Với rất nhiều những tác dụng trong việc tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, trị đau lưng cho các đấng mày râu,… mà rượu ba kích từ lâu đã được mọi người nhắc đến như là một loại dược phẩm quý giá. Tuy nhiên cách ngâm rượu ba kích như nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết trước Emvaobep đã hướng dẫn bạn cách ngâm rượu ba kích tươi, trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn tiếp cách ngâm rượu ba kích khô giúp tận dụng được tối đa những công dụng của ba kích.
Bạn Đang Xem: 2 cách ngâm rượu ba kích khô chuẩn cho tác dụng cao nhất
Nguyên liệu cần có để ngâm rượu ba kích khô
- Ba kích khô: 1kg
- Rượu quê để ngâm: 8 lít rượu khoảng 43~45 độ (nếu bạn ngâm hạ thổ thì chọn rượu nặng hơn một chút khoảng 45~57 độ)
- Bình thủy tinh to để đựng rượu ba kích ngâm
* Một số lưu ý trong việc chọn nguyên liệu
Việc lựa chọn được các nguyên liệu chất lượng sẽ quyết định đến chất lượng của bình rượu ba kích ngâm của bạn, vì vậy bạn cần lưu ý một số điểm sau:
– Ba kích có hai loại: Ba kích tím và ba kích trắng. Khi ngâm rượu bạn nên lựa chọn loại ba kích tím sẽ chứa nhiều chất bổ hơn, đồng nghĩa với bình rượu ba kích của bạn cũng sẽ tốt hơn. Ngoài ra ba kích tím khi ngâm rượu sẽ lên màu tím khá đẹp mắt.
Xem Thêm : Hướng dẫn cách làm hạt bụp giấm ngâm rượu tại nhà đơn giản
– Khi chọn ba kích khô bạn cần phân biệt được giữa ba kích tím khô Việt Nam và sâm ba kích khô của Trung Quốc. Sâm ba kích khô của Trung Quốc do bị hấp nhũn và rút lõi nên có hình tròn khối đẹp mắt nhưng phần dược liệu bên trong thì không còn.
– Chọn rượu ngâm ba kích khô: Bạn nên chọn loại rượu quê nấu chuẩn tránh mua phải rượu pha cồn công nghiệp hoặc men tàu không đảm bảo. Một gợi ý dành cho bạn đó là loại rượu nếp Kim Sơn Ninh Bình được chưng cất nhiều lần, với nồng độ rượu đạt từ 43~48 độ rất thích hợp.
– Bình ngâm rượu: Nên chọn loại bình thủy tinh, sành sứ có nắp đậy kín không để thoát hơi rượu ra ngoài. Cần tránh sử dụng bình nhựa sẽ không đảm bảo.
– Tỉ lệ ngâm ba kích khô: Bạn ngâm rượu ba kích với tỉ lệ 1:8, tương ứng với 1kg ba kích khô sẽ ngâm với 8 lít rượu. Tùy theo lượng ba kích ngâm mà bạn tăng giảm lượng rượu tương ứng.
Cách ngâm rượu ba kích khô chuẩn, cho tác dụng cao nhất
Có hai cách ngâm rượu ba kích khô đó là ngâm trực tiếp và sao lên trước khi ngâm.
Cách 1: Ngâm rượu ba kích khô trực tiếp
Đối với cách ngâm rượu ba kích khô trực tiếp này sẽ nhanh gọn hơn và rượu sau khi ngâm cho màu tím gần giống với cách ngâm ba kích tươi.
Tất cả các công đoạn bạn cần làm chỉ là đổ ba kích tím khô vào trong bình thủy tinh sau đó đổ rượu vào ngâm. Đậy kín nắp bình lại và ngâm trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn đều được. Nếu bạn hạ thổ thì để thêm khoảng 1 tháng nữa cho đảm bảo.
Cách 2: Ngâm rượu ba kích khô sau khi đã sao
Xem Thêm : Cách ngâm rượu quất chữa bệnh hiệu quả nhất
Theo kinh nghiệm của nhiều người đã dùng qua rượu ba kích khô ngâm thì việc sao lên sẽ giúp rượu sau khi ngâm thơm hơn và uống ngon hơn.
Bước 1: Sao ba kích khô
Bạn sử dụng một chiếc chảo sạch. Cho ba kích khô vào rồi vặn lửa nhỏ để sao trong khoảng 15 phút sau đó đổ ra để nguội.
Bước 2: Rửa sạch bình ngâm, tráng qua với nước nóng rồi để khô hoàn toàn. Sau đó cho ba kích và rượu vào ngâm (Tỉ lệ như mình đã hướng dẫn ở trên)
Bước 3: Đậy kín nắp bình lại hoặc cẩn thận hơn bạn có thể trùm thêm một lớp túi bóng vào nắp và buộc kín lại. Ngâm trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng được, càng ngâm lâu thì khi uống càng ngon nhé.
Rượu ba kích khô ngâm sẽ không đạt được màu tím mà có màu hơi nhạt so với rượu ba kích tươi tuy nhiên chất lượng của rượu không hề bị giảm đi nhé.
Trên đây là 2 cách ngâm rượu ba kích khô chuẩn nhất, hiệu quả nhất dành cho bạn tham khảo. Rượu ba kích khô sau khi đã ngâm xong bạn có thể sử dụng hàng ngày chia làm 2 bữa, mỗi bữa 1 chén nhỏ và không dùng quá liều (100-150ml). Nếu bạn không quen với hương vị của rượu ba kích có thể cho thêm vào bình 1 đến 2 chén nhỏ mật ong ngâm cùng để rượu ba kích dễ uống hơn nhé.
Chúc các bạn thành công với cách ngâm rượu ba kích khô ở trên!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cách ngâm rượu