Với tín đồ hảo ngọt, cố đô Huế quả là thiên đường của các loại chè. Và hiếm có món ăn nào được cả vua quan triều Nguyễn và người dân yêu thích như chè Huế.
- Top 15+ món đặc sản Hội An khiến bạn ngây ngất
- Du lịch Nhật Bản Osaka thưởng thức hết tinh hoa ẩm thực Nhật Bản
- Đã mắt mê mồi với dàn topping chiếm trọng lòng dân của bún bò Cô Dung chỉ từ 30k
- Công thức Salad trái cây Cool Whip Marshmallow
- Thử trà sữa pha máy ngon nhức nách với kiểu mix topping “lạ lùng” tại Crane Tea
Chè là đặc sản nức tiếng của nền ẩm thực cố đô và xuất hiện suốt 4 mùa. Huế “ba mươi sáu” thứ chè chỉ là cách nói vui. Thực chất xứ sở này có hàng trăm món chè, du khách khó có thể trải nghiệm hết được trong thời gian ngắn. Tín đồ hảo ngọt ghé thăm Huế thì đúng là như cá gặp nước.
Bạn Đang Xem: Gợi ý 11 món chè Huế ngọt lòng khách gần xa
Tuy nhiên, về trạng thái, chè Huế thành 2 loại cơ bản là chè nước và chè đặc. Trong đó chè nước không bỏ thêm bột, dạng lỏng; chè đặc có bỏ thêm ít bột nên khá đặc, sánh.
Nếu bạn còn đắn đo chưa biết chọn món chè nào, hãy tham khao danh sách các món chè Huế nức tiếng dưới đây.
Các món chè Huế nức tiếng
Chè hạt sen bọc nhãn lồng
Mùa hè đến mang lại mùa sen và mùa nhãn cho vùng đất cố đô. Đây quả là cơ hội hiếm có để thưởng thức món chè hạt sen bọc nhãn lồng thanh tao.
Ngay khi đưa một thìa chè vào miệng, bạn sẽ nếm được vị ngọt thanh từ đường phèn hòa quyện với các thành phần khác. Tới khi cắn vào phần thịt nhãn bọc hạt sen, bạn sẽ không khỏi bất ngờ về sự kết hợp không thể lý tưởng hơn giữa cái giòn giòn, ngọt ngọt của nhãn và cái thanh nhẹ, bở bở của sen.
Chính hương vị thơm nồng của món chè Huế sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải thương nhớ không thôi. Đó cũng là lý do chè hạt sen bọc nhãn lồng nằm trong nền ẩm thực cung đình Huế thời phong kiến.
Chè bột lọc heo quay
Ngay từ tên gọi, món chè bột lọc heo quay khiến du khách không khỏi tò mò. Món chè Huế này cũng là đặc sản nức tiếng của vùng cố đô được nhiều người tìm đến khi du lịch.
Nguyên liệu chính làm chè bao gồm màng bột nếp và thịt heo quay. Sau khi chế biến những miếng thịt heo quay, người ta sẽ cắt thịt thành khối vuông nhỏ như xúc xắc, phải đủ cả bì và thịt heo. Tiếp đó, phần thịt được bọc bằng bột nếp, cho vào nước đường đun sôi.
Chính quá trình chế biến cầu kỳ đã tạo nên hương vị độc đáo khó diễn tả trộn lẫn giữa cái mằn mặn, béo ngậy của thịt, ngọt ngào của đường phèn và thơm nồng của gừng. Thêm phần bột lọc dai dai hòa với giòn giòn của thịt quả thực là thú. Do đó nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm khi mới ăn lần đầu. Nhưng khi đã nếm thử, khó ai có thể từ chối hương vị cố đô độc đáo này.
Chè đậu xanh
Chè đậu xanh ở Huế khá đa dạng như chè đậu xanh hột, chè bông cau, chè đậu xanh đánh…. Chè đậu xanh có thể để nguyên vỏ hoặc đãi vỏ, nghiền nhỏ hoặc để nguyên hạt.
Chè đậu xanh hột được nấu chín mềm, sau đó mới bỏ và đường vào. Với chè đậu xanh đánh, đậu đãi sạch vỏ được đánh nhuyễn, trộn thêm đường, rồi nấu riu riu tới khi đặc sệt. Với chè bông lau, người ta sử dụng hạt đậu vỡ, nấu với đường nhìn trong như cho bông cau vào. Nếu thích ăn sệt, bạn có thể chọn chè bông cau đặc có thêm bột lọc.
Chè đậu xanh không quá cầu kỳ lại rất dễ ăn nên đảm bảo hài lòng mọi thực khách. Suy cho cùng, chính những nét tinh tế từ cách chế biến, thưởng thức và tấm lòng người nấu đã tạo nên hương vị tao nhã đặc trưng của nền ẩm thực cố đô.
Chè đậu đen
Chẳng bắt mắt như chè đậu đỏ, chè đậu đen nước nấu lại nổi bật bởi sắc đen “huyền bí” và hương vị thanh tao. Vào ngày hè nóng bức, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác mát lạnh đầy sảng khoái. Ngoài ra, món chè Huế này dùng để cúng, dùng cho tiệc ăn tráng miệng, ăn vặt đều được.
Xem Thêm : Đặc sản chè Shan Tuyết Suối Giàng – Yên Bái
Trước tiên, đậu đen được đem ngâm khoảng 1 tiếng rồi nấu chín cùng chút nước. Khi đậu đã nhừ, người ta bỏ thêm đường, có thể thêm bột lọc để nấu chè đặc. Khi bày ra cốc, chè có thể được thêm trân châu, nước cốt dừa, lạc rang, dừa tươi và đá bào.
Chè đậu ngự
Chè đậu ngự tương truyền được dùng để tiến vua, dân thường hiếm khi được nếm thử. Ngày nay món chè Huế này được phổ biến rộng rãi trong dịp cúng kỵ, chiêu đãi khách hoặc ăn vặt hàng ngày. Khi mâm chè nóng hổi, hương chè hòa quyện với hương trầm tạo nên phong vị đặc trưng.
Đậu ngữ sau khi ngâm mềm được nấu cùng đường phèn hoặc đường cát. Hạt đậu khi chín cực kỳ mềm, trắng, vị thanh mát giúp giải nhiệt hiệu quả. Cuối cùng, chè được múc ra từng chén nhỏ, bày thêm nụ hoa nhài hoặc hoa bưởi thơm dịu.
Chè bắp
Trong số các món chè Huế, chè bắp là đặc sản nổi tiếng nhất nhì. Khác với các vùng miền khác sử dụng ngô ngọt hay ngô nếp, người Huế lại chọn nguyên liệu bắp non.
Trong đó, bắp mua từ Cồn Hến mới đủ có hương vị ngọt thanh đúng chuẩn do được hưởng lớp phù sa mặt ruột sau mỗi trận lũ miền Trung. Nhờ đó, chè bắp có hương vị béo ngậy, thơm ngon, ngọt ngào đặc trưng. Do bắp Cồn được trồng quanh năm, bạn có thể thưởng thức chè bắp bất cứ khi nào.
Chè khoai tía Huế
Thành phố Huế không chỉ nổi tiếng với tà áo dài tím mà còn nức tiếng với món chè khoai tía. Do duyên trời ban tặng mà củ khoai tía ở cố đô cũng đậm màu hẳn như áo dài nữ sinh Đồng Khánh. Cũng chính điều này đã khiến du khách và người dân địa phương thêm yêu chén chè Huế này.
Nguyên liệu cơ bản của chè là khoai tía và nước cốt dừa. Khi nấu, người ta cho thêm đường, nấu nhỏ lửa tới khi sánh lại. Một số nơi có thể thêm bột báng, trân châu hoặc bột sắn. Vào những ngày oi bức, chỉ cần nhìn sắc tím ngọt ngào của chè đã khiến người thưởng thức cảm thấy thanh mát.
Chè sương sa hột lựu quế
Chè sương sa hột lựu cũng là một trong những món chè Huế nức tiếng gần xa. Điểm nổi bật nhất của món chè này chính là màu sắc bắt mắt như hồng hồng, đỏ đỏ của hột lựu, trăng trắng của củ năng… Hương vị ngọt thanh của nước đường, bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với cái giòn giòn, dai dai của phần nhân quả thực vui miệng.
Món chè Huế này được ưa chuộng hơn cả trong ngày hè, nhưng cũng rất hợp với ngày đông se lạnh. Chỉ cần thêm một chút đá lạnh là đã đủ để tạo nên hương vị thơm ngon xua tan mệt mỏi.
Chè lục tàu xá
Chè Lục tàu xá là món chè Huế du nhập từ Quảng Đông, Trung Quốc vào những thập niên 50-60. Người có công đưa món ăn này đến với Việt Nam chính là các Hoa kiều (người Minh Hương). Theo đó, lục tàu xá hay lục đậu sa nghĩa là đậu xanh nhuyễn.
Chè lục tàu xá không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng. Nguyên liệu chè gồm đậu xanh, bột báng, vỏ quýt khô và đường. Trong đó, đậu xanh có thể giải nhiệt, giải độc, giải cảm, thanh lọc cơ thể; trần bì tiêu thực, tốt cho cổ họng.
Còn gì tuyệt vời hơn việc ngồi thưởng thức món chè Huế này giữa tiết trời đông se lạnh. Vị ngọt bùi của đậu xanh, bở bở của hạt sen, mùi thơm của vỏ quyện hòa quyện với cái ngầy ngậy của nước cốt dừa sẽ khiến thực khách khó lòng bỏ qua.
Xem Thêm : Cách làm Jello Shots nước chanh hồng Pink Lemonade
Chè trôi nước
Chè trôi nước làm từ nhiều loại nguyên liệu như bột gạo nếp, gừng, tôm, đường, mè… Chính điều này đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế từ người đầu bếp.
Đầu tiên, người ta sẽ luộc tôm, lột vỏ, giã tơi rồi đảo khô tới khi có màu đỏ thắm. Gạo nếp được ngâm, xay mịn, để ráo nước rồi nhồi nguyễn với nước ấm. Sau đó, bột được vo dài, ngắt thành viên, đặt nhân tôm vào rồi lại vo tròn. Khi nước đường sôi, từng viên bánh được cho vào, rắc thêm ít gừng. Sau khi múc ra chén, người ta sẽ rắc thêm ít mè trắng.
Ngay khi cầm chén chè, bạn sẽ cảm thấy thích thú với các viên bột tròn đáng yêu cùng phần nước sóng sánh. Khi đưa lên miệng cắn, phần vỏ bánh dẻo dai, đường phèn ngọt ngào, gừng cay cay hòa cùng phần nhân độc đáo sẽ khiến mọi thực khách không khỏi gật gù. Thế mới hiểu được tại sao miếng ngon này đến vua chúa ngày xưa cũng không thể chối từ.
Chè chuối
Món chè Huế này có nguyên liệu chính là chuối sứ chín vàng. Chuối được tẩm chút mật ong rồi đem đi nướng vàng tạo nên vẻ ngoài sánh vàng, ngọt ngào. Sau đó, chuối được cắt miếng nhỏ dải trên nước cốt dừa với trân châu dai dai, trong vắt.
Chè chuối có vị thanh mát cực kỳ phù hợp với ngày hè. Chỉ cần thêm chút đá, mọi thực khách đã chẳng thể chối từ món chè này trong mùa hè nóng bức.
Chè thạch
Chè thạch ở Huế khá đa dạng như chè thạch cốt dừa, chè thạch dứa dừa non, chè thạch trái cây…. Do không mất nhiều thời gian ngâm hay ninh nhừ, quá trình nấu chè thạch cũng đơn giản, nhanh chóng hơn hẳn so với chè đậu, chè khoai.
Không chỉ ngon miệng bắt mắt, tông màu trăng trắng của sữa với màu sắc đa dạng của thạch còn thích hợp để bạn tha hồ selfie. Đó cũng là lý do món chè Huế này được giới trẻ đặc biệt yêu thích.
Chè sữa
Chè sữa là món chè Huế đơn giản nhưng lại tinh tế như đúng con người vùng đất cố đô. Chả bởi vậy mà đặc sản này nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách du lịch. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng nhất định phải thưởng thức chè sữa khi đến Huế, đặc biệt vào mùa nóng bức.
Các nguyên liệu nấu chè sữa cũng luôn có sẵn trong bếp mọi gia đình. Đậu xanh hoặc đậu đỏ được ngâm khoảng 1 tiếng, rồi hấp chín tới khi nở bung. Khi có khách tới, người nấu sẽ múc đậu vào cốc, thêm sữa đặc và đá bào. Tất cả nguyên liệu hòa hợp đến lạ tạo ra hương vị béo ngậy, ngọt ngào ở đầu lưỡi.
Địa chỉ các quán chè Huế nức tiếng
Ngoài các loại chè Huế kể trên, vùng đất cố đô còn có rất nhiều loại chè khác như chè bột bình tinh, chè kê, chè nếp, chè ném, chè long tu, chè hạt é, chè thập cẩm, chè bột lọc, chè môn sáp vàng, chè bưởi, chè vải, chè nhãn, chè xoài, chè mít, chè thơm, chè đậu ván, chè đậu đỏ, chè cung đình…
Thật may mắn là một quán chè Huế thường bán tới hàng chục loại chè khác nhau để khách hàng tiện chọn lựa và thưởng thức. Nếu muốn trải nghiệm nhiều món một hoặc đơn giản chưa chọn được món nào, bạn có thể thử sức với combo chè mâm combo. Một mâm chè 10 món có nước cốt dừa và dừa khô giá khoảng 80.000 đồng, mâm 20 món khoảng 160.000 đồng. Thông thường 1 mâm chè 10 món cho 2-3 người nên bạn hãy cân nhắc trước khi thử nhé.
Để tận hưởng trọn vị đặc sản này, bạn có thể ghé thăm các quán chè Huế nức tiếng dưới đây.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực