Những bức ảnh từ trạm nghiên cứu Scott Base của viện nghiên cứu Nam Cực, New Zealand cho thấy cảnh tượng bầu trời ngập trong sắc hồng và tím khác lạ chưa từng có.
Bầu trời Nam Cực bừng sáng trong ánh sáng rực rỡ màu tím sau vụ phun trào núi lửa
Bạn Đang Xem: Bầu trời Nam Cực bừng sáng rực rỡ màu tím sau vụ phun trào núi lửa
Khi ánh sáng rực rỡ phát ra từ núi lửa Tonga phun trào tạo ra cảnh tượng hiếm thấy ở tầng bình lưu. Trạm nghiên cứu Scott Base đã ghi lại được nhiều bức ảnh cho thấy bầu trời Nam Cực nhuộm màu hồng, tím vô cùng đẹp mắt.
Được biết, hiện tượng tương tự từng xuất hiện ở Australia và New Zealand vài tháng trước. Tháng 1/2022, núi lửa Hunga Tonga – Hunga Ha’apai phun trào khiến có bầu trời ở một số khu vực Australia và New Zealand chuyển màu khác lạ.
Xem Thêm : Xôi xéo Hà Nội tại Đà Lạt – món ngon được ấp ủ từ người con Thủ Đô
Núi lửa dưới nước Polynesian phun trào vào ngày 15/1, chuyển sóng xung kích khắp Thái Bình Dương. Núi lửa giải phóng chùm tro bụi, sulfur dioxide và hơi nước cao nhất từng được ghi nhận, cột khói bay lên 58 km.
Vụ phun trào bắn lên chùm tro bụi cao nhất từng được vệ tinh ghi lại. Nó phun ra với lực khoảng 10 megaton, tạo ra một đám mây tro bụi rộng lớn và một cơn sóng thần tàn phá các ngôi làng Tongan gần đó. Ít nhất ba người thiệt mạng.
Do vụ phun trào đến từ núi lửa dưới nước, các nhà khoa học cho rằng những giọt hơi nước cũng góp phần tạo ra màu sắc kỳ thú trên bầu trời.
Stuart Shaw, một kỹ thuật viên khoa học làm việc tại Căn cứ Scott ở Nam Cực của New Zealand chia sẻ bức ảnh bầu trời kỳ lạ và chia sẻ rằng: “Bức ảnh chụp bầu trời hoàn toàn tự nhiên, tôi chưa chỉnh sửa màu chút nào. Tin hay không tùy bạn. Trực tiếp chứng kiến tôi cũng không thể tin nổi vào mắt mình”.
Xem Thêm : Gợi ý những món ăn ngon nhất ở Phú Quốc không nên bỏ lỡ
Theo các chuyên gia, những sol khí ở tầng bình lưu xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, chung phân tán và bẻ cong ánh sáng, gây ra hiện tượng tán xạ ánh sáng khiến bầu trời nhuộm màu hồng rực rỡ.
Màu sắc và cường độ ánh sáng rực rỡ xác định do lượng mây mù trên bầu trời.
Jordy Hendrikx, chuyên gia nghiên cứu Nam Cực, New Zealand cho biết: “Thiên nhiên chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng trong những buổi trình chiếu ở Nam Cực.
Khung cảnh rất đẹp, ngoạn mục hoặc trông vô cùng ám ảnh, hủy diệt. Nam Cực cách New Zealand khoảng 5.000 km, cách Tonga khoảng 7.000 km, nhưng chúng tôi có chung bầu trời”.
Theo Infonet
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực