Ẩm thực

Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đen có ăn được không?

Rau muống là một loại rau chứa nhiều vitamin, cũng là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể nhuận tràng, cải thiện táo bón và thải độc, làm sạch ruột. Hàm lượng chất xơ trong loại rau này cũng rất cao.

Rau muống có nhiều vitamin nhóm B nên những người thiếu máu được khuyên dùng. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng tạo ra các tế bào máu cho cơ thể. Phụ nữ đang mang thai, người mới ốm, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn rau muống để bổ sung thêm sắt từ loại rau này.

Bạn Đang Xem: Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đen có ăn được không?

Bàn vệ độ an toàn của rau muống, một số người cho rằng, việc phát hiện rau muống bị nhiễm hóa chất hay không rất đơn giản, chỉ cần vắt chanh vào nước luộc.

Nếu nước luộc chuyển sang màu vàng nhạt hay màu đỏ chứng tỏ rau an toàn. Còn rau bị nhiễm hóa chất khi vắt chanh sẽ ít bị chuyển màu.

image nuoc luoc rau muong chuyen mau xanh den co an duoc khong 165570170472853 Em Vào Bếp

Ngoài ra, một số người nói, rau muống bị tồn dư chất kích thích, phân bón hóa học khi luộc xong, nước rau mới chuyển màu đen hay xanh đậm.

Bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội, chị H.N. cho biết: “Hôm qua mình mua mớ rau về luộc, chả hiểu sao luộc xong nước đen sì, trông rất mất cảm tình. Hãi quá chả dám ăn, đành đổ bỏ hết đi”.

Xem Thêm : Chè Chuối Chưng – ALONGWALKER

Trái lại chị M. lại bày tỏ: “Hình như do vắt chanh nên nước đục mà chuyển màu hơn đó. Còn màu đậm chắc là do rau muống già nhưng mà mình nghĩ một phần cũng là do vắt chanh nên nó mới chuyển màu hơn như vậy”.

Tuy nhiên, theo giải thích của các chuyên gia nếu chỉ dựa vào những nhận biết trên thì thiếu chính xác bởi những đặc điểm sau:

– Nước rau muống luộc có lúc màu vàng, để nguội chuyển sang màu xanh đen là do trong nước có dư lượng canxi và magie nên có tính kiềm. Điều này không có gì đáng ngại, để khắc phục tình trạng đó, chỉ cần cho chút muối ăn hoặc sau khi luộc chỉ cần vắt một chút nước cốt chanh vào bát nước rau.

– Việc luộc rau có màu xanh mướt hay không còn tùy thuộc vào giống rau. Nếu rau muống mà ngắn, màu hơi nâu, luộc lên kể cả cho đồ chua như chanh, sấu, lá me … nước cũng không trong được mà ngả qua màu vàng vàng.

– Rau muống mới luộc xong xanh mà để một lúc bị thâm, nhiều khi cũng do chưa đủ lửa (chưa chín hẳn) nên còn nhựa, chứ không phải do rau bị nhiễm hóa chất.

image nuoc luoc rau muong chuyen mau xanh den co an duoc khong 165570170546449 Em Vào Bếp

Vì vậy, không nên nghe theo những thông tin thiếu căn cứ trên mà làm mất đi giá trị món ăn nhiều dinh dưỡng này.

Xem Thêm : Mách bạn cách kho cá đông lạnh cực ngon đơn giản tại nhà

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến cáo khi thấy nước rau muống luộc chuyển màu đục, mọi người nên cẩn trọng, bởi nó có thể phản ánh tình trạng rau nhiễm chì. Khác với hiện tượng trên, rau nhiễm chì không chỉ khiến cho nước luộc đen sì, mà còn đục ngầu, ăn vào có thể ngộ độc.

Đồng thời, nếu thấy nước luộc có mùi hắc nhưng màu nước không thay đổi thì nhiều khả năng rau muống đã chứa chất độc hại, nên bỏ đi ngay.

Về hiện tượng nước rau luộc chuyển màu sau khi vắt chanh, chuyên gia lý giải, do trong chanh có chứa axit citric, khi vắt vào nước sẽ khiến nồng độ axit thay đổi, tạo ra phản ứng làm nước chuyển màu.

Vì thế tùy vào lượng chanh nhiều hay ít mà màu nước có thể chuyển sang xanh vàng hoặc mang sắc đỏ.

Nếu sau khi vắt chanh mà nước không đổi màu hoặc chỉ thay đổi rất nhẹ thì cũng nên cảnh giác bởi đây là dấu hiệu cho thấy dường như rau có hóa chất.

Lưu ý: Để rau ngon và đảm bảo an toàn, khi luộc bạn nên mở nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh.

Theo Sài Gòn Thể Thao

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực

Related Articles

Back to top button