Lễ cúng ông Công ông Táo đang ngày một đến gần rồi, các bạn đã chuẩn bị gì hay chưa? Đây là một ngày rất quan trọng của Việt Nam nên chắc chắn không có gia đình nào bỏ sót đâu nhỉ. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, yết kiến Ngọc Hoàng để bẩm bảo những sự việc đã xảy ra trong 1 năm vừa qua ở gia đình bạn. Người Việt Nam khi tiễn ông Công ông Táo về trời thường cúng rất long trọng và kính nể, tuy nhiên liệu rằng bạn đã biết hết những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo hay chưa? Biết đâu còn thiếu sót 1 vài quy trình nhỏ? Hãy cùng tìm hiểu với Em vào bếp nhé!
- Cùng tìm hiểu ý nghĩa tục lệ thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp 2018
- Bài văn khấn cúng ông công ông táo chuẩn nhất 23 tháng chap 2018
- Cách sắm lễ cũng ông Công ông Táo 23 tháng chạp 2018 đầy đủ nhất
Bạn Đang Xem: Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo bạn không thể không biết
Tục lệ cúng ông Công, ông Táo của người Việt Nam
Theo dân gian tương truyền, hàng năm cứ đến ngày này thì các gia đình đều đi mua cá chép, vàng mã, quần áo giấy để cúng. Đặc biệt lá cá chép, khi xưa người Việt Nam thường dùng cá chép giấy, nhưng ngày nay thì khác, chúng ta thường sử dụng cá chép sống để phóng sinh ra hồ, suối gần nhà.
Mẹo chọn mua cá chép
Để chọn mua cá chép cúng về trời cho ông Công ông Táo, bạn hãy mua những con cá chép có 3 màu trắng, đỏ, đen.
Cá bơi khỏe trong nước, quẫy đuôi không bị tróc vảy. Đặc biệt là mang cá có màu đỏ tươi, không phải màu thâm sậm.
Xem Thêm : Cùng tìm hiểu các món đồ chơi Trung Thu cho bé yêu
Khi mua, bạn mua 3 con.
Các đồ cúng Tết đi kèm
Ngoài cá chép ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số đồ cúng ông Công ông Táo như sau:
3 bộ quần áo, 1 con ngựa giấy, 3 mũ trong đó có 2 mũ đàn ông, 1 mũ đàn bà, giày, áo, quần đầy đủ. 99 thỏi vàng nén, vàng thỏi.
Về đồ ăn, bạn hãy chuẩn bị: bánh trưng, giò lụa, xôi, trà, gà, nem, canh giò măng khô… tùy thuộc mỗi gia đình.
Thời gian phù hợp để cúng
Thời gian để cúng đó là từ ngày 21 đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là khoảng thời gian cực kì thích hợp.
Khi hương cháy hến 2/3 que nhang thì bạn đem đồ đi đốt, mang cá chép đi thả phóng sinh.
Cách thả cá chép có lộc
Xem Thêm : Bật mí 3 cách làm nước chấm thịt bò nướng chuẩn nhất
Đầu tiên, bạn cần chọn lựa nơi thoáng mát, sạch sẽ.
Thả cá chép từ từ, không ném cá xuống nước.
Sau khi thả xong, bạn nên nán lại một chút để nhìn xem cá đã bơi đi hay chưa, nếu cá bị mắc kẹt thì hãy tìm cách giúp chúng thoát ra.
Lưu ý:
Không nên đốt tiền âm phủ cho ông Công ông Táo vì đây là các vị thần tiên, không phải là vong hồn âm phủ.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức phù hợp để chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất và long trọng nhất. Bạn nào đang muốn tự tay chọn lựa cá và phóng sinh cá thì không thể nào bỏ lỡ được bài viết lưu ý khi cúng ông Công ông Táo này nhé. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn và nhận được nhiều lộc!!!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp