Nếu bạn là người yêu thích du lịch, vậy thì chắc chắn không thể nào không biết đến Hội An – thành phố yên bình, mang một vẻ đẹp hoài cổ có một không hai, nổi bật với một nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Nhắc đến ẩm thực ở Hội An, người ta sẽ nghĩ ngay đến cao lầu Hội An – một niềm tự hào của ẩm thực nơi đây. Nó ngon đến mức nào mà lại làm du khách nhung nhớ đến vậy? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
- 8 điểm check-in chụp choẹt đẹp như mơ ở Đà Nẵng
- Cách làm bún trộn thịt nướng ngon mê ly bằng nồi chiên không dầu vừa nhanh vừa dễ
- Top 10 địa điểm ăn bánh canh cá lóc tại Đà Nẵng ngon nhất mà bạn nên thử
- “Lang thang” cùng Top 20+ quán ăn vặt Thủ Đức
- Cách nấu chè đậu đen đặc sánh kiểu Thái ngọt, béo, thơm nhất
Mục Lục
Bạn Đang Xem: Cao lầu Hội An – Nét chấm phá độc đáo của ẩm thực phố cổ
Giới thiệu về món cao lầu Hội An
Cao lầu Hội An là gì?
Lần đầu tiên nghe tên cao lầu, chắc chắn rất nhiều bạn sẽ thắc mắc “cao lầu” rốt cuộc là món gì? Nghe tên cứ thấy lạ lạ như món ăn của người nước ngoài vậy. Nhưng thực chất cao lầu là một món ăn của người Việt và rất được ưa chuộng ở khu vực miền Trung.
Cao lầu là một loại mì nước. Sợi mì màu vàng; nước dùng thường là nước hầm xương lợn; các topping ăn kèm gồm có thịt xá xíu, thịt lợn, tôm, ăn kèm cùng rau sống hoặc bánh đa nướng (có nhiều nơi là bánh đa chiên).
Phân biệt cao lầu Hội An và mì Quảng
Về hình thức bên ngoài cao lầu trông khá giống mì Quảng. Tuy vậy, cao lầu và mì Quảng là hai món ăn hoàn toàn khác nhau, nếu có giống thì chẳng qua chúng đều là mì nước và đều là những món ăn vô cùng ngon.
Để có thể phân biệt hai món này rõ ràng hơn, Reviewvilla.com sẽ làm một bài so sánh nhỏ để các bạn có thể thấy được sự khác nhau giữa cao lầu và mì Quảng nhé!
Về sợi mì Quảng và sợi mì của cao lầu Hội An
Việc chế biến sợi mì của cao lầu rất phức tạp và kỳ công. Trước tiên người dân sẽ ngâm gạo trong nước tro rồi lọc kỹ và xay thành bột. Có được bột rồi cần phải lọc thật nhiều lần để bột có thể khô và thật dẻo, sau đó mới cán mỏng và cắt ra thành từng sợi. Người ta sẽ mang những sợi mì đó đi hấp nhiều lần và cuối cùng là phơi khô. Thành phẩm nhận được sẽ là những sợi mì cao lầu dai dai, có màu sẫm đục.
Còn đối với mì Quảng, việc chế biến sợi mì đơn giản hơn rất nhiều. Người ta sẽ dùng bột gạo để làm sợi mì, sau đó sẽ luộc mì qua nước có màu vàng, màu nâu hoặc đơn giản chỉ là nước lọc để có thể tạo màu vàng, màu nâu hoặc màu trắng tự nhiên cho sợi mì.
Về nước dùng
Nước dùng của cả cao lầu và mì Quảng đều là từ nước hầm xương, vậy nên đều rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Tuy nhiên, trong khi nước dùng của mì Quảng khá trong, thơm mùi thơm của nước hầm xương lợn hoặc xương gà thì nước dùng của cao lầu lại sệt hơn một chút và có vị đậm hơn của thịt xá xíu.
Về nhân mì
Ở phần nhân thì mì Quảng có vẻ phong phú hơn khi có thịt gà, thịt lớn, tôm và trứng (trứng chim cút hoặc trứng gà). Ngày nay, người ta biến tấu để món mì Quảng trở nên đa dạng và độc lạ hơn khi phần nhân ăn kèm còn có cá, thịt vịt hoặc thậm chí là thịt ếch. Ăn kèm với mì Quảng thường sẽ là bánh đa nướng có mè đen hoặc trắng.
Còn ở cao lầu, phần nhân chủ yếu là thịt xá xíu, còn bánh đa ăn kèm sẽ được nướng lên hoặc chiên giòn.
Bởi vì không hiểu rõ về món ăn mà rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa cao lầu Hội An và mì Quảng. Mong rằng thông qua những thông tin hữu ích này, bạn có thể phân biệt và thưởng thức trọn vẹn hơn hai món ngon này.
Nguồn gốc của cao lầu Hội An
Nhắc đến ẩm thực của Hội An mà quên mất cao lầu Hội An thì thật là thiếu sót. Cao lầu Hội An nổi tiếng đến mức bất cứ du khách nào đặt chân đến thành phố cổ này đều mong muốn được một lần nếm thử hương vị của món cao lương này. Cao lầu ở Hội An nổi tiếng như thế nhưng liệu bạn có biết món ăn này có nguồn gốc từ đâu không?
Theo sách sử chép lại, món cao lầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17. Vào lúc đó, chúa Nguyễn cho mở cửa giao thương tại cảng Hội An. Cảng Hội An trở thành cảng biển đông vui nhất nhì nước ta lúc bấy giờ. Có rất nhiều thương nhân từ khắp các nơi trong khu vực và trên thế giới, nhiều nhất vẫn là những thương nhân đến từ Trung Quốc và Nhật Bản đến đây để giao thương buôn bán.
Họ không chỉ mang theo hàng hóa đến để giao thương mà còn mang theo nét đặc sắc của văn hóa nước họ. Trong đó có văn hóa ẩm thực đặc sắc. Người Việt học hỏi được những tinh hoa trong đặc sắc văn hóa của Trung Quốc và Nhật Bản, dần dần tạo ra món cao lầu. Món cao lầu có nét văn hóa của Trung và Nhật nhưng hương vị lại đậm chất Việt Nam.
Còn cái tên “cao lầu” có nghĩa là mỹ vị cần được thưởng thức trên lầu cao. Có một tài liệu ghi chép rằng, khi xưa các thương nhân đến phố cảng buôn bán hay chọn ngồi trên những lầu cao để tiện trông coi hàng hóa của mình. Nhưng nếu ngồi không ở quán người ta cũng không được, mà ngồi trông lâu quá thì sẽ thấy đói, liền bảo chủ quán mang món ngon nhất quán lên. Chủ quán liền mang món mì nước có pha trộn ẩm thực của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam lên cho thương buôn thưởng thức. Và đó chính là món cao lầu Hội An ngày nay.
Các loại rau ăn kèm cao lầu Hội An
Với một món mì nước, rau sống là một phần không thể thiếu, cao lầu Hội An cũng không ngoại lệ. Thông thường người ta sẽ ăn cao lầu với giá trần qua nước sôi, phải trần làm sao để giá không được quá chín mà vẫn phải giữ nguyên vị ngon giòn vốn có của giá. Ngoài ra, cao lầu còn được ăn kèm với các loại rau sống khác. Có đến 12 loại rau có thể ăn kèm cùng món này, nổi bật như khế chua, diếp cá, xà lách, ngò, rau thơm, hoa chuối, dưa leo, …
Ngoài rau sống, bạn còn thể ăn kèm với bánh đa vừng được nước lên hoặc chiên vàng. Ngày nay, ở Quảng Nam, cao lầu được biến hóa trở nên rất đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều người với nhiều khẩu vị khác nhau hơn.
Cách chế biến cao lầu Hội An
Để chế biến món cao lầu Hội An, các bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các công đoạn chính sau đây:
Công đoạn 1: làm sợi cao lầu
Khi nói về sự khác biệt giữa cao lầu Hội An và mì Quảng thì chúng mình đã từng nhắc đến những công đoạn kỳ công khi làm sợi mì của cao lầu rồi. Nếu như bạn không có điều kiện mua được gạo nguyên chất Quảng Nam hay có được nước từ giếng cổ Bá Lễ thì cũng không cần lo vì bạn có thể thay thế chúng bằng những nguyên liệu thông dụng hàng ngày.
Để có thể làm sợi mì cao lầu chúng ta cần sử dụng bột mì đa dụng, bột gạo và bột năng. Sau khi trộn ba loại bột này với tỷ lệ 1:1:1 thì chúng ta bắt đầu nhào bột liên tục trong 30 phút cho đến khi bột dẻo mịn, không bị cứng, cũng không bị dính thì dừng lại, rồi cho bột nghỉ 20 phút. Sau 20 phút ta lấy bột ra cán mỏng và cắt thành từng sợi, rồi đem sợi mì mang đi hấp.
Công đoạn 2: chuẩn bị nước dùng
Đầu tiên bạn cần sơ chế và khử mùi cho phần xương heo. Sau khi xương heo đã được khử mùi thì hãy bắc một nồi có 3 lít nước lên bếp, sau đó cho thêm 1 củ hành tây, nêm nếp một chút muối rồi cuối cùng là mới cho phần xương heo vào nồi ninh trong vòng 1 tiếng.
Công đoạn 3: ướp thịt xá xíu
Muốn làm thịt xá xíu chuẩn vị của món cao lầu, ta cần phải chọn miếng thịt nạc nguyên miếng. Sau khi sơ chế và rửa sạch ta sẽ ướp thịt cùng với các loại gia vị như nước tương, ngũ vị hương, muối, hạt nêm, cà phê tươi. Sau khi ướp thịt trong 30 phút, ta sẽ chiên thịt với lửa nhỏ. Chiên đến khi các bề mặt của thịt vàng đều là được.
Trên đây là công thức đơn giản, sơ lược của món cao lầu Hội An, nhưng nếu thực sự tò mò và yêu thích món ăn này thì bạn nên một lần đến Hội An để có thể có trải nghiệm chân thực nhất về món đặc sản phố cổ này.
Top 13 quán cao lầu Hội An
Nếu bạn có cơ hội đến Hội An thì nhất định phải ghé qua những quán cao lầu ngon ở Hội An này nhé!
Chợ Hội An
Đến du lịch ở Hội An mà không ghé qua chợ Hội An thì thực sự đáng tiếc. Khu chợ này nổi tiếng là một thiên đường ẩm thực. Tại đây bạn có thể thưởng thức được bất cứ món ngon đặc sản nào của Hội An, và chắc chắn bạn sẽ được ăn món cao lầu Hội An chuẩn vị, thơm ngon mà giá còn rất “hạt dẻ”.
Xem Thêm : Những điểm đón Giáng sinh lãng mạn ở Hà Nội
Địa chỉ: Nút giao các tuyến phố Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học; TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 6h – 22h
Giá tham khảo: 15.000 VNĐ – 30.000 VNĐ
Cao lầu Liên Hội An
Nếu muốn thưởng thức cao lầu Hội An chuẩn vị nhất thì bạn nhất định phải ghé qua quán cao lầu Liên. So với nhiều quán cao lầu khác ở Hội An, quán cao lầu này mang đến cho thực khách những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Sợi mì được làm chuẩn, từ gạo nguyên chất Quảng Nam và nước giếng Bá Lễ, nước dùng đậm vị, phù hợp với khẩu vị của dân địa phương và chắc chắn sẽ làm vừa miệng tất cả các vị khách đến đây.
Địa chỉ: số 16 đường Thái Phiên, thuộc TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 13h – 21h
Giá tham khảo: 25.000 VNĐ – 45.000 VNĐ
Cao lầu không gian xanh Hội An
Đúng như cái tên của nó, đến đây bạn không chỉ được thưởng thức món cao lầu Hội An chuẩn vị xứ Quảng mà còn được hòa mình trong không gian xanh mát và được hít thở bầu không khí trong lành.
Địa chỉ: Số 687 đường Hai Bà Trưng, ngay trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 9h3 0 – 21h
Giá tham khảo: 30.000 VNĐ – 50.000 VNĐ
Cao lầu bà Thanh Hội An
Nếu bạn muốn biết cao lầu Hội An quán nào ngon thì thực sự có hơi khó vì tại Hội An có rất nhiều quán bán món ngon này. Nhưng bạn có thể đến thử quán cao lầu bà Thanh. Với tuổi đời hơn 30 năm, tin chắc rằng bạn sẽ thích mê cao lầu ở đây cho mà xem.
Địa chỉ: Số 26 đường Thái Phiên, thuộc trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 7h – 19h
Giá tham khảo: 30.000 VNĐ – 45.000 VNĐ
Cao lầu và cơm gà Hội An Phúc
Nằm trên đường Phan Chu Trinh, quán Phúc nhỏ xinh nhưng lúc nào cũng thu hút một lượng lớn khách đến thưởng thức cao lầu. Cao lầu ở đây dai, nước dùng đậm đà. Chủ quán rất dễ thương, lúc nào cũng cho thêm khách rau thơm hoặc tóp mỡ.
Địa chỉ: số 11 đường Phan Chu Trinh, thuộc địa phận phường Cẩm Châu, TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 10h – 21h
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ – 45.000 VNĐ
Cao lầu chay Tâm Quang Minh
Nếu bạn là người ăn hay mà muốn thử món cao lầu Hội An thì quán Tâm Quang Minh chính là một lựa chọn vô cùng đúng đắn dành cho bạn. Quán đã nổi tiếng là một trong những nhà hàng chay ngon nhất Hội An. Bên cạnh thưởng thức cao lầu, bạn có thể thử một vài món khác như bánh xèo hay mì Quảng.
Địa chỉ: Số 33 đường Lý Thái Tổ, thuộc phường Sơn Phong, trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 6h – 22h
Giá tham khảo: 15.000 VNĐ – 50.000 VNĐ
Cao lầu Hội An Trung Bắc
Có tuổi đời lên đến trăm năm, lại nằm ngay trung tâm thành phố, quán cao lầu Hội An Trung Bắc chính là điểm đến quen thuộc của khách du lịch. Đây cũng chính là quán cao lầu được nhiều người dân địa phương giới thiệu cho du khách nhất. Điều đó cũng đủ chứng minh được hương vị thơm ngon của cao lầu Hội An ở đây.
Địa chỉ: Số 87 đường Trần Phú, trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 7h – 22h
Xem Thêm : Ẩm thực Nhật Bản – Tinh hoa hội tụ trong 33 món ăn Nhật Bản nổi tiếng
Giá tham khảo: 40.000 VNĐ – 60.000 VNĐ
Lân – Cao lầu bánh đập Hội An
Nếu xuất phát từ hướng Cẩm Nam để đến Hội An, bạn có thể thưởng thức món cao lầu tại quán Lân. Không gian của quán thoáng đãng vì quán nằm bên bờ sông. Đặc điểm giá cả ở quán Lân rất vừa phải và hợp túi tiền, bạn có thể ăn một combo với giá chưa đến 50.000 VNĐ.
Địa chỉ: tọa lạc tại Cẩm Nam, TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 7h– 22h
Giá tham khảo: 10.000 VNĐ – 50.000 VNĐ
Cao lầu Hội An ngon rẻ Bà Bé
Dù đã giới thiệu về chợ Hội An là một trong những địa điểm du khách có thể thưởng thức món cao lầu Hội An ngon – bổ – rẻ nhưng chúng mình vẫn phải dành mấy dòng để giới thiệu về quán Bà Bé hay nói đúng hơn nó chỉ là một quầy hàng nhỏ bên trong khu ẩm thực chợ Hội An. Tuy chỉ là quầy hàng nho nhỏ nhưng món cao lầu ở đây lại ngon vô cùng, đặc biệt là nước dùng rất thơm ngon và vừa miệng.
Địa chỉ: bên trong khu ẩm thực chợ Hội An, thuộc phường Trần Phú, TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 14h – 22h
Giá tham khảo: 30.000 VNĐ
Bá Lễ – chuyên cao lầu Hội An
Nếu bạn muốn ba bữa một ngày đều có thể thưởng thức cao lầu Hội An thì bạn nhất định phải đến quán Bá Lễ. Quán mở từ sáng cho đến tối muộn mới đóng cửa, và dù ở thời điểm nào cũng đông khách. Điều khiến thực khách yêu thích món cao lầu ở đây chủ yếu do nguyên liệu của quán rất tươi ngon, được lựa chọn rất kỹ càng.
Địa chỉ: Số 49/3 trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 7h – 22h
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ – 45.000 VNĐ
Cao lầu Hai Toản
Nằm trên vỉa hè đường Phan Chu Trinh nhưng chất lượng cao lầu ở quán Hai Toản không hề “vỉa hè” một chút nào. Sợi cao lầu ngon, dai, xá xíu thơm, nước dùng đậm đà. Đây là một nơi lý tưởng nếu bạn muốn ăn thử cao lầu Hội An.
Địa chỉ: số 27 đường Phan Chu Trinh, thuộc phường Cẩm Châu, TP. Hội An, Quảng Nam.
Giờ mở cửa: 15h – 20h
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ – 35.000 VNĐ
Quán Bốn – Mì Quảng cao lầu Hội An
Không chỉ nổi tiếng bởi món cao lầu Hội An ngon miệng, quán Bốn còn nổi tiếng vì có vị trí thuận lợi. Nằm ngay gần bãi biển Hội An, quán đã thu hút biết bao du khách đến thưởng thức. Lần đầu tiên, người ta đến quán có lẽ chỉ vì muốn dừng chân sau khi đã tắm biển thỏa thê nhưng lần thứ hai đến quán thì chắc chắn là do món cao lầu rồi. Đặc biệt, món cao lầu ở đây không chuẩn vị Quảng mà được biến tấu một chút để hợp hơn với khẩu vị của du khách đến từ khắp mọi miền.
Địa chỉ: số 474 thuộc đường Cửa Đại, trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 7h – 22h
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ – 50.000 VNĐ
Cao lầu Ông Tý
Dù không quá nổi tiếng nhưng chất lượng món cao lầu ở đây vẫn thuộc hàng top của Hội An. Tô cao lầu của quán có màu đẹp, sợi cao lầu có màu vàng óng, nước dùng đậm đà, rất vừa miệng, thịt xá xíu ăn kèm tóp mỡ, thêm miếng bánh đá và ít rau sống thì phải là ngon tuyệt. Đặc biệt, rau sống ở đây là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể xin thêm tùy thích nhé.
Địa chỉ: số 71 đường Phan Chu Trinh, phường Minh An,TP. Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 9h-22h
Giá tham khảo: 25.000 VNĐ – 50.000 VND
Vậy trong bài viết này, chúng mình đã giúp bạn hiểu thêm hơn về món cao lầu Hội An trứ danh và giới thiệu cho bạn top 13 quán cao lầu ngon ở Hội An. Mong rằng bạn sẽ có những trải nghiệm tốt nhất khi đi du lịch ở Hội An và thưởng thức món cao lương mỹ vị này.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực