Trà sen Hồ Tây – Tinh hoa văn hóa trà của người Việt. Khi những búp sen hồng bắt đầu nở rộ thì những người làm nghề ướp trà sen bắt đầu vào mùa. Với người làm trà sen nơi đây, làm trà không hẳn vì cuộc mưu sinh mà họ muốn lưu giữ một nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội. Hãy cùng Đặc sản Việt Nam khám phá công thức làm nên những chén trà sen Hồ Tây: Lưu giữ nét văn hóa của người Hà Nội nhé.
Bạn Đang Xem: Trà sen Hồ Tây – Tinh hoa văn hóa trà của người Việt
Xem Thêm : Quẩy tung chảo 20 quán ăn vặt NGON NỨC TIẾNG ở Hà Nội
Trà ướp hương sen Hồ Tây là một thức uống tao nhã trong văn hóa trà người Hà Nội. Không biết từ bao giờ, nghệ thuật ướp trà sen Hồ Tây đã trở thành nét đẹp văn hóa, mang hương vị đất Hà Thành. Trà sen quý bởi được ướp hương sống trong loài hoa sen trăm cánh. Để có chén trà thơm hội tụ tinh hoa của đất trời phải trải qua những công đoạn kỳ công của những người làm trà sen nơi đây.
Từ tờ mờ sáng, khi những giọt sương sớm chưa tan, người làm trà sen Hồ Tây đã dậy sớm chèo con thuyền nhỏ ra giữa hồ. Hay là ở chỗ, như một nghệ thuật, người hái bẻ đúng đoạn ngó non và sắp xếp nhẹ nhàng và chính xác vào mạn thuyền. Chỉ chốc lát, con thuyền đã đầy ắp sen, búp nào búp nấy tròn trịa, đều tăm tắp. Hoa sen được đưa vào bờ và nhanh chóng chuyển về nhà để giữ cho hoa được tươi và thơm.
Xem Thêm : Cẩm nang du lịch Osaka – Thiên đường ẩm thực của Nhật Bản
Không phải ngẫu nhiên mà trà sen Hồ Tây trở thành một thức quà nổi tiếng của Hà Nội. Trà sen quý bởi được sự cầu kì và tỉ mỉ trong từng công đoạn chế biến. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên liệu và phương pháp pha những chén trà sen Hồ Tây theo phong cách của người dân Hà Nội nhé
Nguyên liệu làm nên trà sen Hồ Tây
Sen dùng để ướp trà phải là loại sen Bách Diệp hồng ở Tây Hồ. Những bông hoa sen được hái từ sáng sớm để đảm bảo độ tươi và giữ được hương sen
Phương pháp pha trà sen Hồ Tây
Chuẩn bị
- Ấm pha trà có thể là ấm sứ hoặc ấm tử sa, Ấm chuyên dùng để chuyên trà đều trước khi rót ra chén
- Chén uống trà
- Một thanh tre nhỏ để lấy trà trong bông sen. Tất cả các dụng cụ này cần được tráng nước sôi cho sạch sẽ
- Trà sen đã được ướp trong bông sen tươi
Quy trình pha trà sen
Bước 1:
Sau khi bóc các lớp lá sen bọc ngoài và cánh sen ta thấy trà ướp trong bông sen hơi ẩm, cánh trà nở lớn, nếu đây là loại trà có chất lượng tốt thì khi nở ra cánh trà vẫn rất nhỏ, đây là loại trà cao cấp được làm tinh chế và cẩn thận, cho vị chát thanh dịu. Ta lấy hết trà trong bông sen ra để chuẩn bị pha.
Bước 2:Lúc này tất nhiên là cho trà và trong ấm và pha trà, đun nước sôi già và để cho nước tự nguội đi một chút đến nhiệt độ khoảng 90 đến 95 độ.Bước 3:Việc căn nhiệt độ nước phù hợp vì lý do là làm cho trà không bị cháy khi đổ nước sôi vào pha làm cho trà bị nồng. Lúc này, đổ nước nóng vào trong ấm đã có trà và đổ dòng lớn để các cánh trà trong ấm được đảo trộn đều, khi gần đến miệng ấm thì đổ dòng nhẹ cho bọt trào qua miệng ấm. Bước 4:Tiếp theo chúng ta ủ trà trong khoảng 10 giây, rồi rót hết trà trong ấm ra ấm chuyên, mục đích của ấm chuyên là để cho trà đều khi rót ra các chén, không chén nào bị đậm quá hay nhạt quá. Thời gian ngâm trà ngắn, với nhiệt độ nước chuẩn sẽ cho ta nước trà xanh rất đẹp, trà không bị nồng gắt và bảo tồn được dược tính của trà.Bước 5:Bây giờ chúng ta rót trà từ ấm chuyên ra các chén và thưởng thức. Sau khi rót hết trà ra khỏi ấm, các bạn nên mở nắp ấm trà ra không nên đậy kín nắp ấm, dùng que tre đảo trà trong ấm cho tơi. Mục đích để trà không bị om nhiệt trong ấm làm nước trà tiếp theo bị nồng. Sau khi thưởng thức hết lượt trà thứ nhất ta tiếp tục rót nước vào ấm cho nước trà thứ 2 cách làm vẫn như lần pha thứ nhất nhưng thời gian ngâm trà cộng thêm vài giây.
Nghệ thuật ướp trà sen là niềm tự hào của người Hà Nội, của những ngôi làng ven hồ Tây và của những gia đình làm nghề này. Bởi thế mà từ đời này sang đời khác, nghề truyền thống ấy vẫn được tiếp nối như giữ lại một giá trị tinh túy cho mảnh đất và con người nơi đây. Vẫn là cách làm hoàn toàn thủ công, vẫn những nguyên liệu thơm ngon nhất cùng bí quyết gia truyền để tạo nên món quà độc đáo mang hương vị sen Tây Hồ.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực