Nói đến nấu cháo thì chắc khối người tặc lưỡi “ôi dào nấu cháo chứ có gì đâu mà khó , đứa trẻ còn nấu được”. Ấy thế mà chị em khi vào bếp nấu cháo thật thì lại có khá nhiều vấn đề đau đầu đấy, cách nấu cháo sao cho không bị trào ra ngoài, nấu sao cho nhanh nhừ, nấu sao cho không bị đặc, nấu sao cho nấu được cháo loãng…Hôm nay Emvaobep sẽ giải quyết tiếp vấn đề còn lại đó là cách nấu cháo loãng như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé.
- Hướng dẫn cách nấu canh chân giò đơn giản và ngon nhất
- Học cách nấu món gà tre hầm thuốc bắc cho người mới ốm dậy
- Hướng dẫn cách nấu cháo cá cho bé 7 tháng tuổi cực kì thơm ngon
- Hấp dẫn và dậy hương với cách làm món ốc bươu xào sả ớt đơn giản
- Cách làm món trứng cút chiên nước mắm dễ ăn mà tốt cho sức khỏe
Cách nấu cháo loãng như thế nào ?
Chúng ta đang thắc mắc cách nấu cháo loãng như thế nào, vậy điều gì quyết định cháo đặc hay cháo loãng. Điểm mấu chốt quyết định cháo đặc hay loãng chính là tỉ lệ giữa gạo và nước.
Bạn Đang Xem: Cách nấu cháo loãng quá ư là đơn giản và dễ dàng
Tỉ lệ gạo và nước
Nếu nấu cháo trắng cho người lớn ăn thì thường ta nấu cháo loãng vừa, không đặc không lỏng thì tỉ lệ giữa gạo và nước là 1 thể tích gạo: 3 thể tích nước ( đã ngâm gạo trước khi nấu khoảng 30 phút cho cháo nhanh mềm). Nếu nấu cháo cùng các nguyên liệu khác như hải sản, thịt… thì tỉ lệ thích hợp là 1 thể tích gạo : 4 thể tích nước.
Xem Thêm : Cách nấu cháo cua đồng thơm ngon lạ miệng và hấp dẫn
Nếu nấu cháo cho trẻ em, đặc biệt là nấu cháo ăn dặm cho các bé thì độ loãng rất quan trọng, các bé ở các giai đoạn khác nhau của quá trình ăn dặm thì ăn cháo có độ loãng khác nhau.
- Bé mới ăn dặm đến 6 tháng tuổi: 10 nước : 1 gạo ( sau khi nấu cháo chín thì rây qua lưới để lấy nước cháo loãng cho bé ăn).
- Bé từ 7 đến 8 tháng tuổi: 7 nước : 1 gạo.
- Bé từ 9 đến 1 tháng tuổi: 5 nước : 1 gạo.
Tỉ lệ này không hoàn toàn chính xác vì có nhiều loại gạo tẻ khác nhau, mỗi loại gạo cần ít nhiều nước khác nhau.
Cách nấu cháo loãng đúng cách
Gạo tẻ vo sạch, cho nước vào theo tỉ lệ bạn muốn, ngâm gạo khoảng 30 phút sau đó cho lên bếp nấu, canh khi cháo sắp sôi thì vặn lửa nhỏ cho cháo không bị trào ra ngoài.
Khi cháo sôi và hạt gạo nở và mềm rồi nếu bạn thấy cháo loãng vừa rồi thì bê cháo xuống và mở vung ra luôn để cho cháo nguội, nếu cứ đậy vung thì cháo còn nở to thêm nữa.
Nếu là nấu cháo cho bé thì bạn có thể tích trữ bằng cách sử dụng khay trữ đông nếu như chưa dùng hết ngay.
Xem Thêm : Cách nấu cháo cá lóc cho bé không bị tanh mẹ cần biết
Trên là chia sẻ về cách nấu cháo loãng từ kinh nghiệm nấu bếp của bản thân và do mình tổng hợp được. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích với các bạn, để khi ai nói đến nấu cháo bạn cũng có thể tặc lưỡi: ” nấu cháo thì có gì khó”. Nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy comment xuống phía dưới nhé, Emvaobep sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Xem thêm: Cách nấu cháo loãng cho bé ăn dặm
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Món cháo