Tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm có lẽ đã là một nét đẹp trong phong tục của người Việt Nam. Táo Công là người mà cai quản mọi việc trong gia đình, luôn phù hộ cho mọi công việc của gia đình. Và đến ngày 23 tháng Chạp thì Táo Công sẽ lên trời để báo cáo mọi việc của gia chủ một năm qua. Vì thế ngày này là mọi nhà đều sắm sửa lễ Tết để tiễn ông Táo về chầu trời. Vậy thì để chuẩn bị một lễ cúng thì hãy tham khảo cách sắm lễ cúng ông công ông táo 2018 nhé!
Cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo 2018
Để sắm lễ thịnh soạn nhất thì hãy đi chợ sớm để mua được đồ như ý nhé!
Bạn Đang Xem: Cách sắm lễ cũng ông Công ông Táo 23 tháng chạp 2018 đầy đủ nhất
Lễ vật cần chuẩn bị
Bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả và 3 bộ mũ áo. Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Cùng với đó là hia hài Táo quân cùng vàng nén. Khi mua cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Xem Thêm : Hướng dẫn cách chọn và cắm hoa ly rực rỡ ngày Tết
Lễ vật ở ba vùng miền cũng khác nhau với những lễ vật.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần có
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 bát canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa hoa quả
- 3 chén rượu
- 5 lạng thịt vai luộc
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa cúc
- 1 tập giấy tiền, vàng mã, bỏng gạo, cháo hoa,…
Nhà nào có trẻ con thì phải chuẩn bị thêm một con gà luộc. Gà này phải là gà cồ mới tập gáy, để ngụ ý rằng xin cho đứa trẻ sau này được có nghị lực và sinh khí hiên ngang.
Xem Thêm : Bật mí 3 cách làm nước chấm thịt bò nướng chuẩn nhất
Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm rằng: lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa 23 tháng Chạp. Nếu lên sau đó thì cổng thiên đình đã đóng và Táo của gia đình không vào báo cáo được. Nên cho dù bận thế nào thì gia chủ cũng phải làm lễ trước thời gian đó.
Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân đặt gần bếp thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên. Sau khi chuẩn bị và bày đồ lễ xong, gia chủ thắp hương, khấn vái xong, đợi hương tàn tồi thắp thêm một tuần hươn nữa để tạ. Xong xuôi các công đoạn đó, đồ vàng mã được đem đốt cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối…để cá chở ông Táo lên chầu trời.
Lời kết
Việc sắm đồ lễ để chuẩn bị cho ngày này là rất quan trọng, không thể thiếu mà cũng không thể thừa bất kì món gì cả. Vậy thì hãy tham khảo ngay cách sắm lễ cúng ông công ông táo 2018 này để bạn có thể chuẩn bị đầy dủ nhất cho mâm cúng của gia đình mình!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp