Logistics hay còn gọi là hậu cần hay tiếp vận là một khái niệm rộng lớn và phức tạp trong đó thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác; tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng. Trong một trường công việc rộng lớn như vậy, cộng với việc phân chia hoạt động Logistics vẫn chưa thực sự rõ ràng trong thị trường Logistics Việt Nam hiện nay, việc hiểu rõ bản chất các công việc cần làm để quản lý tốt nghiệp vụ Logistics là khá khó khăn. Ngày hôm nay, Mr.Business sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động quản lý kho hàng Logistics (warehouse) trong nghiệp vụ Logistics, để có một cái nhìn rõ ràng nhất về công việc này. Lưu ý các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vì có thể các chức năng quản lý cũng như nghiệp vụ quản lý của mỗi công ty là khác nhau.
– Xem thêm:
+ Tìm hiểu về thuật ngữ Logistics – Logistics là gì?
+ Các loại dịch vụ Logistics thường gặp ở Việt Nam
Kho hàng là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch vụ logistics. Kho hàng hiện nay không chỉ là nơi để lưu giữ hàng hóa mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong hoạt động của các công ty logistics tại Việt Nam.
Phân loại quản lý kho hàng Logistics (Warehouse)
Trong quản lý kho hàng Logistics theo đặc thù của hàng hóa cần quản lý mà người ta thường phân loại Logistics thành:
– Quản lý kho linh kiện: Bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu đầu vào và cả bán thành phẩm của các công đoạn con để làm nguyên liệu cho các công đoạn sau đó (đầu vào).
– Quản lý kho sản phẩm: Bao gồm các sản phẩm hoàn thành, là thành phẩm cuối cùng của các dây chuyền sản xuất chuẩn bị cho việc xuất hàng (đầu ra)
– Quản lý kho vật liệu đóng gói: Bao gồm bao bì, pallet, nilon, dây buộc,… liên quan đến việc chứa đựng, đóng gói pallet.
Trong một số mô hình nhà máy kho vật liệu đóng gói có thể sác nhập vào kho linh kiện và kho sản phẩm. Theo đó phần vật liệu đóng gói dùng để chứa đựng linh kiện sẽ do kho linh kiện quản lý, phần vật liệu đóng gói dùng để chứa đựng, đóng gói sản phẩm sẽ do kho sản phẩm quản lý.
Các hoạt động quản lý kho hàng Logistics (Warehouse)
– Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng trong kho
– Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém.
– Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ.
– Quản lý công tác xuất nhập hàng.
– Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
– Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hoạt động quản lý kho hàng Logistics (Warehouse) trong nghiệp vụ Logistics. Trong các bài viết tiếp theo Mr.Business sẽ đi kĩ và chuyên sâu hơn về nghiệp vụ quản lý kho cho từng kho linh kiện, sản phẩm và đồ đóng gói. Xin cảm ơn.