Trong rất nhiều loại lạp xưởng khác nhau thì món lạp xưởng mang hương vị đặc trưng của các dân tộc vùng cao Tây Bắc luôn khiến thực khách phải mê mẩn. Giờ đây, với cách làm lạp xưởng Tây Bắc mà Emvaobep sắp chia sẻ, bạn có thể cùng gia đình thưởng thức hương vị đấy ngay tại nhà mà không phải đi đâu xa hay mua sắm ngoài hàng. Còn chần chừ gì nữa, đây chính là cơ hội tốt để bạn trổ tài chiêu đãi cả nhà mình trong những ngày Tết nguyên đán sắp tới đấy nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu thôi, emvaobep sẽ giúp bạn mang cả hương vị miền núi cao về với gian bếp nhà mình!
Bạn Đang Xem: Mách bạn cách làm lạp xưởng Tây Bắc ngon đúng vị vùng cao
Nguyên liệu cần có để làm lạp xưởng Tây Bắc
- Thịt mông hoặc nạc vai: 3 kg
- Thịt mỡ gáy: 1 kg
- Ruột heo non: 0,5 kg
- Rượu trắng: 0,5 lít (tốt nhất là tìm mua được rượu Mai Đào rất thơm và dậy hương)
- Gia vị: mì chính, muối, hạt tiêu xay, đường
- Than hoa để hong, bã mía
- Dụng cụ: Lạt chẻ mỏng, một đoạn ống nước dài 10 cm, bơm bong bóng và 1 chiếc kim khâu.
Cách làm lạp xưởng Tây Bắc đúng vị, thơm ngon hết sẩy
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Với thịt và mỡ lợn, bạn rửa sạch bằng rượu trắng, sau đó cho ra rổ để ráo nước rồi thái nhỏ dạng hạt lựu. Xong xuôi thì bạn cho thịt vào một chiếc âu, ướp cùng các loại gia vị như đã chuẩn bị, mỗi thứ một ít sao cho vừa miệng, đậm đà và hơi ngọt một chút. Bạn cũng có thể ướp cùng với cả nửa bát con rượu Mai Đào để nguyên liệu được thơm hơn.
Xem Thêm : Hướng dẫn cách làm lạp xưởng Sóc Trăng thơm ngon tại nhà
Với lòng non, bạn bóc sạch các màng mỡ bên ngoài rồi lộn ngược mặt trong ra để tuốt sạch phần bột bám dính trên thành ruột. Sau đó, bạn sát lòng non với muối hạt và bóp sạch trong rượu trắng. Xong xuôi, bạn rửa lòng non bằng nước ấm và rửa lại bằng nước lạnh một lần nữa là được.
Sau khi sơ chế lòng non xong, bạn tuốt sạch nước, để ráo rồi bơm hơi vào cho lòng căng phồng lên. Sau đó, bạn phơi lòng non ngoài trời nắng cho khô và hơi se lại.
Bước 2: Tiến hành nhồi lạp xưởng
Bạn luồn một đầu ống nước vào một đầu lòng, dùng lạt buộc chặt đầu lòng còn lại. Sau đó, bạn từ từ nhồi hết hỗn hợp nguyên liệu đã ướp vào bên trong lòng non. Nhồi xong, bạn dùng lạt buộc lại thành các đoạn dài chừng 15 cm. Nếu thấy lòng căng quá và dễ bị vỡ trong quá trình hong khô, bạn nên dùng một chiếc kim khâu để chọc thủng cho hơi thoát ra ngoài nhé.
Bước 3: Chần qua lạp xưởng
Xem Thêm : Cách làm lạp xưởng Lạng Sơn ăn ngon quên cả đường về
Trong cách làm lạp xưởng Tây Bắc này, bạn bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, thêm một bát rượu trắng vào. Sau đó, bạn thả lạp xưởng vào trần nhanh trong khoảng 30 giây. Sau khi trần, bạn vớt lạp xưởng ra rổ ngay cho ráo nước.
Bước 4: Hong khô lạp xưởng
Lạp xưởng sau khi ráo nước thì bạn mang ra nắng, nơi thoáng đãng, sạch sẽ, khô ráo và có gió hanh để phơi từ 2 – 3 ngày tùy theo tình hình thời tiết. Đến khi thấy lạp xưởng đã khô se lại với màu đỏ đẹp mắt là được.
Bước 5: Hun khói lạp xưởng
Đây là khâu cuối cùng trong cách làm lạp xưởng của vùng Tây Bắc và cũng là khâu quyết định đến hương vị cuối cùng của món ăn. Trước tiên, bạn chuẩn bị một chiếc thau nhôm, cho than hoa vào, đổ bã mía lên trên rồi gầy than cho đỏ. Tiếp đến, bạn treo lạp xưởng lên phía trên cách bề mặt than hoa khoảng 2 cm, cứ thế hun khói cho tới khi lạp xưởng khô vỏ và áp khói đen, hơi ngả sang màu hồng là được.
Bạn thấy không, cách làm lạp xưởng Tây Bắc tuy hơi cầu kỳ hơn một chút nhưng không hề khó chút nào. Hy vọng rằng bạn sẽ thực hiện thành công và mang đến cho gia đình mình những chiếc lạp xưởng thơm ngon đúng vị của các dân tộc vùng cao luôn nhé!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Lạp xưởng