Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm luôn là một trong những chủ đề được các mẹ bỉm tìm kiếm. Bởi, bước vào giai đoạn ăn dặm thì cháo được xem là thức ăn phù hợp nhất dành cho bé. Và, những cách chế biến cháo làm sao đầy đủ chất dinh dưỡng nhất luôn được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng. Hiểu được điều đó, nên bài viết ngày hôm nay Cachnau.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn đơn giản nhất. Theo dõi để học hỏi và thực hiện ngay nhé.
Bạn Đang Xem: Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn mẹ cần biết
Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn mẹ bỉm nào cũng quan tâm. Ảnh: Internet
1. Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi
Từ 5 – 6 tháng tuổi là giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm. Lúc này, bố mẹ chỉ nên chọn những nguyên liệu ăn dặm chủ yếu như: rau, củ, quả, sữa, ngũ cốc. Nên chọn rau xanh có lá màu xanh thẫm. Chỉ lấy lá, không lấy phần thân, cọng. Những loại củ, quả nên nấu như: cà chua, khoai lang, cà rốt, táo, lê, xoài, bí đỏ, các loại đậu,…. Khi nấu mẹ nên vệ sinh nguyên liệu thật kỹ. Nấu chín mềm nhuyễn để giúp bé ăn dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mẹ nên hạn chế dùng những loại rau củ có thể sẽ gây dị ứng như: lạc, đậu nành, ngô, lúa mì, lúa mạch. Nếu muốn thử thì có thể nấu riêng lẻ từng loại nguyên liệu trên, và cho bé ăn một lượng ít để theo dõi phản ứng của trẻ. Nên cho bé ăn khoảng 3 lần để biết chính xác hơn mẹ nhé. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu như: đỏ mắt, ngứa da, khó thở, nổi mẩn đỏ,… thì ngay lập tức nên dừng cho bé ăn thực phẩm đó lại. Thông thường, nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm, thì mẹ không nên cho bé ăn thực phẩm đó. Vì khả năng trẻ bị dị ứng là rất cao.
Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi chủ yếu dùng rau củ. Ảnh: Internet
2. Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi
Bước sang tháng 7, trẻ đã quen dần với việc ăn dặm. Lúc này bố, mẹ có thể giới thiệu đến bé nhiều nguyên liệu đa dạng hơn như thịt, cá, tôm, trứng, thịt gà,… Những nguyên liệu này chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Bổ sung đều đặn sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn. Để nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn mua loại thịt nạc, mềm, còn tươi, những loại cá béo. Mỗi bữa ăn lượng thịt cá bé cần cung cấp là khoảng 15g.
Xem Thêm : Cách nấu bún cá ngừ Quy Nhơn chuẩn vị từ người bản xứ
Lưu ý, không nên cho bé ăn cá quá 3 lần/tuần mẹ nhé. Ngoài ra, những bé rất dễ bị dị ứng với thực phẩm mới, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn tôm và trứng ở giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi. Những loại hải sản có vỏ cứng như hàu, trai, nghêu, sò,… cũng rất dễ gây dị ứng. Do đó, mẹ cũng không nên cho bé ăn.
Giai đoạn này bố mẹ có thể nêm nếm gia vị cho con với gia vị dành riêng cho tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, không nên nêm nếm quá nhiều hoặc dùng gia vị dành cho người lớn. Vì dùng quá nhiều đường hoặc muối cho trẻ dưới 12 tháng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn quá nhạt trong thời gian dài cũng sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, bố mẹ cần phải lưu ý nhé.
Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi cần lưu ý về gia vị. Ảnh: Internet
3. Những sai lầm bố mẹ cần tránh khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm
Trẻ khi đến tuổi ăn dặm thì cháo được xem là món ăn khá thích hợp. Cháo có cách chế biến vừa đơn giản mà lại vừa đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ mắc sai lầm trong quá trình nấu cháo cho bé ăn dặm mà không hề biết đó là sai. Nếu điều đó tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé. Cụ thể, những sai lầm mà bố mẹ thường mắc phải khi nấu ăn có thể kể đến như:
Cho dầu ăn vào cháo dễ khiến bé bị tiêu chảy
Đa số nhiều mẹ bỉm đều cho rằng việc trẻ ăn đồ ăn chứa dầu mỡ sẽ rất dễ bị đau bụng. Do đường ruột của trẻ vẫn còn yếu. Mặc dù điều này không sai, nhưng đó là với trường hợp mẹ dùng sai cách. Bởi, trong dầu ăn có chứa rất nhiều năng lượng cung cấp cho hoạt động của bé. Không những vậy, dầu ăn còn giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác tốt hơn.
Có thể thấy, dầu ăn cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo nhất cũng như phòng tránh, mẹ chỉ nên sử dụng dầu ăn dành riêng cho trẻ em. Ngoài ra, nên chọn cả hai loại gồm dầu thực vật và động vật để xen kẽ các ngày. Dùng vừa đủ khi chuẩn bị món ăn cho bé. Như vậy sẽ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn cho bé.
Xem Thêm : Thưởng thức nét độc đáo của canh giá đỗ thịt bò mang hương vị Hàn Quốc
Không nên cho quá nhiều dầu ăn vào cháo dễ khiến bé bị tiêu chảy. Ảnh: Internet
Xay nhuyễn cháo khi trẻ bắt đầu mọc răng
Hầu hết khi cho con ăn dặm ba mẹ rất sợ trẻ sẽ bị hóc, khó tiêu và nôn ói. Nên thường xay nhuyễn thức ăn để giúp bé ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này kéo dài lại không phù hợp với sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi trẻ đã bắt đầu mọc răng. Do đó, mẹ hãy tập dần cho trẻ ăn từ thức ăn nhuyễn đến sệt, đặc, thô tăng dần hoặc thực phẩm khô tùy theo mốc phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn dặm, nếu trẻ bị nôn ói khi ăn thì mẹ đừng quá lo lắng. Trừ những trường hợp liên quan đến chất lượng thực phẩm, còn lại liên quan đến làm quen thì sau vài lần tập ăn, trẻ sẽ thích nghi với thức ăn mới.
Nấu một lần dùng cho cả ngày
Một sai lầm tiếp theo mà chúng ta thường thấy ở nhiều mẹ bỉm khi nấu cháo ăn dặm đó chính là nấu một lần dùng cho cả ngày. Mặc dù việc này giúp mẹ tiết kiệm thời gian và rất tiện lợi, nhưng nó lại không tốt cho bé yêu. Vì, cháo bảo quản lâu các chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hao. Nếu để cả ngày thì dưỡng chất trong cháo sẽ hao hụt dần. Đồng thời, việc bảo quản cháo ở nhiệt độ thường khoảng 2 tiếng, hoặc trong ngăn mát tủ lạnh 3 tiếng là đã xuất hiện vi khuẩn gây hại. Nếu cho bé ăn sẽ rất không tốt cho đường ruột. Do đó, bố mẹ nên chịu khó mỗi lần ăn hãy nấu cháo. Không nên nấu một lần dùng cho cả ngày.
Bố, mẹ không nên nấu cháo dùng một lần cho cả ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ảnh: Internet
Nêm quá nhiều gia vị vào cháo
Khi nấu cháo cho trẻ ở giai đoạn đã quen ăn dặm, bố mẹ có thể nêm nếm gia vị. Gia vị phù hợp độ tuổi để giúp bé dễ ăn hơn. Nhưng không vì vậy mà nêm quá nhiều gia vị. Nêm quá nhiều gia vị có thể gây hại cho dạ dày và thận của trẻ. Bên cạnh đó, nêm nhiều gia vị cũng sẽ khiến bé không thể nhận ra vị ngon của thực phẩm đó. Điểu này dẫn đến bé khó phân biệt được món này với món kia. Trẻ từ đó cũng rất dễ bị ngấy và biếng ăn.
Bài viết trên vừa chia sẻ đến cho bạn đọc cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm theo giai đoạn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp dành cho bé. Bên cạnh đó, để giúp trẻ phát triển tốt nhất, bố mẹ cũng đừng quên những lưu ý liên quan khác mà Cachnau.vn đã chia sẻ ở chuyên mục 3 nhé. Tin rằng những thông tin bổ ích ấy sẽ giúp bố mẹ chăm con hoàn hảo hơn.
Diễm Diễm
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực