Cẩm nang nhà bếp

Những điều bạn cần biết để chuẩn bị mâm cơm cúng ông táo

Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì? Nếu bạn đặt câu hỏi này với những người dân Việt thì chắc chắn là bạn sẽ nhận được câu trả lời hài lòng. Người ta sẽ kể cho bạn đây là ngày lễ ông công ông táo, theo đó là người ta sẽ thường làm gì vào ngày lễ này. Bạn sẽ thấy gia đình nào cũng chuẩn bị những mâm cơm, đồ dùng để làm lễ cho thật đầy đủ, tươm tất nhất. Bạn thấy rất nhiều món trong mâm cơm, vậy cụ thể mâm cơm cúng ông táo cần có những gì? Hãy cùng xem nhé!

mâm cơm cúng ông táo

Bạn Đang Xem: Những điều bạn cần biết để chuẩn bị mâm cơm cúng ông táo

Mâm cơm cúng ông táo đầy đủ cho Tết năm nay

1. Lễ vật cúng ông Táo

Theo truyền thống, lễ vật cúng Táo công gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Và màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thì thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Xem Thêm : Lễ bao sái bàn thờ trước hay sau ông công ông táo

Người miền Bắc vẫn không quên chuẩn bị thêm cá chép vàng để làm lễ cúng. Sau khi cúng thì sẽ đem cá phóng sinh ở các hồ, ao, sông. Việc này dựa trên ý nghĩa “cá chép hóa rồng”, các Táo sẽ cưỡi về chầu trời. Vì thế mà bạn có thể thấy trong các vở diễn táo quân, sẽ có hình thù các chú cá chép khổng lồ đó!

2. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo

Một mâm cỗ cúng ông Táo không phải toàn là những món đắt tiền, hay yêu cầu cao sang, các món sơn hào hải vị, mà những món ăn này đều gắn với sự truyền thống, đơn giản và có ý nghĩa riêng của mỗi món ăn.

Mâm cỗ cúng ông Táo bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • Cá chép sống

mâm cơm cúng ông táo

Xem Thêm : Sò dương là gì? Giá bao nhiêu, mua ở đâu? Các món ngon từ sò dương

Bạn cũng thấy một số người đem rán cá chép, như vậy thì mất đi ý nghĩa của câu chuyện “cá chép hóa rồng”. Cá chép phải là cá chép sống, cá chép vàng thả trong bát nước, để sau khi làm lễ thì đem cá phóng sinh. Việc phóng sinh này cũng khiến nhiều người hiểu lầm ý nghĩa của nó mà cứ mua thật nhiều tôm, ốc, cua, cá,…rồi thả xuống sông. Bạn nên hiểu ý nghĩa của việc phóng sinh này nhé!

Thời gian làm lễ cúng ông Táo thường được diễn ra vào ngày 22 và ngày 23 tháng Chạp. Đặc biệt hơn là người ta quan niệm rằng phải tiễn ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để táo kịp lên chầu trời, thưa chuyện. Nói đến đây, chắc bạn cũng phải giật mình vì những năm trước đây, gia đình qua 12h trưa rồi vẫn làm lễ, và có thể là táo của gia đình không kịp vào chầu. Tuy nhiên có lẽ quan niệm này chưa hoàn toàn đúng, vì đến tối các táo mới lên đến nơi để thưa chuyện Ngọc Hoàng, nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé!

Bên cạnh việc chuẩn bị vật lễ cúng, thì cũng phải chuẩn bị bài cúng ông táo nữa. Người ta sẽ không xin sung túc giàu sang hay bất cứ điều gì phúc lộc, mà đơn giản chỉ xin táo nói những điều hay thôi!

Đó là những gì bạn cần biết về việc chuẩn bị mâm cơm cúng ông táo vào ngày 23 tháng Chạp. Có thể gia đình bạn không thể đáp ứng đủ tất cả những thứ trên, nhưng cốt yếu vẫn là tấm lòng thành kính dâng lên các bậc thần lình. Các gia đình chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm nhỏ và cả gia đình sum họp làm lễ. Hy vọng năm nay bạn có thể chuẩn bị một lễ ông táo đầy đủ nhất!

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp

Related Articles

Back to top button