Khi đặt chân tới vùng đất Trà Vinh, quý khách không khỏi bỡ ngỡ khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đất giàu văn hóa này. Bên cạnh đó có một điều mà luôn luôn khiến tất cả mọi du khách phải ngỡ ngàng và không khỏi trầm trồ đó chính là ẩm thực của vùng đất giao thoa văn hóa ẩm thực của người Kinh – Khmer – Hoa.
Bạn Đang Xem: 19 Món Đặc Sản Trà Vinh Mang Về Làm Quà và Kèm Địa Chỉ Bán
Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ với bạn về một số món đặc sản Trà Vinh mà bạn nên thử một lần khi du lịch tới đây.
I. Top 19 Món Đặc Sản Trà Vinh Mang Về Làm Quà
1.Bánh Tét Trà Cuôn
Bánh Tét Trà Cuộn là một trong những đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh, đây là Loại bánh tét trứ danh được chính tay người Trà Cuôn tạo ra và cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp tết của người dân nơi đây.
Bánh tét Trà Cuôn được gói bằng lá chuối xiêm hoặc lá lùng chứ không dùng lá dong. Người Trà Cuôn luộc bánh bằng cách hấp cách thủy thay vì ninh trong nước như các loại bánh tét khác.
Cũng giống như bánh chung, Bánh Tét Trà Cuộn có lớp ngoài dẻo quyện và có mùi thơm rất hấp dẫn, ngào ngạt mùi dừa, mùi gạo mới, mùi cốm…. Loại bánh này được mọi người yêu thích bởi vị béo ngậy và bùi lại có vị ngọt dịu có thể ăn đến no mà không chán.
1.1 Cách làm Bánh Tét Trà Cuôn
Để làm ra được 1 cái Bánh Tét Trà Cuôn ngon, dẻo trải phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ việc chọn những tàu lá chuối tươi, to vừa phải, sau đó đem đi phơi nắng cho hơi rám màu, lau kỹ và xếp lại gọn gàng. Nếp phải chọn loại sáp ngon, có độ dẻo phù hợp không được lẫn tập các loại gạo khác. Sauk khi chuẩn bị xong, nếp sáp phải được đãi sạch để ráo. Để có được màu xanh và mùi thơm đặc trưng, bánh phải được trộn đều với nước cốt lá ngót.
Đậu xanh sử dụng để làm nhân bánh cũng phải là loại hạt to, tròn, đem đi nấu chín. Mỡ heo được thái lát dày, sau đó được xắt thành thỏi dài vuông, tẩm ướp gia vị rồi mới đem đi gói. để tăng thêm phần hấp dẫn, nhiều nơi còn cho thêm trứng muối vào trong phần nhân.
Bánh tét Trà Cuôn khi ăn được cắt thành khoanh tròn, mỏng vừa và có thể ăn kèm với củ kiệu, tôm chua hoặc dưa món. Bởi vị ngon đặc biệt mà Bánh tét Trà Cuộn luôn khiến du khách khó quên ngay trong lần đầu trải vị .
1.2 Địa chỉ mua Bánh Tét Trà Cuôn
Muốn mua Bánh tét Trà Cuôn mang về làm quà, đi hết trung tâm thị xã Trà Vinh ra quốc lộ 53 là đến vùng huyện Duyên Hải. Đây là nơi nguồn gốc xuất xứ của bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng. Ngoài ra, có thể mua bánh tét Trà Cuôn ở một số địa chỉ sau:
Cửa hàng bát tét Trà Cuôn: 72/4, Đường Phạm Ngũ Lão, Phường 1, Trà Vinh. Điện thoại: 0387 227 997.
Nhà hàng Diễn: QL53, Phước Hảo, Trà Vinh. Điện thoại: 091 923 97 20
Đặc sản bánh tét Trà Vinh: QL53, Phước Hảo, Trà Vinh. Điện thoại: 091 923 97 20
2.Củ cải muối Chịt Sa-cầu kè
Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh. Người Triều Châu gọi món ăn này là Xái pấu, còn người Việt gọi là “củ cải muối”, là một đặc sản tại vùng đất Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là món ăn dễ làm và không thể thiếu trong dịp tết.
2.1 Cách làm món Củ cải muối Chịt Sa-cầu kè
Để có được món củ cải muối xá pấu ngon chính là ở kỹ thuật ngâm nước muối và phơi để đảm bảo tính chua ngọt của củ cải muối.
Trong quá trình ngâm củ cải, mỗi đêm phải thay muối mới một lần, cứ ngày phơi, đêm ngâm như vậy liên tục 7 ngày, mỗi năm chỉ làm được hai tháng đó là 11 và tháng chạp. Củ cải muối phải luôn giữ kín trong lu, có thể để được cả năm mà không bao giờ hư.
Củ cải muối Chịt Sa-Cầu Kè được đóng bịch hút chân không khi bán. Khi ăn, củ cải muối có thể cắt nhỏ, rửa sạch để nấu canh, hầm thịt gà, giò heo, sườn non hoặc ăn với cháo trắng, bánh tét.
Nhiều món chay được làm từ củ cải muối như củ cải khô xào, củ cải khô kho khô, củ cải muối xào sả ướp… Mới đây còn có thêm món của cải muối trộn giấm đường, sau đó cho vào bao bì, ướp lạnh, dùng ăn lâu ngày cũng rất ngon.
2.2 Địa chỉ mua Củ cải muối Chịt Sa-cầu kè
Để mua Củ cải muối Chịt Sa-Cầu Kè, bạn có thể tới Cơ sở sản xuất củ cải muối Chịt Sa: ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Điện thoại: 0126. 935 1494
3.Bánh ú Đa Lộc
Bánh ú còn gọi là bánh bá trạng, xuất hiện nhiều ở miền Tây, tuy nhiên mỗi nơi cách gói khác nhau. Bánh ú được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, cột bằng dây lạt. Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch của người Việt,đậm chất dân dã dân dã và chân quê mang ý nghĩa sâu sắc.
Trà Vinh có đặc sản bánh ú Đa Lộc có nguồn gốc xuất xứ ở ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Bánh đã có truyền thống lâu đời, và từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc của người dân địa phương.
3.1 Cách làm món Bánh ú Đa Lộc
Để làm được bánh ú Đa Lộc ngon nhất , quan trọng là phải chọn loại nếp ngon ở tỉnh Trà Vinh, khi làm bánh, người ta lấy lá bồ ngót xay nhuyễn rồi chắt nước trộn vào nếp để nếp có màu xanh tự nhiên.
Công đoạn làm nhân bánh cũng rất quan trọng. Đậu xanh phải được đem nấu chín sau đó nghiền thật nhuyễn rồi cho thịt mỡ và lòng đỏ trứng vịt muối vào vò thành viên.
Cũng như các loại bánh ú khác, bánh ú Đa Lộc gói được bằng lá chuối. Gói xong cột thành chùm đem ninh trong nước. Muốn bánh được ngon phải canh chừng thời gian, khi bánh đủ chin thì vớt ra.
3.2 Cảm giác khi ăn Bánh ú Đa Lộc
Khi ăn, bánh ú được cắt làm đôi. Đưa miếng bánh ú vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo của nếp, vị ngon đậm đà, béo thơm của nhân tan trong khoang miệng. Ngày nay, có khá nhiều loại bánh mới lạ xuất hiện nhưng bánh ú Đa Lộc vẫn là đặc sản Trà Vinh, là món quà mang về không thể thiếu khi du lịch đến vùng đất này.
Bạn có thể tới Ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh để mua được laoij bánh ú chính gốc ngon nhất.
4.Bún nước lèo đặc sản Trà Vinh
Bún nước lèo là món ăn vặt-một món ăn đặc sản Trà Vinh nổi tiếng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Một bát bún nước lèo thơm phức cùng với thịt heo quay ăn kèm các loại rau như: rau muống bào nhỏ, bắp chuối, bông súng, rau thơm sẽ khiến du khách muốn tới Trà Vinh nhiều hơn để được thưởng thức món ăn này. Một bát bún hấp dẫn, thơm ngon nhất là sự kết hợp tinh tế giữa các hương liệu trên.
Nếu du khách lần đầu tiên tới Trà Vinh và muốn thưởng thức bún nước lèo, hãy tìm đến quán ăn ngon nhất ở Trà Vinh để được phục vụ món bún nước lèo ngon nhất.
Địa chỉ: Bún nước lèo Sáu Liêm: Đồng Khởi, Phường 6, Trà Vinh. Điện thoại: 0294 2240 662.
Hoặc quán Cây Sung: 676, Võ Nguyên Giáp, Phường 8, Trà Vinh.
5.Chả hoa Năm Thụy
Được cách tân từ món chả truyền thống, chả hoa Năm Thụy ở Trà Vinh là một đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà của vùng đất nơi đây.
5.1 Đặc điểm Chả hoa Năm Thụy
Chả Hoa Năm Thụy có vị rất thơm ngon, đặc biệt là xuất xứ chính gốc 100% của đất Trà Vinh. Khi trải vị món ăn này, thực khách không khỏi ấn tượng bởi khi cắt ra có hình một bông hoa với nhụy là trứng muối.
Xung quanh nhụy là nấm mèo và chả, với lớp ngoài cùng là trứng gà đánh tan được chiên thành tấm cuộn bên ngoài. Chả Hoa Năm Thụy độc quyền ba loại chính là: chả hoa, chả hình con cá và chả pate cuộn trứng.
5.2 Chả hoa Năm Thụy và nét văn hóa Trà Vinh
Bữa cơm ngày Tết hay dịp đám tiệc sẽ trở nên tuyệt vời hơn khi thưởng thức miếng chả ngọt, vừa mềm mịn, vừa dai dai giòn giòn… hương vị hấp dẫn khó quên khi ăn miếng chả hoa cho vào miệng.
Vào các dịp lễ, Tết hay tiệc giỗ, cưới… chả hoa Năm Thụy được xem là món ăn phổ biến, không thể thiếu, được chọn lựa đưa vào thực đơn của các đầu bếp ở miền quê hoặc các nhà hàng ở các tỉnh, thành miền Tây.
Không những vì chả hoa thơm ngon hay bày ra bàn tiệc trông đẹp mắt mà hơn hết là thực khách hoàn toàn an tâm với sản phẩm được sản xuất sạch từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến thành phẩm đảm bảo an toàn chất lượng.
5.3 Địa chỉ mua Chả hoa Nam Thụy
Cửa hàng chả hoa Năm Thụy: 44 Phạm Thái Bường, Phường 3, tp. Trà Vinh. Điện thoại: 091 875 83 58.
Cơ sở chả hoa Năm Thụy: 108 Lý Thường Kiệt, phường 3.Trà Vinh. Điện thoại: 0294 3853 938.
6.Bánh tráng Trà Vi
Nếu du khách đến với mảnh đất Trà Vinh sẽ không chỉ được ngắm bãi biển Ba Động cát trắng nước trong mà còn được thưởng thức rất nhiều loại đặc sản thơm ngon, hấp dẫn du khách như tôm khô, mắm bò hóc, cốm dẹp …. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến đặc sản bánh tráng Trà Vi, một trong những đặc sản đặc trung nhất của miền đất Trà Vinh.
6.1 Nguyên liệu và cách làm Bánh tráng Trà Vi
Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh tráng rất đơn giản, cũng chỉ có gạo trắng ngâm, sau đó đổ cối xay thành bột.
Tuy nhiên, để chọn được hạt gạo làm bánh phải qua nhiều công đoạn: Đầu tiên là xay bột, khi bột được xay xong phải lược qua và rây thật dầy để loại bỏ cám vụn. sau đó đem bột rộng nước một đêm rồi tẻ ra cho vào diệm.
Diệm là vật chứa bằng sành hoặc sứ. Sau khi bột vừa tẻ xong đem pha với nước trong sao cho vừa, không lỏng cũng không đặc, cuối cùng đổ nước muối vào và khuấy đều lên.
Nước muối phải cho vừa phải nhưng bánh không có độ dai sẽ bị lục, bở nát nếu quá nhạt. Bánh được làm chins bằng cách hấp rất nhanh, chỉ mất khoảng nửa phút mỗi chiếc. Sau khi bánh chín người ta sẽ dùng cây đũa dầm để dở bánh lên từ từ rồi xếp thứ tự lên vỉ phơi. Mỗi vỉ phơi dài khoảng chừng 2,5m và phải chứa đủ 5 tấm bánh ướt.
6.2 Bánh tráng Trà Vi trong nét văn hóa của Trà Vinh
Bánh tráng tuy không phải là món ăn chính nhưng không thể không thể thiếu trong bữa ăn hang ngày cũng như các dịp lễ tết. Có rất nhiều món ăn được chế biến cùng với bánh tráng.
Điển hình như bánh tráng cuộn thịt ba chỉ hoặc tai heo chấm mắm chua. hay là bánh tráng cuốn thịt làm chả chiên vàng, ăn một lần sẽ nhớ mãi bởi nó có hương vị rất riêng biệt. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp các món ăn cùng với bánh tráng Trà Vi ở tất cả các nhà hang, quán ăn ở Trà Vinh.
7.Bánh canh Bến Có
Về Trà Vinh, du khách sẽ được nghe đến hàng cây cổ thụ xòe bóng mát với những món ăn mang đậm nét văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Kinh – Khmer – Hoa như: bún nước lèo, cơm cà ri gà, bún mắm… Có một món mà tất cả du khách khi đặt chân tới đây đều không thể bỏ qua đó là món bánh canh Bến Có thơm ngon, khói bay nghi ngút.
Từ lâu, đặc sản bánh canh Bến Có đã nức tiếng gần xa nhờ vào loại bột gạo lúa mùa rất dân dã nhưng đậm đà hương vị quê hương của miền đất giàu văn hóa.
7.1 Nguyên liệu và cách làm Bánh canh Bến Có
Xem Thêm : Dasushi Đà Nẵng – Nhà hàng Sushi Nhật Bản – 150 Phan Châu Trinh
Ngoài bột làm từ gạo đặc biệt, thì muốn có được một tô bánh canh ngon phải có lòng heo, thịt nạc, gia vị và không thể thiếu một chén nước mắm ngon đậm đà, hấp dẫn.
Gạo được đưa nghiền thành bột nước rồi ép cho ráo. Sau đó dùng tay nhồi bột thật dẻo và mịn. Tiếp theo ta cho bột vào trong một cái phễu rưới tròn đều cho bột chảy từ từ xuống nồi nước đang sôi.
Khi bột đã chuyển qua màu trong thì vớt ra và cho vào thau nước lạnh, ngâm khoảng độ 5 phút rồi vớt ra rổ và để ráo. Những sợi bánh canh được làm từ gạo lúa mùa nên có màu hơi đục, nhưng lại rất dai và giòn nên khi chan nước dùng vào vẫn không bị nở mềm ra.
Rửa sạch xương rồi đem ninh trong nồi nhỏ lửa để cho nước dung có vị ngọt. Sau đó bỏ thêm ít củ hành tây và hành tím nướng vào nồi ninh cho nước dùng có mùi thơm. Nêm gia vị vào sao cho vừa miệng
Sơ chế thịt và long heo sau đó luộc chín và cắt lát mỏng
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu đã xong, cuối cùng ta cho một lượng bánh canh vừa đủ vào tô, xếp thịt, hành lá, lòng heo, lên trên, sau đó múc nước dùng rưới lên và ăn khi đang nóng Bánh canh Bến Có ăn kèm với chén nước mắm đậm đà sẽ khiến người ăn không khỏi trầm trồ.
7.2 Địa chỉ ăn Bánh canh Bến Có
Để được thưởng thức món bánh canh Bến Có ngon chính gốc, bạn hãy tới Ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Đây là quê hương xuất xứ của loại đặc sản hấp dẫn này.
8.Bún suông
Đặc sản bún suông Trà Vinh đã làm say lòng không biết bao nhiêu du khách mỗi khi tới đây. Cứ đến Trà Vinh mọi người lại truyền tai nhau đi ăn bún suông cho mọi người biết rằng mình đã đặt chân đến nơi đây.
8.1 Nguyên liệu và cách chế biến Bún suông
Bún suông là món bún với nguyên liệu chủ yếu là bún, tôm và thịt ba chỉ nhưng đã được người dân Trà Vinh chế biến vô cùng độc đáo để tạo nên được món đặc sản này.
Phần đặc biệt nhất của món bún suông chính là những con tôm tươi ngon, mập mạp được xay nhuyễn cùng tỏi, hành khô rồi nêm nếm gia vị vừa ăn trước khi nặn thành miếng chả dài.
Muốn miếng chả được dai nhuyễn đòi hỏi người nấu phải kỳ công quết đi quết lại nhiều lần, cuối cùng cho tất cả vào túi nilon sạch và cắt đầu bao.
Để phần nước dùng của bún có vị ngọt tự nhiên, xương heo phải được ninh trong nhiều giờ, sau khi đã nêm gia vị đầy đủ bao gồm dầu hạt điều, tiêu, bột nêm, muối,…. người ta thả hết chả tôm vào nồi.
Tiếp đến đun thêm khoảng độ 5 tới 10 phút thì chả tôm nổi trên bề mặt nước và chuyển thành màu vàng ươm, lúc ấy chả tôm đã thật sự chín.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nước dùng của bún suông sẽ đặc biệt hơn so với các loại bún khác bởi màu ngả hơi nâu do có cho thêm me và tương hột. Nước dùng có vị chua thanh thanh, lại thoang thoảng mùi thơm của tôm tươi.
Ngoài chả tôm ra, người ta còn để thêm vào bát bún vài lát thịt ba chỉ luộc, rau xà lách, giá, và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Ngoài ra, có một thứ không thể thiếu khi ăn món bún suông chính là chén nước chấm với thành phần chủ yếu là hỗn hợp tương xay và ớt xay.
8.2 Địa chỉ ăn Bún suông
Các quán bún suông thường được bán trên đường Điện Biên Phủ hoặc đường Hùng Vương. Vì vậy, muốn thưởng thức hương vị đậm đà của mó bún suông Trà Vinh, các bạn hãy tới đây vào lúc chiều tối.
9.Đặc sản Trà Vinh dừa sáp
Dừa sáp (còn gọi là dừa đặc ruột hay dừa kem) là loại dừa có quả đặc ruột, cơm dừa dày, nước sền sệt, mềm dẻo và rất béo. Dừa sáp có mùi thơm đặc biệt dìu dịu và ngọt hơn nước dừa thường. Thoạt nhìn bên ngoài thì dừa sáp không khác gì các loại dừa thường nhưng khi bổ quả dừa ra, ta có thể dễ dàng thấy chất lượng bên trong vượt trội hơn hẳn.
9.1 Đặc điểm dừa sáp Trà Vinh
Dừa sáp khá hiếm vì loại này rất kén đất và khó trồng. Cùng là một loại dừa sáp nhưng có trái cho sáp, có trái lại không. Thông thường, mỗi cây dừa cho trung bình khoảng 12 trái, trong đó có tầm độ 3 tới 4 trái dừa là có sáp.
Dừa sáp Cầu Kè là một loại quả đặc sản độc đáo, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, khi về Trà Vinh, rất nhiều khách du lịch đã chọn mua dừa sáp về để làm quà cho người thân, bạn bè.
9.2 Thưởng thức dừa sáp
Có nhiều kiểu cách khác nhau để thưởng thức dừa sáp. Trong đó, cách phổ biến nhất là chế biến dừa sáp thành nước giải khát. Người ta thường nạo cơm dừa sau đó trộn với đường, sữa và đá bào để làm sinh tố.
Có người cho thêm cà phê, ca cao hoặc nhiều loại nguyên liệu khác nhau để cho có vị lạ miệng. Còn có một cách ăn khá đơn giản khác đó chính là nạo phần cơm dừa để ăn tươi tại chỗ. Hoặc giống ăn bơ hay đu đủ đó là nạo hết dừa sáp cho vào đĩa, thêm đường, sữa đặc và đá, sau đó cho vào tủ lạnh trước khi ăn.
Hương dừa hòa quyện với mùi sữa chắc chắn sẽ mang đến cho thực khách một cảm giác hấp dẫn với vị béo và sự tươi ngon của dừa cùng với sự mát lạnh của đá bào, Sự kết hợp tất cả các hương liệu trên tạo nên một món ăn giải khát không lẫn với bất cứ loại trái cây nào.
9.3 Địa chỉ mua dừa sáp ở Trà Vinh:
-Dừa sáp – Siêu thị Big C: Chu Văn An, Tp. Trà Vinh. Điện thoại: 097 930 30 92.
-Dừa sáp Cầu Kè: Ấp vĩnh trường, Châu Thành, Trà Vinh. Điện thoại: 091 556 91 52.
-Dừa sáp Thi Thi: 171 QL60, khóm 3, Trà Vinh. Điện thoại: 0393 551 575.
Còn nếu đến Trà Vinh mà bạn muốn thưởng thức sinh tố dừa sáp thì tối đến ra các quán trên đường Điện Biên Phủ hoặc ven đường Phạm Ngũ Lão.
10.Quả Quách – Thức quả nổi tiếng Trà Vinh
Khi du lịch tới Trà Vinh, trái quách cũng chính là một trong những đặc sản trứ danh mà bạn không nên bỏ qua. Đây là một loại quả có lớp vỏ cứng, bên trong có nhiều hạt nhỏ.
Có rất nhiều cách chế biến và thưởng thức loại trái cây này, trong đó phổ biến nhất là 3 cách chế biến sau
10.1 Chế biến Quả Quách
Thứ nhất :
đó là làm món quách ghém cùng mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn, trộn đường, tỏi, ớt sẽ là loại nước chấm hấp dẫn được dùng ăn kèm với các loại rau sống như rau xà lách, cải thảo hoặc bông sung kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để thêm phần đậm vị. Bên cạnh đó, người ta còn nạo cơm quách ra để làm nhân cuốn chung cùng với rau và chấm mắm.
Thứ hai
Là làm món quách dầm sinh tố. Điều này khá mới lạ đối với nhiều người phương xa, nhưng riêng tại Trà Vinh thì đây lại là thức ăn khá phổ biến. Món nước này rất được ưa dùng vào những ngày hè nóng bức vì nó giúp giải nhiệt rất tốt.
Để làm được món này người ta múc ruột quách cho vào ly, sau đó cho thêm đường, sữa cùng nước đá trộn chung với nhau là có ngay thứ nước giải khát lạ miệng.
Vị chua thanh của quách hòa quyện cùng ngọt đường và sữa béo tạo nên thức uống vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Thứ ba
Là dung trái quách để ngâm rượu. Cách làm món này là dùng muỗng cạo lấy cơm trái quách và ngâm trong hũ rượu nếp hoặc rượu gạo. Để rượu được ngon hơn, người ta sẽ bổ trái quách ra làm vài ba mảnh ngâm rượu.
Tuy nhiên, có vài người thì chọn cách đục vài lỗ trên trái sau đó bỏ ngâm sẽ giúp nước rượu trong và thơm hơn hai cách làm trên.
Loại quả này được trồng rất nhiều ở Cầu Kè, Trà Vinh. Bởi vậy khi tới đây, bạn có thể ghé qua đây để thưởng thức hoặc mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
11.Đặc sản Chuối Tá Quạ
Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cầu Kè (Trà Vinh), chuối tá quạ cho rất ít trái, tuy nhiên mỗi trái lại có kích thước rất to nên ngày xưa nông dân chỉ trồng một vài cây trong vườn để làm món ăn vặt khi buồn miệng chứ rất ít khi mang ra chợ để bán.
Theo ông bà xưa kể lại, trồng loại chuối này rất xui, không đưa lại may mắn, vì vậy không nên trồng gần nhà vì ban đêm khi chuối trổ buồng vặn mình như chuyển dạ nghe tiếng động rất sợ. Sáng hôm sau, ra sau vườn phát hiện buồng chuối non đã trổ không biết từ bao giờ. Có lẽ vì thế mà chúng được đặt tên là “chuối tá quạ” hay “chuối tá hỏa” chăng.
Ngày nay, chuối tá quạ được rất nhiều người dân nơi thành phố ưa chuộng, vì thế nông dân nhân giống cây và trồng rất nhiều. Chuối trồng trong thời gian khoảng chừng 8 tới 9 tháng thì trổ bắp. Một buồng chuối thường chỉ cho từ 1 tới 2 nải, mỗi nải khoảng chục trái là cùng. Tầm khoảng 2 tháng rưỡi sau sau khi trổ, có thể đốn xuống để ăn sống hoặc giú chín để đưa ra chợ bán.
11.1 Đặc điểm chuối Chuối Tá Quạ
Chuối tá quạ có đặc điểm là dẻo ngọt, thơm ngon nên có thể chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn như: nấu ca-ri hay nấu lẩu. Nhưng món ăn được cả người lớn lẫn trẻ em rất ưa thích đó là chuối tá quạ luộc chín.
11.2 Chế biến Chuối Tá Quạ
Để có được những trái chuối tá quạ chín luộc bán ra thị trường cần trải qua một số công đoạn như sau: Khi chuối đã già sẽ được chặt xuống và tách ra từng nải phơi nắng cho nóng rồi đem vào lu giú khoảng độ 2 hôm thì chuối bắt đầu chín hườm, lấy chuối ra.
Dùng dao tách ra từng trái một. Lấy dây chuối quấn chung quanh quả chuối (như đòn bánh tét) để giữ vỏ chuối không bị nứt ra, và khi nấu sẽ không bị nước thấm vào khiến chuối bị mềm, không nhạt.
Khi luộc, người ta đổ nước ngập vào chuối bắc lên bếp đun sôi. Khoảng độ chừng 1 tiếng sau, dùng đũa đâm thử khi nào thấy chuối mềm thì nhắc xuống. Chờ chuối nguội và xếp ra đĩa là xong. Chuối tá quạ vốn rất to, vì vậy khi thưởng thức phải cắt từng miếng cho vừa miệng, mới ngon.
11.3 Địa chỉ ăn chuối Tá Quạ
Để thưởng thức hoặc mua chuối tá quạ về làm quà, bạn có thể tìm đến Vựa chuối: Lê Lợi, Phường 1, Thành Phố Trà Vinh.
Điện thoại: 093 371 69 11.
Ngoài ra, bạn có thể ghé qua khu vực Cầu Kè, Trà Vinh để mua được loại quả thơm ngon và đặc biệt này nhé.
12 Loi choi sả ớt
Đặt chân đến Trà Vinh, lần đầu nghe nói về cái tên loi choi sả ớt, chắc hẳn nhiều du khách vẫn không thể hình dung ra được con vật này sẽ trông như thế nào và cách ăn ra sao.
12.1 Đặc điểm Loi choi sả ớt
Theo người dân địa phương cho biết, con loi choi có hình dạng giống chiếc đũa, chiều dài chỉ tầm khoảng 20cm, có thân tròn và trắng. Loi choi thường sống ở các bãi bồi, cồn đất mới nổi hoặc bãi bùn ven sông.
Xem Thêm : Cách nấu giò heo hầm măng khô kiểu mới bạn nên biết
Không phải ngẫu nhiên mà món ăn được chế biến từ loi choi lại trở thành một đặc sản Trà Vinh nức tiếng mà bởi vì không phải mùa nào cũng có và không dễ dàng đánh bắt vì số lượng loi choi thực sự rất ít.
Loi choi có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nhưng món ăn ngon và nổi tiếng nhất vẫn là món loi choi sả ớt.
12.2 Cách chế biến Loi choi sả ớt
Thông thường, loi choi sau khi bắt về sẽ được rửa sạch cho đến khi hết bùn đất rồi ướp muối và đem phơi nắng hoặc hơ qua lửa. Sau đó là công đoạn chuẩn bị ớt và sả băm. Sauk hi nguyên liệu chuẩn bị đã xong, người ta cho dầu vào chảo đợi cho chảo nóng rồi bỏ loi choi vào chiên.
Khi gặp hơi lửa nóng, mỡ từ thân loi choi tỏa ra thơm ngào ngạt. Sau khi xào xong, người ta bày loi choi ra đĩa, ăn với cơm nóng và rau. Thịt loi choi phải ăn nóng, ăn ngay mới ngon, mới cảm nhận được rõ vị ngon. Bữa ăn đạm bạc của người miền quê đơn giản chỉ có vậy nhưng đã để lại cho du khách rất nhiều ấn tượng khó quên.
12.3 Lưu ý cách ăn Loi choi sả ớt
Du khách có thể ghé nhà người dân, những quán ăn hay nhà hàng ở Trà Vinh để thưởng thức món ăn dân dã này. Đĩa loi choi sả ớt dọn ra thơm ngào ngạt chắc chắn sẽ khiến du khách thèm thuồng chỉ muốn thử ngay.
Khi ăn, cứ để nguyên con đưa lên miệng cắn một miếng, vị béo của mỡ loi choi kết hợp với hương thơm của sả cùng với vị cay của ớt hòa quyện trong từng thớ thịt dai, ngọt.
Sẽ tuyệt hơn nếu thưởng thức sớ thịt loi choi dai dai cùng với một chút rượu nồng đưa cay. Thưởng thức loi choi sả ớt sẽ khiến nhiều du khách không khỏi tấm tắc khen ngon và muốn thưởng thức món ăn lạ mắt này mỗi khi tới Trà Vinh.
13. Cá khoai nấu cháo
Nếu có dịp về thăm vùng quê ven biển tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn hải sản phong phú và bổ dưỡng. Trong đó có một món ăn, cách chế biến tuy rất đơn giản nhưng lại có hương vị độc đáo mà du khách không nên bỏ qua đó là cháo cá khoai.
13.1 Cách chọn cá khoai
Muốn có được một nồi cháo cá khoai ngon, đầu tiên phải chọn những con cá tươi ngon, toàn thân trong suốt và vây ánh hồng tự nhiên. Những con cá khoai mà có vây đen, bụng to, thịt cá xỉn đục tức là cá đã bị ươn hoặc tẩm chất bảo quản, ăn sẽ không còn ngon nữa.
13.2 Cách chế biến Cá khoai
Cá khoai được sơ chế sạch bằng nước muối pha loãng, bỏ phần đầu, mang và ruột, nhưng giữ lại dạ dày bởi vì dạ dày cá khoai ăn rất giòn và béo. Có một lưu ý là khi làm cá không được mổ bụng cá để tránh cá bị nhừ nát trong quá trình chế biến.
Sau khi sơ chế và rửa sạch, cá được cắt thành hai hoặc ba khúc (tùy theo kích thước cá nhỏ hay lớn ), sau đó tẩm ướp gia vị gồm tỏi, ớt băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt,…
Sau khi công đoạn sơ chế đã xong, ta cho nước vào nồi cùng một ít gạo trắng đun sôi cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó cho cá đã ướp gia vị vào nồi cháo và tiếp tục đun cho cháo sôi, vớt bọt liên tục, bỏ thêm hành lá và một ít tiêu vào, ta đã được một nồi cháo cá khoai thơm ngon, bổ dưỡng. Chú ý là khi bỏ cá vào nồi cháo, không nên khuấy đảo vì cá sẽ bị nát.
13.3 Công dụng của Cá khoai
Cháo cá khoai có hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn rất mát, bổ và lành tính, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng.
Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được trong từng miếng cá khoai có vị ngọt bùi, nhuốm vị mặn mà của biển cả quê hương, cộng với mùi thơm ngây ngất của hành và tiêu, lại thêm chút vị cay cay nơi đầu lưỡi của ớt…
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành món ăn đậm đà hấp dẫn của vùng biển Trà Vinh, khiến ai đã một lần được thưởng thức món cháo cá khoai, sẽ khó mà quên được vị thơm ngon đặc trưng của nó.
14.Cháo ám Trà Vinh
Cháo là một món ăn rất phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, tên gọi cháo ám chắc có lẽ chỉ có ở Trà Vinh mới có. Xuất phát từ một món ăn dân dã trong đời sống hàng ngày, cháo ám đã trở thành một món ăn đặc sản độc đáo. Đến với Trà Vinh, rất nhiều du khách muốn nếm thử mùi vị hấp dẫn của cháo ám một lần.
Cháo ám, ngay từ cái tên đã gây tò mò cho không ít du khách. Nhưng thực ra đây là món cháo cá lóc với cách nấu khá độc đáo của người dân miền Tây đã tạo nên sự khác biệt so hơn so với món cháo cá lóc ở những nơi khác. Cháo ám rất đặc biệt và được chế biến rất công phu với đầy đủ gia vị cần thiết, mà khi ăn một lần chắn chắn sẽ nhớ mãi.
14.1 Cách nấu cháo ám Trà Vinh
Để nấu được món cháo cá lóc ngon, quan trọng nhất là phải chọn được con cá lóc đồng lớn, còn tươi. Sau khi sơ chế và rửa sạch, người ta cắt ra từng khứa, đem luộc. Khi thịt đã chín thì dùng đũa tách ra từng miếng ra đem xào mỡ hành.
Nước luộc cá không thể bỏ đi mà bỏ thêm một ít gạo đem nấu cháo thiệt nhừ. Cho vào nồi cháo thêm một ít phụ liệu như: củ hành nướng, tôm khô, khô mực nướng để tăng thêm vị ngọt cho cháo. Khi cháo đã chín trút cá vô. Phần trứng cá để riêng ra, chấy nhuyễn rồi mới đổ vô nồi. Trứng cá nổi Bập bềnh trên bề mặt sẽ khiến nồi cháo có màu vành bắt mắt.
14.2 Cách thưởng thức cháo ám
Khi thưởng thức cháo ám, ta sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt của cháo cá lóc, ăn hoài không thấy chán. Cháo cá lóc nấu với rau đắng ăn kèm vài thứ gia vị đặc trưng mới mới đúng điệu.
Khi ăn, có thể cho thêm giá trụng, hành hoặc ngò xắt nhỏ rí cọng với rau sống cắt nhuyễn làm ghém, bóp bánh tráng vừng nướng giòn.
15.Tôm khô Vinh Kim
Tôm khô Vinh Kim là một trong những món ăn đặc sản Trà Vinh nức tiếng. Nếu có dịp về huyện Cầu Ngang – Tỉnh Trà Vinh, du khách đừng quên ghé thăm vùng đất Vinh Kim để tìm hiểu về cách làm món đặc sản tôm khô.
15.1 Cách làm Tôm khô Vinh Kim
Cách làm tôm khô cũng không quá cầu kì mà khá đơn giản. Tôm sau khi được bắt về, người ta đem rửa sạch rồi luộc sơ qua bằng nước nóng. Muốn tôm khô được ngon, điều quan trọng nhất là nằm ở khâu luộc tôm và ướp muối.
Những người có kinh nghiệm trong nghề làm tôm khô cho biết, phải ướp muối sao cho vừa ăn, không quá mặn hoặc quá nhạt thì mới cho ra sản phẩm ngon và chất lượng.
Sau khi luộc tôm xong sẽ tới công đoạn phơi tôm cho thật khô. Trong quá trình phơi cần phải lật đều để tôm khô đều, có độ giòn và giữ được vị ngọt tự nhiên. Thường tôm khô chỉ phơi trong khoảng từ 2 đến 3 ngày là có thể đem bán được.
Khâu cuối cùng cũng là khâu không kém phần quan trọng đó là đập vỏ tôm và phân loại tôm theo kích cỡ. Người làm phải sự thật khéo tay để con tôm không bị nát và trông đẹp mắt. Để tạo ra được 1kg tôm khô thành phẩm, cần khoảng từ 8 tới 9kg tôm bạc đất tươi. Tôm khô thành phẩm phải có màu đỏ hồng tự nhiên, chắc thịt, vị ngọt đậm đà, thơm mùi đặc trưng.
15.2 Những dấu ấn của Tôm khô Vinh Kim
Tôm khô Vinh Kim đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là thương hiệu độc quyền trên thị trường. Mặc dù có rất nhiều nơi sản xuất tôm khô tương tự, tuy nhiên khó có nơi nào sánh được với tôm khô Vinh Kim.
Tôm khô Vinh Kim là một món ăn đặc sản đã có tiếng và tạo nên thương hiệu hơn 30 năm qua. Sản phẩm này rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích và chọn mua để làm quà biếu, nhất là trong các dịp lễ, Tết. Những người dân địa phương, hay khách du lịch từ nhiều địa phương khác trên toàn quốc, thậm chí là cả những kiều bào khi về nước cũng thường chọn ghé xã Vinh Kim để mua tôm khô đặc sản về làm quà cho người thân, bạn bè.
Bởi nhờ chính đôi bàn tay kheo léo cộng với bao tâm huyết của người dân Vinh Kim mà họ đã tạo ra được thứ đặc sản thơm ngon và chất lượng. Đặc sản tôm khô Vinh Kim đã góp phần làm phong phú và đa dạng nét văn hóa ẩm thực của người dân Trà Vinh.
16.Nước mắm Rươi
Mắm rươi từ lâu đã rất nổi tiếng ở nhiều địa phương và được biết đến và một món ăn rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên khi nhắc tới nước mắm rươi có lẽ người ta chỉ nghĩ tới vùng Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
Chẳng biết từ bao giờ mà nước mắm rươi được nhiều du khách biết tới như là một món ăn đặc sản lừng danh, góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực của vùng đất Trà Vinh.
Hương vị của nước mắm rươi rất riêng và rất đặc biệt, hậu ngọt, lại có màu tự nhiên như màu vàng sẫm của mật ong nên rất bắt mắt. Người ta dung Nước mắm rươi để kho cá hay làm nước chấm cũng đều rất ngon.
16.1 Cách chế biến Nước mắm Rươi
Theo kinh nghiệm người dân huyện Duyên Hải, rươi khi được vớt lên sẽ được đem về nhà đổ vào đầy lu mới bắt đầu công đoạn chế biến chế biến. Sau đó, pha loãng muối hạt cho vào lu và đậy kín miệng lu.
Đem phơi nắng khoảng độ từ 10 đến 15 ngày trở lên là có thể ăn được. Rươi càng phơi nhiều nắng thì nước mắm rươi càng dậy và càng ngon. Sauk hi thấy rươi đã dậy mùi, người ta từ từ múc cho vào nồii nấu sôi và để nguội , sau đó lược rồi đóng chai để xuất bán ra thị trường.
Đi du lịch ở Trà Vinh, ngoài tham quan những ngôi chùa độc đáo và khám phá cảnh đẹp vùng sông nước, du khách đừng quên tìm và thưởng thức món nước mắm rươi đặc biệt của xứ này.
16.2 Mua Nước mắm Rươi ở đâu
Nước mắm rươi dễ dàng bắt gặp nhiều trong các phiên chợ quê, hàng quán ven đường hay nhà dân. Du khách cũng có thể tìm hiểu xem cách đi vớt rươi, ủ rươi hay lược rươi thành nước mắm bằng cách tìm đến một nhà dân ở huyện Duyên Hải. Nước mắm rươi đặc biệt với hương vị ngọt ngào, mùi thơm dịu nhẹ, có độ mặn vừa phải, và rất hợp khẩu vị của nhiều du khách..
17.Chù ụ rang me đặc sản Trà Vinh
Mếu bạn đã tới Trà Vinh thì hãy cố gắng trải nghiệm hết những món ăn đặc sản nổi tiếng hấp dẫn của vùng đất sông nước này. Và cũng đừng quên thưởng thức món Chù ụ sang me say mê biết bao nhiêu du khách nơi đây.
17.1 Đặc điểm món Chù ụ rang me
Chù ụ là loài thuộc họ nhà cua, thân hình có vuông nhỏ, hai càng rất to màu đỏ. Nhìn kỹ bằng mắt thường, ta có thể thấy trên mai chù ụ có nhiều vết sần sùi, hai mắt sụp xuống trông vô cùng buồn rầu. Và cũng chính vẻ bề ngoài đặc biệt đó mà người dân địa phương nơi đây mới gọi nó là chụ ụ.
Tuy có vẻ ngoài khá xấu xí thế nhưng người Trà Vinh đã biết cách chế biến chù ụ thành nhiều món rất ngon rất hấp dẫn du khách khi tới tham quan. Chù ụ có thể chế biến một số món ví dụ như món chù ụ nướng than, chù ụ rang me…
17.2 Cách chế biến món Chù ụ rang me
Để làm được món chù ụ nướng than ngon nhất, trước tiên chù ụ phải được đem rửa sạch, đem nướng nguyên con trên bếp than hồng.
Chờ một lúc, khi thấy chù ụ đã chuyển qua màu đỏ tươi tức là nó đã chín. Món này có thể ăn cùng rau răm, được thưởng thức một miếng thịt chù ụ béo ngậy chấm vào dĩa muối muối ớt hoặc muối tiêu cay cay thì còn gì bằng.
Mặc dù có thể chế biến được nhiều món, tuy nhiên người dân địa phương vẫn tâm đắc nhất là món Chù ụ rang me.
Cách làm chù ụ rang me cũng tương tự như cách làm cua rang là đòi hỏi phải có sự khéo léo của người chế biến. Chù ụ được rửa sạch sẽ, sau khi để khô ráo thì cho vào chảo xào qua với dầu cùng hành tỏi băm nhuyễn. Bước tiếp theo là cho nước me vào rim,nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Sau khi nếm nước me cảm thấy vừa ăn thì cho chù ụ vào rang cho đến khi thấm vị thì tắt lửa và trút ra dĩa. Nếu ăn món cua rang me, bạn chỉ có thể ăn phần thớ thịt của cua; còn đối với món chù ụ rang me, điều đặc biệt là khi thưởng thức bạn có thể nhai được cả phần vẻ dòn mà không sợ bị hóc xương.
18.Mắm bò hóc
Cũng như các tỉnh miền Tây khác, vùng đất song nước Trà Vinh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì thế mà cá tôm cũng rất nhiều và đây chính là nguyên liệu cho món mắm bò hóc nổi tiếng xa gần ra đời. Mắm bò hócvốn dĩ đã ngon nhưng lại càng ngon hơn khi chế biến thành nhiều món ăn khác.
18.1 Cách chế biến Mắm bò hóc
Để làm được món mắm bò hóc ngon nhất phải qua rất nhiều công đoạn.
Đầu tiên Phải làm sạch cá, Tùy theo từng vùng mà cá có thể bỏ đầu hoặc giữ. Kế đến, người ta sẽ ngâm cá với muối cho đến khi cá trương sình lên thì bắt đầu đem cá phơi thật khô, tẩm ướp gia vị đường, tiêu, tỏi, ớt… cho thấm rồi dùng vật thật nặng đè lên để ép nước cá rỉ ra hết.
Sau đó người ta rửa cá lại bằng nước muối và xếp chúng vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá, nửa cơm nguội, một muối. Bước cuối cùng là dùng nan tre cài thật chặt hủ lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.
18.2 Những món ăn được làm từ bò hóc
Đối với mắm bò hóc, người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo, đậm đà hương vị mắm bò hóc, trong đó phải kể đến đầu tiên là món bún num bò hóc.
Bước vào quán và gọi một tô bún mắm bò hóc ra, mùi thơm đặc trưng của nước lèo hòa quyện cùng với mùi vị đậm đà của mắm, cái hương thơm ngai ngải của bún, sả và trái chúc… khiến khi nếm thử có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh không lẫn vào đâu được.
Ngoài ra, không thể không kể đến món mắm bò hóc sống trộn với chanh, tỏi, ớt và người ta nêm thêm chút đường cho vừa ăn. Ăn mắm bò hóc không thể thiếu các loại rau như quả như khế, , lá xoài non, đọt cóc hay cải sống, chuối chát, rau thơm, đậu ớt, dưa leo, cà rừng. Người mới ăn thì thấy hơi khó chịu nhưng khi ăn quen rồi sẽ thòm thèm vì hương vị ấn tượng của mắm bò hóc.
19. Đang cập nhật thêm
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực