Cẩm nang nhà bếp

Cùng tìm hiểu cách dọn bàn thờ ngày ông công ông táo

Năm hết Tết đến là gia đình nào cũng bận rộn lo công việc để chuẩn bị cho gia đình cái tết đầm ấm, no đủ. Từ việc sắm sửa các vật dụng cần thiết, lau dọn nhà cửa, trang trí ngôi nhà của bạn như khoác lên một màu áo mới. Bàn thờ là một nơi linh thiêng nhất trong gia đình, nơi thờ tự các vị thần linh nên các gia đình không thể quên được việc dọn dẹp bàn thờ vào dịp Xuân về này. Tuy nhiên, cách dọn bàn thờ ngày ông công ông táo đúng chuẩn thì nhiều người còn băn khoăn, lúng túng khi làm nghi thức này! Nếu bạn cũng đang băn khoăn thì hãy cùng tìm hiểu cách làm đúng từng bước nhé!

cách dọn bàn thờ ngày ông công ông táo

Bạn Đang Xem: Cùng tìm hiểu cách dọn bàn thờ ngày ông công ông táo

Cách dọn bàn thờ ngày ông công ông táo chuẩn nhất

Bước 1

Đầu tiên thì gia chủ cần thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn

Việc xin phép này là để muốn xin các vị thần cho phép được đụng chạm đến nơi linh thiêng, đến các đồ thờ cúng và cả các vị thần.

Theo quan niệm của ông bà từ xưa, trước khi sái tịnh bàn thờ thì người cần phải tắm rửa sạch sẽ và cũng không quên chuẩn bị một phần lễ nhỏ, như một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ. Sau đó người ta sẽ thắp một nén hương để báo cáo, xin phép các vị thần và tổ tiên hôm nay sẽ lau dọn bàn thờ và mời tổ tiên, thần linh tạm lánh sang để con cháu có thể thực hiện được công việc này!

Xem Thêm : Hướng dẫn làm mô hình bằng que kem đơn giản mà độc đáo

Người xưa thì chỉ có nam giới mới được thực hiện công việc này, nhưng giờ thì việc dọn dẹp ai cũng có thể làm cũng được, cốt yếu là thành tâm, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng bước để tránh đổ vỡ các đồ thờ tự hay ảnh gia tiên.

Bước 2: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Những vật dụng để lau dọn bàn thờ có chổi, khăn lau và nước bao sái bàn thờ. Những đồ này phải là đồ mới hoặc là đồ chuyên dùng để lau bàn thờ. Còn nước bao sái là loại nước có 5 loại thảo dược: quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Nếu không có nước này thì bạn có thể dùng rượu gừng để làm sạch bàn thờ và những đồ thờ tự.

Bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc bàn có trải khăn hoặc giấy đỏ để khi lau dọn, bạn có thể đặt bài vị ở đó. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì bạn không được để lẫn lộn, mà phải để riêng khác nhau.

Bước 3: Lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ không phải là cứ thích làm gì trước cũng được, hay thích động chạm gì cũng được, mà cần phải có trình tự nhất định, theo hướng, theo chiều.

Xem Thêm : Học cách pha nước chấm nem chua rán ngon thơm đặc biệt

Những chuyên gia tâm linh thường khuyên các gia đình khi lau dọn nên làm từ trên cao rồi mới xuống đến thấp và dùng khăn mềm để lau các bức tượng để tránh làm bay sơn của tượng hoặc có thể xuất hiện các vết xước trên tượng.

Nếu gia đình bạn có các bức tượng bằng đồng thì bạn không nên dùng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tẩy rửa, như vậy sẽ làm cho tượng bị ô-xi hóa, bị gỉ hoặc có màu xanh.

Thêm một điều bạn cần tránh khi lau chùi đó là tránh xê dịch các bức tượng, bát hương,…bởi vô tình động chạm đến những điều linh thiêng, hay bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, như một sự liên kết giữa cõi âm và cõi dương. Nếu di chuyển bát hương, làm đứt sự liên kết đó, từ đó mà có thể đem đến những điều xui xẻo cho gia đình. Nếu bắt buộc bạn phải xê dịch thì sau khi lau dọn các thứ, tỉa chân hương,…xong bạn phải sám hối và để lại mọi thứ như vị trí ban đầu.

Tiếp đến là cần phải thay bình hoa và nước cúng. Trên bàn thờ không thể để hoa héo tàn, cần phải thay ngay.

Sau khi đã hoàn thành công việc lau dọn, gia chủ thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.

Việc lau dọn bàn thờ cốt yếu là thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các bậc tiền bối. Không phải là chỉ lau dọn qua loa, sơ xài hay không tuân theo nguyên tắc gì cả. Ngay đơn giản là đồ dùng để lau dọn cũng phải dành riêng, phải lau gì trước, lau gì sau. Tất cả đã chỉ cho bạn trong cách dọn bàn thờ ngày ông công ông táo rồi. Hãy thực hiện đúng cách nhé!

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp

Related Articles

Back to top button