Sau khi bị gãy xương, bệnh nhân cần được sơ cứu kịp thời và đúng kỹ thuật. Cùng tìm hiểu cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật, kịp thời khi có tai nạn.
Gãy xương nếu không được sơ cứu sớm, đúng cách và đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời thì có thể khiến bạn nhân gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, nhất là những người cao tuổi. Cùng Emvaobep tìm hiểu cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật, kịp thời khi có tai nạn trong bài viết sau đây nhé!
- Review bếp nướng điện Sunhouse SHD4603 dùng để nướng BBQ đãi cả nhà
- Review bếp từ đôi Kangaroo KG859I dùng để chiên trứng và luộc cải
- Điểm danh những cách chế biến thịt gà chọi ngon nhất đơn giản nhất
- Đường đen là gì? Bao nhiêu 1kg, cách bảo quản và các món ngon với đường đen
- Cá hồi là cá gì? Cá hồi sống ở đâu, bao nhiêu tiền 1kg? Cá hồi làm gì ngon?
1 Nguyên nhân gây gãy xương
Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc gãy xương như:
Bạn Đang Xem: Cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật, kịp thời khi có tai nạn
- Gãy xương do chấn thương: Chấn thương có thể kể đến như do tập thể dục, thể thao, do bị té ngã trong đời sống sinh hoạt, do tai nạn lao động và phần nguyên nhân khiến nhiều người bị chấn thương nhất là tai nạn giao thông.
Nguyên nhân gây gãy xương có thể do bệnh lý hoặc chấn thương
- Gãy xương do các căn bệnh về xương: Các bệnh lý đó có thể kể đến như khớp giả bẩm sinh, u xương, viêm xương,…
2 Triệu chứng người bị gãy xương cần sơ cứu ngay
Những biểu hiện của nạn nhân cho thấy họ cần được sơ cứu ngay bao gồm:
- Nạn nhân không thở, không cử động, không có phản ứng.
- Nạn nhân chảy nhiều máu.
- Ngón tay hoặc ngón chân của nạn nhân bị tê hoặc bị xanh tím ở đầu chi, chi bị ngắn lại, xoắn vặn hoặc khớp bị biến dạng.
Xương xuyên thủng da.
Những triệu chứng của người bị gãy xương cần sơ cứu ngay
- Nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương cổ, đầu hoặc lưng.
- Nạn nhân nghe tiếng kêu “rắc” của xương khi gãy.
- Nạn nhân có cảm giác đau ở vị trí xương bị gãy hay ở các vùng lân cận và mức độ đau tăng thêm khi cử động hay có lực tác động nhẹ vào.
- Mất hoàn toàn hoặc giảm khả năng vận động của xương gãy.
- Có biểu hiện sưng phù, bầm tím ở vị trí chấn thương.
3 Các bước sơ cứu gãy xương
Nguyên tắc chung khi sơ cứu gãy xương
Không nên di chuyển nạn nhân trừ các trường hợp cấp thiết để tránh tình trạng tổn thương thêm nặng hơn. Thực hiện sơ cứu theo các bước:
Bước 1 Cầm máu
Băng ép vết thương bằng vải sạch hay quần áo sạch, nếu có thể hãy sử dụng băng vô trùng là tốt nhất.
Sử dụng băng vô trùng để cầm máu nếu nạn nhân bị chảy máu
Bước 2 Bất động vùng bị thương
Bạn không nên cố nắn hay đẩy xương ra phía sau và nếu đã nắm được cách nẹp thì có thể áp nẹp mặt trên và dưới vị trí gãy xương để giảm bớt sự khó chịu cho nạn nhân.
Bước 3 Chườm đá
Bạn có thể chườm đá để giảm sưng và giảm đau cho nạn nhân, nhưng không chườm đá trực tiếp lên vùng bị thương mà nên lấy khăn, vải bọc đá lại rồi mới chườm.
Chườm đá giảm giảm đau và sưng tấy
Bước 4 Điều trị sốc
Nếu nạn nhân bị ngất hoặc thở gấp, khó thở thì bạn nên đặt nạn nhân xuống mặt phẳng, đầu thấp hơn thân và nếu có thể hãy nâng cao chân của nạn nhân.
Sơ cứu gãy xương tay
Sơ cứu gãy xương cẳng tay
Xương cẳng tay là phần xương từ 2cm dưới nếp khuỷu đến 5cm trên nếp cổ tay.
Bước 1 Cố định cẳng tay bị gãy vào sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay ngửa.
Bước 2 Chuẩn bị 2 nẹp, đặt 1 nẹp phía trong cẳng tay, 1 nẹp ở phía ngoài cẳng tay.
Nẹp để cố định xương
Bước 3 Dùng garo buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay và dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay để treo trước ngực.
Sơ cứu gãy xương cánh tay
Xem Thêm : Review lò vi sóng Electrolux EMM2308X để hâm nóng tô bún bò
Xương cánh tay là phần xương nằm giữa khớp vai và khớp khuỷu tay.
Bước 1 Cố định cẳng tay bị gãy vào sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay ngửa.
Bước 2 Dùng 2 nẹp, đặt 1 nẹp phía trong từ hố nách đến quá khuỷu tay, nẹp còn lại đặt phía ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu.
Dùng nẹp cố định xương bị gãy
Bước 3 Dùng garo rộng bản để buộc cố định nẹp ở hai vị trí phía trên và dưới ổ gãy.
Bước 4 Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay trước ngực, vuông góc cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa.
Bước 5 Dùng garo bản rộng để băng ép cánh tay vào thân mình và thắt nút ở phía trước nách bên không bị chấn thương.
Sơ cứu gãy xương chân
Sơ cứu gãy xương đùi
Bước 1 Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
Bước 2 Chuẩn bị 2 nẹp, 1 nẹp đặt ở mặt trong từ bẹn đến quá gót chân và nẹp còn lại đặt ở mặt ngoài. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả ở 2 mặt trong và ngoài.
Sơ cứu gãy xương đùi
Bước 3 Buộc cố định hai nẹp ở các vị trí trên và dưới chỗ bị gãy xương, dưới khớp gối, ngang mào chậu (là phần gờ trên cùng của xương chậu), ngang ngực.
Bước 4 Băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.
Bước 5 Buộc 3 dây ở cổ chân, gối và sát bẹn để cố định chân.
Sơ cứu gãy xương cẳng chân
Bước 1 Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
Bước 2 Chuẩn bị 2 nẹp, 1 nẹp đặt ở mặt trong từ bẹn đến quá gót chân và nẹp còn lại đặt ở mặt ngoài. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả ở 2 mặt trong và ngoài.
Sơ cứu gãy xương cẳng chân
Bước 3 Buộc cố định 2 đầu nẹp ở trên và dưới vùng xương bị gãy.
Bước 4 Băng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.
Sơ cứu gãy xương cột sống
Sơ cứu gãy xương vùng cổ
Gãy xương cột sống vùng cổ
Bước 1 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, tay chân duỗi thẳng, cố định đầu và cổ nạn nhân.
Bước 2 Nới lỏng trang phục trên người nạn nhân trong khi chờ xe cứu thương đến.
Xem Thêm : Gợi ý 12 quà tặng ngày Gia đình Việt Nam 2022 ý nghĩa, độc đáo
Bước 3 Kiểm tra mạch đập, nhịp tim, nhịp thở,… để bác sĩ tiếp nhận và cấp cứu nhanh hơn.
Bước 4 Dùng gạch hoặc bao cát chèn hai bên tai để cổ giữ thẳng, cố định cột sống cổ.
Bước 5 Nếu bệnh nhân chảy máu thì tiến hành cầm máu bằng băng ép hay quần áo sạch. Tuy nhiên, trong suốt quá trình này phải giữ cố định đầu.
Lưu ý: Nạn nhân bị gãy xương cột sống vùng cổ cần được đưa đi cấp cứu bằng xe cứu thương để cố định vùng cổ, không di chuyển nạn nhân bằng xe máy để tránh tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn.
Gãy xương cột sống vùng lưng
Bước 1 Đặt nạn nhân nằm thẳng trên tấm ván cứng dài tương đương với chiều dài cơ thể. Khi di chuyển nạn nhân phải cố định cột sống, không làm xoắn hay gấp cột sống.
Bước 2 Khi đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế, phải cố định người nạn nhân vào cáng.
Cố định thân người và cột sống cổ nạn nhân
Bước 3 Cầm máu bên ngoài nếu nạn nhân bị chảy máu, giảm đau chống sốc, tránh biến chứng mất máu gây sốc, liệt tứ chi do xương cột sống gãy chèn ép vào tủy.
Bước 4 Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà dùng thuốc giảm đau hay truyền dịch,…
4 Lưu ý khi sơ cứu gãy xương
Một số lưu ý khi sơ cứu người bị gãy xương:
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm càng nhanh càng tốt.
- Chiều dài nẹp cố định phải đủ dài để cố định khớp trên và dưới vị trí gãy.
- Dây cố định nẹp phải buộc ở trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.
- Không nên cố gắng cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải để lộ vết thương thì cắt theo đường chỉ và nếu buộc phải cởi thì nên cởi bên lành trước.
Lưu ý khi sơ cứu người bị gãy xương
5 Cách chăm sóc người gãy xương mau hồi phục
Gãy xương kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Khi bị gãy xương, chúng ta cần phải quan tâm rất nhiều về các loại thực phẩm nên hay không nên ăn để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Những thực phẩm nên kiêng như các món chứa nhiều dầu mỡ, những món quá ngọt, quá mặn hoặc chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
Cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung vào cơ thể những thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cá hồi,…, các thực phẩm giàu vitamin D, giàu kẽm, giàu magie, giàu vitamin B12 như thịt bò, cá ngừ,…
Tham khảo thêm: Gãy tay, gãy xương kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh phục hồi?
Cách chăm sóc cho bệnh nhân gãy xương sau khi bó bột
Bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương và điều trị bằng phương pháp bó bột như:
- Nếu xuất hiện tình trạng căng tức phần bó bột hay các chi bị tê, lạnh tím hay sưng thì cần thông báo cho bác sĩ để nới lỏng, tránh tình trạng chèn ép bột gây hoại tử chi.
- Cần giữ cho bột khô ráo, tránh để bột bị thấm ướt gây ngứa ngáy, khó chịu, kích ứng da.
- Luôn giữ cho bột sạch sẽ và lau sạch phần đầu chi không có bột.
Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương sau bó bột
- Tránh dùng các vật dụng như que gỗ để gãi ngứa vì dễ gây tổn thương da.
- Không được tự ý cắt ngắn hoặc cắt xén mép bột khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu quanh mép bột bị trầy xước, tấy đỏ thì cần phải đi gặp bác sĩ ngay.
Cách chăm sóc bệnh nhân mổ gãy xương
- Trong vòng 24 giờ sau khi mổ gãy xương, phải theo dõi bệnh nhân thường xuyên để kịp thời phát hiện tình trạng tai biến do gây mê, phẫu thuật, nếu tình trạng này xảy ra phải báo ngay cho bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân bị chảy máu vết mổ thì phải cầm máu và báo ngay cho bác sĩ
Cách chăm sóc bệnh nhân mổ gãy xương
- Bệnh nhân phải kiêng đồ ăn, đồ uống nhiều đường và không uống đá lạnh.
- Sau khi mổ, bệnh nhân nên kê cao phần chi bị gãy để tránh ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù.
- Nếu vết mổ tiến triển tốt thì có thể cắt chỉ sau 7 ngày, nhưng phải kiểm tra và được sự cho phép của bác sĩ.
Những cách giúp mau phục hồi sau gãy xương
Việc vận động sau gãy xương có ý nghĩa vô cùng quan trọng với bệnh nhân, nó giúp máu huyết lưu thông để vết thương chóng lành và giảm đau nhức. Một số biện pháp để người bệnh dễ phục hồi như sau:
- Tập cử động khớp: Giảm tình trạng khớp bị co cứng do không cử động quá lâu.
- Tập duy trì cơ: Nhằm tăng sức căng của các cơ trở lại như bình thường.
Tập sinh hoạt thông thường giúp bệnh nhân dễ phục hồi
- Tập đi: Người bệnh có thể dùng nạng gỗ để tập đi khi được sự cho phép của bác sĩ.
- Tập sinh hoạt như bình thường: Một số động tác trong sinh hoạt thông thường có thể giúp người bị gãy xương nhanh hồi phục như tập ngồi xổm đứng lên,…
Trên đây là chia sẻ của Emvaobep về cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật, kịp thời khi có tai nạn, cũng như những cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương mau phục hồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên chờ đón những bài viết tiếp theo trên website Emvaobep nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Mua nước bù khoáng tại Bách hoá XANH để uống khi tập thể dục:
Emvaobep
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Mẹo vặt