Mít là một trong những loại hoa quả phổ biến trong ngày hè. Dù hương vị thơm ngon nhưng nhiều người thừa nhận rằng họ sợ ăn mít vì sợ mít sẽ gây nóng, bốc hỏa, khó ngủ, nổi mụn và tăng cân.
- Không cần cưa cũng đổ với tọa độ HỦ TIẾU PHÈO giá mềm xèo mà đầy ắp đủ ăn
- Thưởng thức “rượu đạo” tại quán rooftop với không gian cực chill
- Ghé Thái Sumo ăn lẩu thái chua cay tê tái – thử ngay cách mix match món độc lạ
- Cách làm đậu đũa cuộn thịt chiên thơm ngon lạ miệng cho cả nhà
- 20 nhà hàng Nha Trang ngon rẻ/cao cấp, view đẹp, nổi tiếng
Trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm. Do đó việc mít gây ra cho người ăn cảm giác nóng là điều có thể hiểu được.
Bạn Đang Xem: 3 kiểu ăn mít khôn ngoan, không nóng, không tăng cân lại khỏe người
Tuy nhiên, nếu bạn ăn mít ở mức độ vừa phải, ăn ở thời điểm hợp lý sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức này, thậm chí là còn nhận được về nhiều công dụng cho sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội), mít cũng giống như bao loại quả chứa đường khác, sau khi chúng ta tiêu thụ thì lượng đường trong mít sẽ nhanh chóng đi vào máu, tạo thành năng lượng ngay.
Từ đó, sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức.
Xem Thêm : Quà ẩm thực hấp dẫn tháng 11 tại 2 nhà hàng Hồ Tây
Trong một vài trường hợp, việc ăn quá nhiều mít không chỉ gây nóng bức mà còn khiến đường huyết tăng đột ngột, gây choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Ăn nhiều mít cũng là nguyên nhân gây tăng cân do lượng đường trong mít tương đối lớn.
3 cách ăn mít khôn ngoan, không nóng, không tăng cân, cải thiện sức khỏe
– Thứ nhất, không nên ăn mít quá nhiều trong một lúc để tránh sinh nhiệt, đầy bụng, khó tiêu, không tốt cho gan thận, thậm chí gây tăng cân mất kiểm soát. Mỗi người lớn một lần ăn chỉ nên ăn khoảng 4-5 múi mít (80-100g).
– Thứ hai, không nên ăn mít vào bữa tối vì đây là thời gian cần được nghỉ ngơi, lượng đường trong mít không được tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành mỡ. Tốt nhất mọi người chỉ nên ăn mít 1-2 giờ sau khi ăn bữa sáng hoặc trưa.
– Thứ ba, để tránh tăng cân hoặc nóng trong mọi người không chỉ nên ăn mít điều độ mà ngay cả các loại quả khác như vải, dứa, đu đủ… cũng cần ghi nhớ lưu ý này. Nên ăn đan xen giữa trái cây tính nóng và tính mát để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Xem Thêm : 13+ Khách Sạn Lạng Sơn Đẹp, Dịch Vụ Tốt & Giá Phải Chăng
Những người không nên ăn mít
– Trẻ em, người bị mẫn cảm về da: Ăn mít nhiều sẽ gây ra nóng từ đó dẫn đến các bệnh về da như rôm sảy, nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ thì có thể gây ra hiện tượng nổi mụn nhọt.
– Người có thân nhiệt cao: Những người bị nóng trong thì không nên ăn nhiều mít vì sẽ gây ra cảm giác bức bối, khó chịu…
– Người mắc bệnh tiểu đường: Nhóm người tiểu đường tốt nhất là không nên ăn mít vì trong loại quả này có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột.
– Béo phì: Người béo phì phần lớn có khả năng tổng hợp đường thành mỡ rất nhanh, chính vì thế ăn nhiều loại quả chứa đường như mít sẽ gây ra tình trạng tích mỡ bụng khiến mạch máu lưu thông kém.
– Bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao: Cũng bởi lượng đường trong mít rất cao nên không hề tốt cho gan, thậm chí còn gây nóng trong người. Người bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu nên cẩn thận khi ăn loại quả khó tiêu, nhiều năng lượng như mít.
Theo Sài Gòn Thể Thao
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực