Nhắc đến Tết là mọi người nghĩ ngay đến bánh chưng, mứt Tết, hoa đào, hoa mai,… và một thức không thể thiếu nữa đó chính là mâm ngũ quả. Ngũ theo tiếng Hán nghĩa là “năm”, tương ứng như thế sẽ là 5 loại quả được sử dụng để bày biện trên bàn thờ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên, thần linh. Vậy bạn đã nắm được 5 thứ quả đó là gì? Và cách bày biện ra sao cho phù hợp với tục lệ của địa phương, nơi bạn sống? Hãy cùng tìm hiểu ngay cách bày mâm ngũ quả ngày Tết dưới đây cùng Emvaobep nhé!
- Ưu nhược điểm nướng sò điệp bằng nồi chiên không dầu và lò nướng
- Dùng bếp điện có tốn điện không? Cách tiết kiệm điện khi dùng bếp điện
- Review nồi cơm điện cao tần 1.5l Sunhouse Mama SHD8955 nấu cơm trộn
- Các thương hiệu lò vi sóng chất lượng, giá tốt thường thấy trên thị trường
- Cách sơ cứu đuối nước kịp thời trong tình huống khẩn cấp
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp mắt – Cach bay mam ngu qua
Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách bày biện mâm ngũ quả thật đơn giản và đẹp mắt trong bài viết mình sắp giới thiệu dưới đây nhé!
Bạn Đang Xem: Mẹo bày mâm ngũ quả đơn giản, đẹp mắt trong ngày Tết
I. Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.
Hiện nay do thể hiện tính thẩm mỹ cùng thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên mà người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết trong khi đó miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết.
Cách bày mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Mam ngu qua – Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt
Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với nhiều màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Xem Thêm : Review lò vi sóng Sharp R-G302VN-S dùng để nướng xúc xích
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
– Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
– Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
– Đào: thể hiện sự thăng tiến.
– Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
– Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
– Táo: có nghĩa là phú quý.
– Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
– Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
– Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
– Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
– Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.
– Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
– Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
– Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả. Ta cùng điểm qua mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước.
II. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc – Mam ngu qua ngay Tet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
III. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Xem Thêm : Đường nâu là gì? Bao nhiêu 1kg, cách bảo quản và các món ngon với đường nâu
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú.
IV. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Cách bày mâm ngủ quả ngày Tết đẹp mắt – Mam ngu qua ngay Tet
Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung(theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Trong cuộc sống xã hội hiện đại những phong tục xa xưa có thể được tiêu giản đi nhiều phần, ví như nhiều nơi có thể bày biện “thập quả” hoặc nhiều hơn “ngũ quả“… Tuy nhiên đa số mọi người vẫn chọn số quả là lẻ và cái tên “ngũ quả” vẫn luôn được lưu truyền, nhắc đến như một điều thiêng liêng không thể thiếu trên bàn thờ của các gia đình Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc bày biện, chăm chút cho mâm ngũ quả của gia đình giúp cho quang cảnh không gian thờ cúng gia tiên thêm đẹp mắt, tươi vui và rực rỡ. Hi vọng thông qua cách bày mâm ngũ quả ngày Tết – Mam ngu qua ngay Tet mà Emvaobep đã giới thiệu trên đây, bạn sẽ tự tay mình sửa soạn một mâm ngũ quả thật đẹp mắt để dâng lên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết tới đây. Chúc các bạn một năm mới thành công và hạnh phúc!
(Nguồn: Sưu tầm)
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Mẹo vặt