Khu vực dự trữ/lưu kho sản phẩm (Storage Area/Inventory Area) là khu vực đặt để thành phẩm OK sau khi đã được sản xuất và đóng gói hoàn thiện, chờ kế hoạch xuất hàng. Trong bài viết trước Mr.Business đã giới thiệu tới các bạn cách bố trí layout khu vực dự trữ sản phẩm trong mối tương quan với layout dây chuyền và layout chờ xuất hàng. Nối tiếp theo bài viết này, ngày hôm nay Mr.Business sẽ cùng bạn đi thiết lập chi tiết layout khu vực dự trữ sản phẩm.
Chú ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các công ty
Chi tiết cách bố trí, sắp đặt layout khu vực dự trữ sản phẩm
– Xem thêm: Tổng quan về cách thiết lập layout kho sản phẩm trong nhà máy
I. Thiết lập kiểu layout bên trong khu vực dự trữ sản phẩm
Sau khi đã lựa chọn được kiểu layout phù hợp với các công đoạn trước và sau, chúng ta sẽ đi đến thiết lập layout chi tiết trong khu vực này.
Thông thường có 2 kiểu bố trí layout khu vực dự trữ sản phẩm: Kiểu ngang và kiểu dọc
(Hình minh họa)
Xét về tiêu chuẩn hóa, kiểu bố trí dọc thường được chọn làm hình mẫu nên sử dụng và hướng tới. Tại đây dòng chảy sản phẩm là xuyên suốt, độc lập và ngắn nhất, không có sự chồng chéo của các công đoạn.
Tuy nhiên nếu trường hợp layout kho bao gồm nhiều mã sản phẩm, nhiều vị trí đặt để thì diện tích cần thiết là khá lớn. Chưa nói đến trường hợp layout có thể bị giới hạn và không thể mở rộng về 2 bên. Vì vậy trong trường hợp đó, cần tính đến việc sử dụng layout kiểu ngang để có thể sử dụng chung diện tích và giảm diện tích sử dụng.
II. Bố trí thứ tự ưu tiên hàng hóa bên trong layout
Sau khi đã lựa chọn được kiểu layout bên trong khu vực dự trữ sản phẩm, ta sẽ đi tới bố trí việc đặt để hàng hóa trong kho sao cho hợp lí.
Công đoạn này ta cũng so sánh dựa trên mối liên hệ với các công đoạn trước và sau của khu vực này.
Có 2 trường hợp sắp đặt layout hàng hóa như sau: Bố trí dựa theo dây chuyền sản xuất và bố trí theo khách hàng xuất tới.
A. Sắp đặt hàng hóa theo dây chuyền sản xuất
– Như trên sơ đồ bạn có thể thấy: Sắp xếp vị trí dự trữ các loại sản phẩm có sản lượng lớn, lưu chuyển từ dây chuyền sang khu vực lưu kho với tần suất lớn gần với dây chuyền sản xuất. Các mã sản lượng thấp và tần suất lưu chuyển ít ở vị trí xa hơn.
– Lợi ích: Giảm thời gian di chuyển từ dây chuyền đến khu vực lưu kho.
B. Sắp đặt hàng hóa theo khách hàng xuất tới
– Trong trường hợp này, vị trí lưu kho sẽ được quy định dựa trên vị trí chờ xuất tới các khách hàng: Khu vực dành cho khách hàng xuất nhiều sẽ ở vị trí gần nhất, khách hàng xuất ít ở vị trí xa hơn
– Lợi ích: Giảm thời gian di chuyển gom hàng xuất.
Tùy từng điều kiện kho thực tế và yêu cầu của công việc mà bạn lựa chọn kiểu layout khu vực dự trữ sản phẩm cũng như cách sắp xếp hàng hóa trong kho một cách hợp lí và hiệu quả nhất nhé. Trong những bài viết tiếp theo, Mr.Business sẽ đi tiếp vào cách bố trí layout cho các khu vực chờ xuất hàng (khu vực nhặt hàng), khu vực xuất hàng.