rửa lại thật sạch.
Bước 3:
Các bạn lấy 1/2 số lượng hạt sen (100 g) cho vào nồi, đổ nước ngập rồi đun đến khi thấy hạt sen chín mềm thì vớt ra. Ngải cứu các bạn cho vào chảo xào chín sơ với một chút dầu + 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê hạt nêm. Sau đó các bạn chuẩn bị 1 chiếc bát to, cho vào bát: số hạt sen đã ninh chín + ngải cứu đã xào sơ + 50 g gạo nếp + 50 g đậu xanh + 200 g thịt xay nhuyễn + vài cái nấm hương thái sợi + 1 muỗng canh mắm ngon + 2 thìa cà phê bột nêm + 1 thìa cà phê bột ngọt, dùng đũa trộn thật đều để các nguyên liệu hòa quyện thành một hỗn hợp.
Bước 4:
Xem Thêm : Mẹo hay chế biến hải sản tiết kiệm thời gian mà hiệu quả
Tiếp đến các bạn cho chim bồ câu đã nhồi xong vào nồi, đổ nước ngập chim, cho vào nồi: 200g táo tàu + 10g kỷ tử + 50g thục + 50g quy + 100g ý dĩ (đã được rửa sạch để ráo) + 1/2 số hạt sen còn lại (100 g) + số nấm hương còn lại. Các bạn đặt nồi lên bếp, lúc đầu bật lửa to, khi thấy nước trong nồi sôi thì các bạn giảm lửa xuống mức thấp nhất, đun liu riu như vậy trong khoảng 3 – 4 tiếng là thịt chim đã nhừ và có thể ăn được rồi.
Món ăn có thịt chim câu mềm, có mùi thơm của các vị thuốc Bắc thơm. Không chỉ vậy, hạt sen, hạt gạo được hầm trở nên chắc mẩy, ăn béo, ngọt, thơm. Và vị rau ngải cứu ăn kèm sẽ làm cho món ăn không bị ngấy. Sự kết hợp của các nguyên liệu tạo một bài thuốc bổ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức. Đặc biệt, món ăn rất thích hợp với những ngày mùa đông có tiết trời se lạnh làm con người dễ ốm.
Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu
Thịt chim bồ câu được xem là loại “thượng phẩm” bồi bổ sức khỏe trong các loại thịt, Đông y gọi là loại “khó kiếm, quý hiếm”. Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú, trong đó có protein, chất béo, các axit amin, vitamin, chondroitin, choline, và các chất dinh dưỡng khác, mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể, điều chỉnh, và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Trong nghiên cứu Đông y, thịt chim có giá trị dược liệu rất cao, được ca ngợi là “thánh dược” trong việc bồi bổ sức khỏe cho con người.
Trong cuốn sách Trung dược nổi tiếng Trung Quốc “Bản thảo cương mục” viết rằng, động vật có cánh thì vô cùng nhiều, nhưng chỉ có chim cánh trắng (bồ câu) là có thể làm thuốc. Qua đó có thể thấy thịt chim bồ câu từ xa xưa đã được các thầy thuốc Đông y coi trọng. Các bạn đã thấy bồ câu hầm thuốc bắc có tác dụng gì chưa nào.
Xem Thêm : Vỏ bánh đa nem ngon quyết định đến chất lượng của bánh đa nem rán
Hàm lượng protein của chim bồ câu rất cao, tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao, hàm lượng chất béo thấp hơn trong thịt gia súc gia cầm nên được xem là phù hợp nhất cho con người. Hơn nữa, thịt chim bồ câu có chứa canxi, sắt, đồng và các yếu tố vi lượng khác, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin E đều có hàm lượng cao hơn so với thịt gà, cá, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…
Trong quan niệm y học hiện đại, sử dụng thịt chim bồ câu làm thực phẩm cũng được xem là món ăn bổ gan khỏe thận, thanh nhiệt giải độc, có tác dụng tốt cho việc cải thiện cơ bắp, làm cho cơ thể trở nên linh hoạt hơn.
Gan bồ câu chứa chất choline tốt nhất, có thể giúp cơ thể tận dụng tốt các cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình, mặn, tốt cho gan, thận; có tác dụng bổ thận, ích khí, trừ phong, giải độc, bổ khí hư, ích tinh huyết, ấm xương khớp, lợi tiểu tiện.
Thịt chim bồ câu có thể trạng thể bổ thận, sinh cơ, hoạt lực, tốt cho não và hệ thần kinh, nâng cao trí nhớ, giảm huyết áp, điều chỉnh lượng đường trong máu, chăm sóc da, dưỡng nhan, làm cho da trắng và mềm mại, duy trì và kéo dài tuổi thọ.
Lời kết:
Bồ câu hầm thuốc bắc có tác dụng gì?Các bạn thấy chim bồ câu có nhiều tác dụng không ạ. Nếu thấy nhiều công dụng như thế thì tại sao lại không bắt tay vào làm luôn chứ nhỉ. Hãy làm món ăn này thương xuyên để cả gia đình mình cùng bồi bổ và tăng cường sức khỏe nhé!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp