Thái Bình là một trong những địa điểm du lịch không chỉ nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử nổi tiếng, hay các ngồi chùa linh thiêng… mà ở đây còn có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Với những món ngon Thái Bình được giới thiệu dưới đây sẽ giúp du khách có cái nhìn khác hơn về nét ẩm thực độc đáo và giản dị này. Cũng xem đó là những món ăn gì nhé.
Không chỉ mang vẻ hùng vĩ, rợn ngợp như nhiều địa danh khác trên dải đất hình chữ S, quê lúa Thái Bình hiền hòa như chính cái tên của mình. Khắp tỉnh đều mượt mà đồng ruộng bằng phẳng, nhiều sông ngòi hồ ao và khí hậu mát mẻ. Điểm cuốn hút của Thái Bình là những di tích lịch sử và văn hóa, các lễ hội, trò chơi, điệu múa dân gia hấp dẫn. Đặc biệt, Thái Bình có rất nhiều món ngon như: bánh cáy Làng Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi, ổi Bo, nem chạo Vị Thủy…
Bạn Đang Xem: 13 Đặc Sản, Món Ngon Thái Bình Nhất Đinh Phải Thưởng Thức
1. Bánh Cáy Làng Nguyễn
Bánh cáy là đặc sản đất Thái Bình là món bánh dân giã được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Tên gọi của bánh bắt nguồn từ hạt nếp cái hoa vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (có màu vàng giống trứng con cáy nên bánh có tên gọi là bánh cáy). Món bánh quê tuy giản dị nhưng đòi hỏi quy trình chế biến tỉ mỉ, công phu.
Loại bánh này ngoài Thái Bình thì không thấy nơi nào có. Xưa kia bánh là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua. Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Bánh cáy thành phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị của mứt bí, độ béo của xôi, dừa và vị cay cay của gừng… Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hương vị dẻo thơm, ngậy, bùi của những nguyên liệu từ ruộng đồng.
2. Canh Cá Quỳnh Côi
Canh cá Quỳnh Côi trở thành một thương hiệu món ngon của người dân Thái Bình. Để rồi đi muôn phương, những người con của quê hương năm tấn vẫn luôn nhớ về món ăn đậm đà hương vị đồng quê ấy…. Canh cá Quỳnh Côi từ khoảng thế kỷ 17 đã được ghi vào danh sách các món ngon đặc trưng của Thái Bình. Với nguyên liệu đơn giản, mộc mạc sẳn có như cá rô đồng, bánh đa, rau… qua sự chế biến tỉ mỉ, khéo léo tạo nên hương vị đồng quê rất đỗi mộc mạc, thân thương.
Theo thời gian, canh cá Quỳnh Côi lan tỏa tới mọi miền đất nước và có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng hương vị món ăn gốc vẫn luôn ghi dấu bởi đúng chất ‘mộc’ nhưng lại tinh tế riêng như nét đẹp người dân nơi đây. Bát canh cá Quỳnh Côi thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cá được rim nên có vị đậm đà, dai mà không khô bở, nước dùng đậm đà, hài hòa các vị tạo nên đặc sản khó quên của Thái Bình. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được miếng cá rán giòn, nước dùng đậm đà hơi mặn, mùi hăng hăng của thì là, húng bạc hà…Tất cả cũng đủ đánh thức vị giác của thực khách.
- Giá bán tham khảo: 20.000 – 30.000 đồng/ phần
- Phương Mỡ: Số 10 Đào Nguyên Phổ, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
- Canh Cá Quỳnh Côi: Số 10 Đào Nguyên Phổ, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
3. Nem Chạo Vị Thủy
Nem chạo hay còn gọi là nem sống là món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại như giỗ, cưới hỏi ở làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Chỉ có những người đầu bếp giàu kinh nghiệm tự tay chế biến để người ăn không bị đau bụng. Khách với các loại nem khác ở nhiều vùng trên cả nước, nem ở đây được làm từ thịt và xương sống của lợn băm nhuyễn. Thịt lợn sau khi xẻ ra còn nóng hổi, và không dùng nước lã để rữa. Người ta sẽ lấy phần thịt mông và phần xương sống băm nhuyễn. Sau hơn 1 tiếng, thịt, xương và tủy hòa cùng nhau tạo ra độ dính, dẻo.
Điểm hấp dẫn trong món nem chạo Vị Thủy là bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Bì lợn được làm sạch lông với nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó các nguyên liệu được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mỳ chính và thính gạo rang. Ở khâu cuối cùng, người thở sẽ nặn nêm thành từng quả nhỏ vừa đủ và thật khéo léo để thịt không rơi ra ngoài. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được vị ngọt và giòn của xương, bùi bùi của tuỷ, béo của mỡ và dai dai của bì cùng với các loại gia vì chua cay mặn ngọt, thơm của tỏi, nước mắm, thính…
- Làng Vị Thuỷ: Huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình
4. Gỏi Nhệch
Gỏi nhệch là món ăn quen thuộc của người dân Thái Bình. Đây là món ăn có vị ngon ngọt, dai và cách cuốn gỏi cũng vô cùng độc đáo. Cá nhệch có hình dáng bên ngoài tương tự như lươn. Người ta phải dùng tro để làm sạch nhớt trên mình cá rồi làm thành nhiều món ăn như kho, nấu canh chua, om…. Đặc biệt là gỏi nhệch. Cá sau khi sơ chế sạch thì được cắt lát mỏng, trộn thính. Phần da cũng được cắt thành miếng chiên giòn. Còn xương cá được giã nhuyễn, nấu thành thứ nước chấm có tên đặc biệt không kém tên cá là chéo. Chẻo nấu xong, pha với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, sả băm nhỏ là thành một loại nước chấm rất ngon.
Thưởng thức gỏi nhệch cùng với rau chanh, lá sung, rau húng, tía tô. Dùng một miếng lá sung gắp thêm miếng tỏi, thêm tí da, cuốn chặt chầm vào chéo là đủ thấy món ăn dân dã nhưng rất đậm vị. Du khách sẽ cảm nhận được vị bùi bùi của lá sung cùng thịt cá ngon, béo béo da, thơm lừng thính từ gạo rang, quyện đậm đà với chẩm chéo cay nồng khiến gỏi nhệch ngày càng được ưa chuộng. Đến nay, gỏi nhệch đã xuất hiện nhiều và phổ biến tại các nhà hàng ở các thành phố lớn với các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên thưởng thức gỏi nhệch tại Thái Bình đem đến cho thực khách một cảm giác trải nghiệm vô cùng dân dã và bình dị.
- Giá tham khảo: 350.000 – 400.000 đồng/ phần
- Gỏi nhệch Việt Phương: 137, Khu 1, Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Gỏi Nhệch Nộm Sứa Tuyên Nhung: Thái Thượng, Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
5. Bún Bung
Xem Thêm : Top 3 đặc sản Quảng Ninh làm quà mà bạn không thể bỏ lỡ
Cùng với canh cá và bún cá, bún bung Thái Bình là món đặc sản mang đậm chất quê và được nhiều du khách yêu thích. Món ăn hội tụ vị chát của hoa chuối, béo ngậy của thịt, vị thơm của lá xương sông sẽ khiến du khách nhớ mãi. Nguyên liệu chính để làm món bún hung bao gồm bún, chân giò, xương sườn (hoặc xương ống), lá xương sông, thịt lợn và hoa chuối. Trong đó, thịt lợn băm nhỏ, trộn vùng gia vị, hạt tiêu, hành và cuốn lá xương sông hoặc lá lốt để làm chả.
Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò… từ lâu là món ăn ưa thích của nhiều người, phổ biến ở một vài tỉnh phía bắc. Nhưng khác với các nơi, bún bung Thái Bình không ăn kèm dọc mùng mà thay vào đó là hoa chuối. Khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được vịt ngọt của nước dùng, béo ngậy từ thịt chân giò mà không ngây, lại thêm độ chát nhẹ nhàng với hoa chuối và mùi thơm lá xương sông.
Quán Bún Bung Bún Giả Cầy Đền Hai Bà: 102 Hai Bà Trưng, phường Đề Thám, tỉnh Thái Bình
- Quán Bún Bung Trần Khánh Dư: 109 Trần Khánh Dư, phường Bồ Xuyên, tỉnh Thái Bình
6. Ổi Bo
Cùng với bánh Cáy làng Nguyễn, ổi Bo (Làng Bo, Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình) từ lâu đã trở thành đặc sản của người Thái Bình. Nơi đây được nhiều người biết đến bởi nó hội tụ những tinh túy của đất và người Thái Bình. Trong đó, ổi Bo giòn, thơm lừng và ngọt đậm đà đã trở thành sản vật riêng của quê lúa Thái Bình. Ổi Bo nhỏ thôi, chừng cỡ nắm tay nhưng vốn bé tí lại ngon như bao nhiêu tinh túy của đất đều chắt lọc, giữ riêng cho mình.
Quả ổi bo có nhiều loại: có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt, có loại quả như quả lê, lại có quả giống như quả găng có năm múi và năm khe. Điều đặc biệt là ổi Bo trồng ở THái Bình rất thơm, giòn và ẩn chứa các tầng vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát như vậy. Tiếc rằng, ổi Bo năng suất và hiệu quả khong cao nên diện tích trồng đã bị thu hẹp đi nhiều, khác muốn tận hưởng vị riêng cũng khó tìm dù có đứng ngay trên quê góc giống cây đặc sản này.
7. Bánh Gai Đại Đồng
Thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư có nhiều món ăn dân giã độc đáo trong đó có bánh gai đã trở thành đặc sản quê hương. Chất liệu để làm nên bánh gai chẳng có gì cao xa, khó kiếm, toàn sản phẩm đồng quê đâu đâu cũng có sẵn như cây lá gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn, hạt sen, dầu chuối… Nhưng công đoạn chế biến khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ và có kinh nghiệm của người làm bánh.
Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên. Cũng giống như bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng được làm từ những nguyên liệu đồng quê Thái Bình nhưng lại có hương thơm quyến rũ, vị béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm khi ăn của bánh khó có thể quên đối với những ai từng một lần thưởng thức.
8. Nộm Sứa Thái Thụy
Nộm sứa Thái Thụy là món ăn đặc sản nức tiếng của biển Thái Bình. Khắp các bờ biển Việt Nam, nộm sứa có mặt ở nhiều nơi, tuy nhiên mỗi nnoiw lại có một hương vị, đặc trưng riêng. Và nộm sứa Thái Thụy cũng có những đặc trưng riêng của vùng biển Thái Bình. Nộm sứa sử dụng sử dụng nguyên liệu chính là sứa bắt từ biển và được sơ chế sạch để chế biến thành món nộm, hay còn gọi là gỏi.
Trước đây, người dân chế biến sứa rất đơn giản và nó cũng chưa trở thành hàng hóa. Cách đây hơn chục năm, các thương gia Trung Quốc đã tìm về đây thu mua sứa, thuê người dân tại đây chế biến thành nộm sứa mang về nước. Nộm sứa hiện nay không chỉ có người dân Thái Thụy mà nhiều người dân trong và ngoài tỉnh rất thích món ăn này. Vì vậy, nếu có dịp đến với vùng biển Thái Bình thì du khách nhớ đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.
- Địa chỉ: Nhà hàng Trường Sinh: Thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
9. Bánh Giò Bến Hiệp
Bánh giờ Bến Hiệp là một trong những đặc sản món ngon ở Thái Bình mà du khách khi thưởng thức sẽ nhớ mãi. Món bánh giờ ở đây được làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, án lót dạ và ăn thay cơm đều được. Bánh được làm bằng bột tẻ lọc, thịt nạc vài dùng chế biến nhân kèm với mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối… Bánh giờ có vẻ ngoài dài cao như hình bàn tay úp khum khum các ngón tay sát nhau, được gói bằng lá chuối.
Xem Thêm : Cách làm món tráng miệng Parfait Jello dâu tây
Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thụy, bánh đúc làng Tè. Với hình dáng, cùng dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò. Ông bà già đã theo về tổ tiên, nhưng con gái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu “Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp”.
10. Lẩu Cua Sông Cà Ra
Lẩu cua sông Cà Ra với nguyên liệu chính là những chú cua chắc thịt, to bằng bàn tay nhìn giống như con rạm. Hương vị của món ăn được chế biến từ loại cua này lại rất độc đáo. Loài cua này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cà ra hấp, cà ra rang me, cà ra rang muối…Tuy nhiên độc đáo nhất vẫn phải kể đến món lẩu cua sông cà ra. Để chế biến món lẩu cua sông cà ra này vô cùng đơn giản, nước lẩu là sự hòa quyện với vị chua thanh dịu của dấm bỗng. Vàng óng cùng với vị béo ngậy thơm ngọt của gạch cua. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức thịt cua cà ra béo ngậy nằm gọn trong nồi lẩu đang nghi ngút khói.
Cua cà ra được thả vào nồi lẩu khi đang còn sống. Cua rất nanh chín nên không cần dùng kìm để kẹp như những loại cua khác. Khi ăn cua người ta không cần gỡ phần thịt ở càng hnuw những loài cua biển khác. Cánh đơn giản để thưởng thức cua là chỉ cần bỏ đi phần mai rồi cắn, nhai để nếm vọi ngọt của cua hòa cùng lớp vỏ béo ngậy của gạch. Món ăn đi kèm với các loại rau sông khác nhau như hoa chuối, rau muốn, rau mùng tơi… ngoài ra du khách có thể ăn kèm với bắp bò hay gầu bò thái mỏng để làm trọn vẹn thêm cho hương vị nồi lẩu của cà ra.
11. Rươi Kiến Xương
Được xếp vào một trong ba lại ẩm thực đặc sản của huyện Xiến Xương, rươi Hồng Tiến là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn mỗi độ “tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”. Rươi là món ăn đặc sản nhưng nay không còn phổ biến, cứ mỗi độ tháng chín, tháng mười âm lịch, một số người dân đi tìm rươi để chế biến thành những món ăn. Có nhiều cách chế biến rươi như: làm chả, xào, nướng, nấu, om, kho, làm mắm.
Do sinh sản với số lượng ít, nên rươi Kiến Xường thường rất quý hiếm, thịt rươi được đánh giá là có mùi vị khá thơm và ngọt, hoàn toàn trái ngược với vẻ ngoài đáng sợ của chúng. Các món ăn chế biến từ rươi đều có vị ngọt, béo ngậy, có mùi thơm riêng của vỏ quýt. Món ăn chế biến từ rươi góp pần làm mâm cơm gia đình thêm sinh động, hấp dẫn. Cũng nhờ đó mà đặc sản rươi Hồng Tiến trở nên nổi tiếng, được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến.
- Các quán ăn ở xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
12. Bánh Khúc Vũ Thư
Bánh khúc hay còn gọi là bánh hú, một món ăn không thể thiếu trong ngày Tế ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Gạo tẻ làm bánh khúc là loại gạo tẻ ngon, pha ít gạo nếp, xay ra thành bột nước rồi trộn với rau tầm khúc được giã. Tiếp theo dùng 1 tấm vãi, lót tro ở dưới để thấm hết nước trong bột và nhào kỹ để rau và bột quyện đều với nhau, nắm lại thành những nắm to. Đây không chỉ là món ăn hấp dẫn mà còn là sự tưởng nhớ về cội nguồn quê hương, sự tri ân của thế hệ con cháu với những người có công với quê hương, đất nước.
Bánh khúc là thức quà quê nơi chợ làng để người ta tìm mua, để người ta ăn mà ngẩn ngơ, tấm tắc. Bánh khúc thơm tự vụ lá chuối gói, bánh đẹp bởi hình dáng và màu xôi trắng ngần bên trên. Bánh nóng ấm trong tay, hít hà rồi mới ăn. Ăn để mà nói “miếng ngon nhớ lâu’’, đúng thật! Thưởng thức bánh trong cái lạnh mùa đông như cảm nhận được sự ngọt ngào của đồng đất quê nhà. Khiến người ta nhớ chuyện đồng áng, bếp lửa, nhớ những mùa vụ, nhớ cả khi thất bát, đói kém.
- Địa điểm tham khảo: Chợ, các cửa hàng ở làng Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
13. Bánh Cuốn Tôm
Bánh cuốn tôm được biết đến là đặc sản vùng quê lúa Thái Bình. Món bánh này đã làm say lòng bao thực khác dù chỉ mới lần đầu thưởng thức. Là một tỉnh thành phát triển mạnh về lúa gạo, nên chẳng có gì lạ khi nơi đây xuất hiện những món ăn được chế biến từ lúa gạo như: canh cá, bún, bánh tráng và đặc biệt là bánh cuốn nhân tôm. Khác với nhiều loại bánh cuốn khác ở các tỉnh miền Bắc. Bánh cuốn nhân tôm có một nét đặc trưng riêng. Đó là thứ nhận làm nên bánh cuốn nơi đây. Những con tôm được lấy từ vùng biển Diêm Điền, vàng óng chắc thịt. Ăn vào là cảm nhận được vị thơm, vị ngọt nơi đầu lưỡi.
Cách làm món bánh cuốn nhân tôm Thái Bình cũng tương tự như những món bánh cuốn khác. Tuy nhiên, người dân nơi đây cũng có những bí quyết riêng để món ăn này trở nên độc đáo hơn. Phần gạo làm võ bánh phải là loại gạo đã cũ, vì dùng gạo mới bánh sẽ không được dãi và dẻo. Gạo được ngâm qua đêm rồi đem ra xay. Gạo được xay nhuyễn thành bột nước. Kết hợp với phần nhân tôm thịt đã được chuẩn bị bên trên bằng cách cuộn, gói rồi xếp lên đĩa. Dù thưởng thức món bánh cuốn tôm ở nơi nào đi chăng nữa, nhưng với nguyên liệu xuất phát từ vùng đất Thái Bình vẫn mang đến cho du khách một cảm nhận rất khác lạ.
- Chợ Gú: Trần Duy Hưng, Thị trấn Diêm Điền, Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Ở trên là danh sách những món ngon ở Thái Bình mà du khách nhất định phải thưởng thức khi ghé đến vùng đất quê lúa này. Mỗi món ngon ở trên đều kèm theo địa điểm ăn uống giúp du khách dễ dàng tiếp cận và thưởng thức.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực