Nghi lễ cúng ông công ông táo gia đình Việt nào cũng tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Cứ đến ngày này là các chị em nội trợ chuẩn bị đi chợ sớm, chọn mua đầy đủ những món đồ cúng để cho mâm cỗ cúng được đầy đủ nhất.
Đây là một nghi lễ truyền thống của người dân Việt, không thể thiếu trong các gia đình. Là ngày mà các gia đình tiễn các vị thần về chầu trời báo cáo chuyện trần gian và cũng không quên xin sự bình an, hạnh phúc và sung túc cho năm mới nữa.
Bạn Đang Xem: Nghi lễ cúng ông Công ông Táo 2022 đẹp, chuẩn ý tâm linh
Vì vậy, các gia đình rất chú trọng trong việc chuẩn bị mâm cúng, rồi nghi lễ thế nào cho phải, bài khấn cho thành tâm nhất. Hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết nhất nhé!
Nghi lễ cúng ông công ông táo
Trong các nghi lễ cũng ông công ông táo thì người ta sẽ chú ý đến 3 điều. Đó là: đồ cúng(đồ lễ), vị trí đặt đồ lễ và thời gian tiến hành khấn. Để hiểu rõ hơn, Emvaobep sẽ chỉ cho bạn cách chi tiết nhất, để bạn có thể hiểu và chuẩn bị mọi thứ cho thật chu đáo nhé!
1. Đồ cúng, đồ lễ
Ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam thì người ta sẽ có những cách chuẩn bị đồ lễ có nét khác biệt riêng. Nhưng đối với niềm tin đất Việt, thì những đồ cúng cơ bản luôn được các chị em nội trợ chuẩn bị trong ngày Tết ông công ông táo.
Quan niệm truyền thống, mâm cỗ không nhất thiết là phải thật hoành tráng, đủ loại món sơn hào hải vị, nhưng đơn giản là bánh, kẹo và nước trà, muốn xin Táo công thưa chuyện với Ngọc Hoàng những điều hay, điều tốt. Bạn không nhất thiết phải chuẩn bị một mâm cỗ đầy cho ngày tết công táo này. Nếu là mâm cỗ thì cũng không đặt lên bàn thờ, mà bạn phải chuẩn bị một cái bàn con ở phía dưới bàn thờ và đặt mâm ở đó.
Xem Thêm : Tận dụng trà túi lọc để khử mùi, dầu mỡ trong nồi chiên không dầu
Bên cạnh đó người ta cũng không quên chuẩn bị 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Sau khi cúng ông Công ông táo thì đồ vàng mã này sẽ được hóa(đốt đi). Bạn cũng có thể không chuẩn bị lễ vật này, vì cũng không thực sự cần thiết trong ngày lễ này!
Bạn cũng thấy vào ngày 23 tháng Chạp này có rất nhiều người bán cá chép vàng và hầu như gia đình nào cũng mua cá vàng về để cúng ông Công ông Táo. Theo quan niệm người Bắc, cá chép vàng (hoặc cá chép) còn sống thả trong chậu nước, muốn nhắc đến câu chuyện “cá chép hóa rồng” để các Táo cưỡi về chầu trời. Sau khi làm lễ cúng, người ta sẽ đem cá phóng sinh ngoài ao hồ, hoặc ra sông.
Những nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc chuẩn bị cá chép trong ngày lễ này mà lại đem cá đi rán để cúng thì sai đi ý nghĩa; hoặc trào lưu phóng sinh mà mua rất nhiều tôm, ốc, cua, rùa hay cả chậu cá mà thả xuống sông. Bạn hãy tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng cá chép trong ngày này nhé!
Còn khi đến với mảnh đất miền Trung, người dân sẽ chuẩn bị thêm một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ cho lễ cúng. Và Ở miền Nam thì chỉ chuẩn bị thêm mũ, áo và đôi hài bằng giấy là được.
2. Vị trí đặt đồ lễ
Vị trí làm lễ thường là trước ngay bàn thờ thần linh gia tiên. Chuẩn bị một cái bàn nhỏ, rồi sắp đồ lên đó, chứ bạn không nên đặt đồ lễ ở bàn thờ Phật hoặc hơn cả là lập riêng bàn thờ Táo quân.
Xem Thêm : Khám phá lễ Chuseok trong Tết trung thu của người Hàn Quốc
Một số nơi, đặc biệt là ở miền Nam, người ta thường lập một bàn thờ Táo quân riêng ở bếp. Vì có quan niệm rằng có một Thần táo chuyên lo việc bếp núc. Tuy nhiên, đây là điều không cần thiết và cũng không nên làm như vậy. Điều này có thể xảy ra tranh cãi giữa những thần linh trong một nhà thờ, từ đó mà có thể gây ra sự không hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình hay con cái khó con cái không được ngoan ngoãn, lận đận chuyện trong chuyện tình cảm. Vì thế, nên đặt mâm cúng ở trước bàn thờ gia tiên rồi cả gia đình cùng nhau sum họp nhé!
Gia đình làm lễ đến khi thấy hương cháy đến 2/3 thì có thể đem vàng mã ra hóa và phóng sinh cá chép.
3. Thời gian
Bên cạnh đồ cúng là vị trí đặt đồ cúng thì thời gian làm lễ cũng hết sức quan trọng. Theo quan niệm của dân gian, các gia đình phải làm lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp lên trời báo cáo, sau giờ này thì cổng thiên đình sẽ đóng cửa, Táo không thể gặp được Ngọc Hoàng. Điều này chưa thực sự là đúng, vì theo truyền thuyết kể lại, đến tối thì các Táo mới lên trời. Các gia đình đều có thể cúng từ ngày 21 đến hết ngày 23 tháng Chạp, những gia đình bận kinh doanh vào dịp Tết hoàn toàn có thể làm lễ trước.
Thêm một điều nữa, khi làm lễ cúng ông Công ông Táo thì người ta không xin phú quý, giàu sang, mà chỉ xin Táo nói những điều hay cho gia đình mình!
Tục cưới hỏi cũng có những nghi lễ cần phải tuân theo và nghi lễ cũng ông Công ông Táo cũng vậy. Đối với các vị thần, chúng ta cần phải chuẩn bị mọi thứ kĩ lưỡng, đầy đủ và đặc biệt là tấm lòng thành tâm. Cũng cần chuẩn bị bài khấn cho đúng, đầy đủ nữa. Bạn hãy học những nghi lễ cho ngày cúng ông công ông táo được tốt đẹp nhất nhé!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp