Cứ đến những ngày cuối năm là gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị, lau dọn nhà cửa được trang hoàng nhất. Tất cả mọi thứ trong ngôi nhà của bạn sẽ được lau chùi, đánh rửa sạch sẽ như mới. Và tất nhiên là bàn thờ của gia đình cũng được lau dọn cho sạch nhất. Đây cũng là một việc quan trọng trong những công việc chuẩn bị đón Tết. Nhưng rất nhiều người còn băn khoăn về việc nên lau dọn bàn thờ vào thời điểm nào cho phù hợp nhất. Vậy có lẽ chọn thời gian để làm lễ bao sái cũng rất quan trọng. Một trong những thắc mắc của nhiều người đó là: bao sái bàn thờ trước hay sau ông công ông táo?
Bạn Đang Xem: Lễ bao sái bàn thờ trước hay sau ông công ông táo
Lễ bao sái bàn thờ trước hay sau ông công ông táo?
Lễ bao sái chính là lễ tẩy rửa, tức là trong gia đình, người ta sẽ lau dọn bàn thờ, lau sạch sẽ tất cả những vật thờ tự, tỉa chân nhang,…Đối với quan niệm từ thời xưa việc lau dọn này là việc của nam giới trong nhà, phụ nữ không được động vào. Nhưng giờ thì ai cũng có thể làm công việc này, dù là nam giới hay phụ nữ, lau dọn đều có thể được.
Nhiều gia đình vẫn chỉ dọn bàn thờ, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp, tức là sau khi ông Công ông Táo đã về chầu trời. Tuy nhiên thì đây không phải là một quan niệm đúng. Lau dọn bàn thờ chính là một việc để bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh, gia tiên. Trong suốt cả năm, bạn cũng không thể để bàn thờ của gia đình bám bụi bẩn, mạng nhện, hay hằng năm chỉ lau dọn có một lần. Đúng theo nghi lễ thì chúng ta phải thắp nhang xin phép trước khi dọn dẹp và phải chờ đến khi hương tàn rồi con cháu trong nhà mới được tiến hành lau dọn. Sau khi lau dọn bàn thờ xong thì gia đình mới cúng ông Công ông Táo.
Xem Thêm : Cùng xem chuyên gia bật mí cách bày mâm ngũ quả cực kì chuẩn
Nếu là vào dịp cuối năm thì bạn cũng nên chuẩn bị một chút lễ nhỏ, dâng cúng rồi xin phép dọn dẹp bàn thờ cuối năm.
Vào ngày này thì bạn cần phải lau dọn mọi thứ: bàn thờ gia tiên, bàn thờ thổ công, các tượng thần, các đồ thờ tự,…người ta cũng làm lễ Quan soái (sửa bát hương) trước khi cúng ông công ông táo để chuẩn bị đón Tết.
Lau dọn bàn thờ thế nào cho phải?
Người tiến hành lau dọn cũng phải tắm rửa sạch sẽ và với lòng thành kính của mình thắp nén hương xin phép trên bàn thờ. Gia chủ sẽ từ từ rút từng chân hương một, cho đến khi bát hương còn lại một vài chân hương đẹp nhất, thường người ta sẽ để lại số lẻ 3, 5, 7, 9 chân hương còn lại trong bình hương.
Xem Thêm : Ai cũng bị hấp dẫn từ những đồ ăn ngon ở Bạc Liêu, đơn giản mà ngon
Còn số chân hương cũng không được vứt bừa bãi, sẽ được đem hóa, sau đó tro sẽ được đổ xuống sông hoặc chôn vùi ở gốc cây. Đó như một việc làm cung kính với thần linh.
Sau khi hoàn thành xong việc thu dọn, tỉa chân hương thì cũng cần có nén hương để báo cáo công việc đã được hoàn thành xong.
Khi lau dọn bàn thờ thì cần phải giữ yên vị trí của bát hương, đừng gây tiếng động, cũng như làm xê dịch, vì đây là điều tối kị khi lau dọn bàn thờ.
Lễ bao sái có lẽ bạn chưa biết đến với một vài nguyên tắc, hay cách làm thế nào cho phải, hoặc thời gian tiến hành cho đúng nhất. Năm nay bạn phải tiến hành từng bước, thời gian cho đúng nhất nhé! Như là một dịp để bày tỏ tấm lòng thành của cả gia đình, bày tỏ sự tôn kính với các bậc thần linh. Không chỉ thế, khi bạn làm đúng những nghi lễ, bạn còn có thể hiểu biết thêm nhiều điều trong phong tục của người Việt trong những dịp Tết đến thế này! Lễ bao sái bàn thờ trước hay sau ông công ông táo thì bạn đã có câu trả lời chính xác rồi!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp