Trong những ngày Lễ – Tết không thể thiếu được món giò lụa thơm ngon. Và cách làm giò lụa ngon không phải ai cũng biết. Nếu như thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh là 6 thức không thể thiếu trong ngày Tết thì món giò lụa được coi như là món bổ trợ, kết hợp với bánh chưng, dưa hành tạo nên một mâm cơm cúng ngày Tết hoàn chỉnh, góp phần giúp bữa ăn ngày Tết thêm thơm ngon, tròn vị. Ngày hôm nay Emvaobep xin được giới thiệu tới các bạn cách làm giò lụa ngon, thủ công ngay tại nhà giúp bạn yên tâm hơn trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nào cùng tìm hiểu ngay thôi!
- Cách làm giò xào bằng khuôn vừa ngon vừa dễ làm
- Cách làm giò thủ (giò xào) ngon, hợp khẩu vị gia đình.
I. Nguyên liệu làm giò lụa ngon
- Thịt lợn 1kg: Bạn nên chọn phần thịt chân giò loại mới mổ, tươi ngon ngoài chợ. Thịt chân giò vừa ngọt vừa không chứa các tạp chất nên khi gói giò sẽ mềm và chặt thịt hơn.
- Bột năng: khoảng 40g
- Bột nở: 5 đến 10g
- Mỡ lợn: 100g
- Lá chuối: Nên chọn loại lá chuối tiêu hoặc lá chuối hột, chiều ngang khoảng 40cm.
- Dây lạt: Dùng dây giang vừa dẻo vừa dai nhé.
- Gia vị: nước mắm, bột canh, mì chính, hạt tiêu,..
Bạn Đang Xem: Cách làm giò lụa ngon tại nhà theo công thức truyền thống
II. Cách làm giò lụa ngon
Bước 1:
Thịt chân giò sau khi mua về tiến hành lọc bỏ hết phần gân bên ngoài rồi rửa sạch và để ráo. Thái nhỏ thịt thành từng miếng nhỏ.
Phần mỡ mua về bạn đem rửa sạch, rồi cũng thái nhỏ thành từng miếng càng nhỏ càng tốt. Mỡ khi thêm vào giò sẽ giúp giò lụa không bị khô và tăng thêm độ thơm, ngậy.
Bước 2:
Bước tiếp theo của cách làm giò lụa ngon đó là giã nhỏ thịt.
Nếu bạn không có nhiều thời gian và dụng cụ bếp, có thể cho thịt chân giò, thịt mỡ vào trong máy xay để xay nhuyễn thịt. Tuy nhiên sử dụng máy xay sẽ khiến các thớ thịt bị đứt và giò lụa khi gói sẽ không được chặt, chắc chắn nữa. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một chiếc chày và cối để giã thịt.
Xem Thêm : Cách gói giò xào ngon đang được nhiều người áp dụng nhất
Khi giã thịt bạn cho từng lượng thịt một vào cối để giã. Đổ nước mắm ra một bát con, trong quá trình giã thịt bạn nhúng chày vào bát nước mắm rồi sử dụng để giã, như vậy thịt sẽ ngấm đều nước mắm hơn và tăng vị đậm đà, thơm ngon của món giò lụa. Vừa giã vừa cho thêm thịt mỡ, bột nở, bột năng và các loại gia vị mắm muối, hạt tiêu vào giã cùng. Đến khi thịt thật nhuyễn, mịn và bám xung quanh thành cối là đã đạt yêu cầu, múc thịt ra để chuẩn bị cho công đoạn gói giò. Thịt càng giã nhuyễn thì khi gói càng chặt và ít bị rỗ khí.
Bước 3: Gói giò
Bạn dùng lá chuối để gói giò nhé, hương thơm đặc trưng của lá chuối kết hợp với thịt giò cũng chính là một yếu tố tạo nên vị ngon của giò lụa truyền thống đấy.
Trước khi gói, bạn đun một nồi nước sôi rồi hơ qua lá chuối lên trên miệng nồi, hơi nước bốc ra sẽ giúp lá chuối có độ dai dễ dàng gói hơn và không bị rách trong quá trình luộc, sau đó dùng khăn lau khô lá.
Bạn nhặt khoảng 3 đến 4 chiếc lá, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15cm bỏ riêng ra để gói 2 đầu chả lụa.
– Xếp 2 lá chuối cạnh mép nhau sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều dọc, sau đó xếp tiếp 2 lá chuối còn lại chồng lên 2 lá chuối trước sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều ngang.
Cách làm giò lụa ngon nhất theo công thức cổ truyền
Cho thịt đã giã nhuyễn vào giữa lá gói, dùng tay quấn tròn lá lại hoặc sử dụng dây lạt buộc giữ lại ở giữa nếu tay bạn giữ bị yếu.
Tiếp đến là bước gói kín 2 đầu của giò lụa: Bạn gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng chả lụa dọc lên. Gấp lá chuối ở đầu phía trên vào trong, lấy 2 miếng lá chuối cắt nhỏ lúc nãy phủ hình chữ thấp lên đầu phía trên của giò rồi dùng lạt buộc lại.
Dựng ngược đầu kia lại rồi làm tương tự, cho đến khi 2 đầu của giò đã được cố định chắc chắn. (Như hình minh họa)
Xem Thêm : Cách làm giò xào thịt đông cho ngày Tết cực kì ngon
Buộc cố định thêm 2 dây lạt giữa thân giò theo chiều ngang và 2 dây đan chữ thập theo chiều dọc của giò (bọc qua lớp lá giữ 2 đầu giò). Sau khi gói xong giò có thể bị nhăn nheo và hơi xấu, tuy nhiên bạn đừng lo, hấp xong thịt giò nở ra rất tròn trịa và đẹp mắt.
Bước 4: Hấp giò
Cho giò vào nồi hấp và hấp trong khoảng 1 giờ đồng hồ rồi vớt ra ngoài để nguội. Trong quá trình hấp giò, để biết giò đã chín chưa, bạn có thể chọc 1 cây tăm nhỏ vào khoanh giò, nếu tăm rút ra còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín cần hấp thêm. Ngoài ra mọi người cần chú ý tuyệt đối không vớt ra rồi cho ngay giò vào nước lạnh nhé. Việc làm trên không những không khiến giò săn chắc hơn mà còn khiến nước ngấm vào giò, gây ra hiện tượng giò bị thâm, bở ăn mất ngon. Để nguội một lúc giò sẽ bớt phồng, căng và trở về trạng thái bình thường rất đẹp mắt.
Giò lụa sau khi hoàn thành bạn có thể cắt khoanh ra đĩa để thắp hương hoặc sử dụng ngay trong bữa ăn nhé. Ăn đến đâu cắt đến đấy và đừng quên bọc kín đầu sau khi cắt rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần. Món giò thành phẩm vừa có độ mịn của mặt giò tiếp xúc với lá chuối, vừa có màu xanh, hương thơm đặc trưng của lá chuối hấp chín; quyện với vị ngon, ngọt của thịt xen lẫn vị cay thơm của hạt tiêu, chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng vì đã bỏ ra công sức để làm đâu. Kết thúc bài viết về cách làm giò lụa ngon là một số hình ảnh trang trí đẹp mắt của món giò lụa cho bạn tham khảo. Chúc bạn thành công và ngon miệng với món giò lụa cổ truyền này!
Cắt 4 cạnh của khoanh giò sao cho phần ở giữa có hình vuông cắt đôi mỗi phần viền rồi ghép lại với nhau như trong hình. Tỉa hoa cà rốt, trang trí cùng với 1 cọng rau mùi
Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
Cách làm giò lụa ngon và trang trí giò lụa đẹp mắt, giúp tăng thêm hấp dẫn cho bữa ăn.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Món Giò