Nốt ruồi có thể gây mất thẩm mỹ, thậm chí là các vấn đề về sức khỏe đối với các chị em. Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, chăm sóc ra sao? Cùng tìm hiểu.
Nốt ruồi xuất hiện ở những vị trí không mong muốn khiến chị em mất tự tin. Chính vì vậy nhiều người đã tìm tới những cách thức khác nhau để tẩy nốt ruồi. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều cách tẩy nốt ruồi và những lưu ý trước cũng như sau khi tẩy mà bạn cần nắm để bảo vệ da. Tìm hiểu cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi dưới đây.
- Kem dưỡng da It’s Skin có bao nhiêu loại? Review chi tiết từng loại
- Review kem dưỡng mắt It’s skin Hyaluronic Acid Moisture Eye Cream
- Review kem dưỡng ban ngày Senka White Beauty Glow UV Cream SPF 25
- Tổng hợp top 7 kem dưỡng da Hada Labo tốt nhất hiện nay
- Top 4 kem dưỡng da Some By Mi được yêu thích hiện nay
1Làm thế nào để tẩy nốt ruồi an toàn?
Nốt ruồi có đặc điểm là khá khó để tự tẩy và có thể ảnh hưởng tới da. Vì thế mà nhiều người đã tìm tới các chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ để tìm cách tẩy nốt ruồi hiệu quả. Nếu nốt ruồi có sự thay đổi, bạn cần cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Bạn Đang Xem: Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, chăm sóc da như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sinh thiết (lấy mẫu bệnh phẩm từ nốt ruồi), sau đó dùng kính hiển vi kiểm tra tế bào ung thư có trong nốt ruồi hay không. Khi tẩy nốt ruồi cùng bác sĩ, chuyên gia, bạn sẽ thường được giới thiệu 2 phương pháp tẩy an toàn và hiệu quả sau:
Tẩy nốt ruồi bằng phẫu thuật cắt bỏ và cạo phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ: Vùng xung quanh nốt ruồi sẽ được tiêm gây tê. Sau đó bác sĩ cắt bỏ toàn bộ nốt ruồi và khâu lại vết thương.
Phương pháp cạo bằng phẫu thuật: Vùng xung quanh nốt ruồi cũng được tiêm gây tê nhưng bác sĩ sẽ dùng lưỡi dao để cạo nốt ruồi. Vết thương sau khi cắt có thể không cần khâu lại.
Bên cạnh đó, nếu bạn không muốn tới gặp bác sĩ thì vẫn có thể thử những cách tẩy nốt ruồi đơn giản tại nhà bằng các nguyên liệu sẵn có như tỏi, muối iot, trái thơm (dứa), vỏ chuối, nước ép hành tây. Ví dụ tỏi hoặc thơm có loại enzyme tự nhiên, hành tây có axit có thể phá bỏ được các sắc tố hình thành nốt ruồi.
Tự tẩy nốt ruồi tại nhà
Còn một cách khác là dùng kem tẩy nốt ruồi. Loại kem này có bán ở các nhà thuốc. Cách thực hiện là bạn cạo phần trên nốt ruồi sau đó bôi kem lên để hình thành lớp vảy trên nốt ruồi. Khi lớp vảy bong ra sẽ loại bỏ luôn cả nốt ruồi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp tự tẩy nốt ruồi tại nhà dường như dễ dàng, tiết kiệm và tiện lợi hơn nhưng chưa được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả. Thậm chí có những phương pháp còn có thể đem lại nguy hiểm cho làn da.
Đối với kem tẩy nốt ruồi, một số nghiên cứu chỉ ra các loại kem này có thể để lại sẹo dày ở những nơi bạn tẩy nốt ruồi. Dùng kéo hay lưỡi dao cạo sắc cũng đem lại rủi ro. Việc này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu sử dụng dụng cụ không vệ sinh. Sẹo cũng có thể ở lại vĩnh viễn ở những vùng bạn đã tẩy bằng kéo và lưỡi dao.
Có những rủi ro khi tự tẩy nốt ruồi tại nhà
Quan trọng hơn, khi tự tẩy nốt ruồi, bạn không biết được liệu nốt ruồi đó có chứa tế bào ung thư hay là khối u ác tính hay không. Nếu trường hợp không may xảy ra thì tế bào ung thư có thể lan đi khắp cơ thể và đe dọa tính mạng.
2Cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, ăn gì?
Không chà xát và gãi vết thương
Thời gian mô liên kết liền lại sau vết thương, tế bào da non được sản sinh có thể gây châm chích.
Trong thời gian này bạn cần chú ý không gãi hay chà mạnh tay vào vị trí này. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn trên tay có thể xâm nhập qua những vết xước gây viêm nhiễm và hình thành sẹo về sau.
Giữ vùng da mới tẩy khô ráo trong 24 giờ đầu
Nếu vết tẩy gặp nước thì tình trạng viêm có thể xảy ra vì lúc này huyết thanh hóa lỏng và mạch máu đứt gãy. Vì vậy trong khoảng 24 giờ đầu sau khi xóa nốt ruồi, bạn hãy cố gắng không để nước tiếp xúc với vùng da này.
Sau đó thì có thể dùng nước ấm tắm hoặc lau rửa nhưng không dùng nước nóng quá vì dễ gây bỏng rát, gây xuất huyết vùng da yếu.
Không chà xát và để da khô 24 giờ
Xem Thêm : Đánh giá mặt nạ dưỡng da chiết xuất nghệ Purederm sáng da, mờ thâm
Vệ sinh vết thương hàng ngày
Hãy sát khuẩn vết thương thường xuyên để loại bỏ tối đa vi khuẩn tích tụ, tế bào chết và giúp da nhanh lành hơn. Bạn nên sử dụng các dung dịch có độ tẩy nhẹ như nước muối loãng, cồn 60 độ và không dùng oxy già hay iod.
Thay băng, gạc theo hướng dẫn của bác sĩ
Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách thay băng gạc đúng cách để không làm tổn thương da. Hãy ghi nhớ điều này và có thể hỏi lại bác sĩ trước khi quyết định thay băng nếu bạn thực hiện điều này ở nhà.
Sử dụng thuốc kháng khuẩn sát trùng da
Thời điểm da mới tẩy xong sẽ mỏng và yếu nên vi khuẩn rất dễ tấn công. Chính vì thế bạn nên dùng các loại kem bôi và uống thuốc kháng sinh, kháng khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để làn da được phục hồi và bảo vệ tốt nhất.
Nghệ hoặc những sản phẩm chứa curcumin có công dụng sát khuẩn rất tốt, giúp nhanh lành vết thương và hạn chế để lại sẹo.
Dùng nghệ hoặc sản phẩm chứa curcumin sát khuẩn
Dùng kem, thuốc thúc đẩy tái tạo da
Các loại kem hay thuốc chứa vitamin E, hyaluronic axit có thể đẩy nhanh sự tăng sinh collagen và elastin dưới da giúp thiết lập lại cấu trúc tế bào, để làn da mịn màng và khỏe mạnh trở lại.
Luôn sử dụng kem chống nắng
Những mô mới hình thành sau tẩy dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài đặc biệt là các tia UV. Chúng có thể khiến lớp da xỉn màu, dễ xuất hiện các hắc tố melanin.
Nếu ra ngoài trong thời gian dài, có nắng hoặc tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, bạn cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
Thoa kem chống nắng
Các thực phẩm nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi
- Các thực phẩm giàu vitamin A: Bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc,…
- Các thực phẩm dồi dào vitamin C: Cam, bưởi, bông cải xanh,…
- Các thực phẩm chứa vitamin E: Hạnh nhân, rau bina, cá hồi,…
- Thực phẩm nhiều kẽm: Nấm, hạt khô,…
- Thực phẩm giàu omega 3: Hạt chia, quả óc chó, cá trích,…
- Duy trì uống 2-3 lít nước mỗi ngày để đẩy mạnh sự trao đổi chất giúp mau lành vết thương.
Các thực phẩm giúp phục hồi vết thương sau tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi nên kiêng gì, không nên ăn gì?
Một số thực phẩm bạn nên kiêng ăn sau khi tẩy nốt ruồi là:
Rau muống
Rau muống được khuyên là không nên sử dụng với những người đang có vết thương cần lành trên cơ thể. Vùng da chưa lành hoàn toàn sau khi xóa nốt ruồi sẽ bị ảnh hưởng khi ăn rau muống vì loại rau này kích thích tăng sinh collagen vượt mức. Lượng collagen cũng không sắp xếp theo một trình tự nhất định gây hình thành sẹo lồi.
Rau muống
Xem Thêm : Review tinh chất dưỡng da It’s Skin Hyaluronic Acid Moisture Serum
Thịt gà và trứng gà
Trứng gà làm các vùng da non trắng hơn với những vùng da khác khiến da bạn nhìn loang lổ như lang ben gây mất thẩm mỹ. Thịt gà làm vùng da non bị ngứa và làm chậm tốc độ phục hồi da, gây sẹo lồi.
Thịt gà và trứng gà
Thịt bò
Thịt bò nhiều protein nếu sử dụng vào thời gian da chưa lành hẳn sẽ dễ gây sẹo lồi. Do vậy kể cả rất thèm thịt bò thì bạn cũng hãy cố gắng nhịn một thời gian để tránh gây mất thẩm mỹ làn da nhé.
Thịt bò
Hải sản
Hải sản như cá, tôm,… gây ngứa và khó chịu cho vùng da chưa lành hẳn sau khi xóa nốt ruồi. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm tanh cũng sẽ khiến vết thương lâu lành và dễ để lại vết thâm ở trên da.
Hải sản
Đồ nếp (xôi, chè,…)
Các món ăn từ gạo nếp là những thực phẩm gây nóng cơ thể, không có lợi cho các vết thương hở và những vùng da đang lành. Những tinh chất của gạo nếp kích thích sản sinh kháng nguyên khiến da ngứa ngáy và khó chịu, nổi mẩn ở những người cơ địa yếu. Đồ nếp khó tiêu hóa hơn nên làm hệ tiêu hóa chịu áp lực, không thể tập trung chữa lành các mô da.
Xôi, chè
3Một số lưu ý sau khi tẩy nốt ruồi
Hãy sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da sạch sẽ sau 3-5 ngày đầu tẩy nốt ruồi. Bạn nên thực hiện việc này hàng ngày để tránh nhiễm trùng, vết thương mưng mủ hoặc chảy nước.
Trước khi ra ngoài hãy thoa kem chống nắng trước ít nhất 30 phút để da được bảo vệ tối ưu khỏi tia UV.
Không được sờ, gãi mạnh, chà xát vùng da đang lành. Nếu vùng da này ngứa quá có thể sử dụng kem dưỡng để xoa dịu.
Lưu ý khi tẩy nốt ruồi
Quá trình tẩy và chăm sóc nốt ruồi tuy đòi hỏi nhiều công sức nhưng nếu bạn nắm được những lưu ý ở trên thì sẽ không lo để lại sẹo hay mất thẩm mỹ da. Chúc bạn sở hữu làn da mịn đẹp và sáng khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Mua các loại rau xanh tốt cho sức khỏe tại Emvaobep nhé:
Emvaobep
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Chăm sóc da