Đặc sản Bình Định làm quà, đó là câu cửa miệng của du khách khi đến Bình Định điểm du lịch. Vậy 10 món đặc sản Bình Định giá rẻ dưới đây là gợi ý tốt cho bạn.
Bạn Đang Xem: 10 món đặc sản Bình Định làm quà ngon, bổ, rẻ khiến du khách phải móc ví.
10 món đặc sản Bình Định làm quà ngon, bổ, rẻ
1. Mắm Nhum Mỹ An
Nhum là một loại động vật nhuyễn thể, có họ hàng với sò, trai ở những vùng nước ấm. Tóm lại, có rất nhiều loại nhum, nhưng để làm mắm nhum thì đó phải là nhum đen.
Để chế biến loại mắm nhum thì rất công phu các bạn ạ. Người làm mắm phải căt bỏ hết phần gai của nhum rồi mổ xẻ nó ra mới lấy được những múi thịt bên trong nó để làm mắm.
Nghe khó khăn phải không nào? Không giống như cách làm mắm cá đúng không? Nếu may mắn bắt được những con nhum mập thì thịt nó như những múi sầu riêng, dễ lấy thịt. Còn nhum ốm thì ngược lại.
Nhum Mỹ An nguyên liệu để làm mắm
1.1 Công đoạn làm mắm nhum.
Người ta cho thịt nhum vào sành, chậu rồi cho ít muối rồi vùi dưới tro bếp hoặc để ngoài nắng tầm 15 ngày. Khi mắm chín thì có màu đỏ đục, thơm , sánh. Ăn rất ngon. Bạn vẫn có thể mua về nhà để làm quà cho mọi người nếu đóng gói cẩn thận
2. Bánh Xèo Mỹ Cang
Đây được xem là món ăn nhẹ của người dân Bình Định thôi, nhưng nó lại được xem là đặc sản ở Bình Định. Loại bánh này có gì đặc biệt mà khiến du khách đến đây du lịch phải mê mẩn đên thế?
Đơn giản nó được chế biến từ những nguyên liệu hết sức đơn giản như thịt heo băm nhuyễn, rau thơm, trứng và bột gạo. Nhìn những nguyên liệu đơn giản như thế này mà có thể tạo ra được món ăn ngon như vậy thì tuyệt vời phải không nào?
Bánh Xèo Mỹ Cang
2.1 Cách chế biến Bánh Xèo Mỹ Cang như thế nào?
Đầu tiên gạo sẽ được chọn lọc rất kỹ lưỡng, những hạt nào to, không bị sâu sẽ được chọn để đảm bảo độ ngọt của bánh. Gạo sẽ được đem đi xay nhuyễn và nầu thành bột thành hỗn hợp dẻo. Sau đó đạp trứng và cho thị băm và một số loại gia vị khác.
Sau khi hoàn thanh xong, thợ bánh sẽ chuẩn bị lò nóng, bên trên có chảo để múc nước bánh lên để tráng. Yêu cầu công đoạn này phải thuần thục để bánh ko bị dày , vừa tròn và đẹp, sau đó rãi thịt băm nhuyễn lên mặt bánh rồi cuộn lại cho vào dĩa.
3. Bánh ít lá gai
Một món đặc sản ở Bình Định nữa không thể bỏ qua đó là Bánh ít là gai. Với vị béo béo bùi bùi và có màu đen đặc biệt, bánh ít lá gai đã trở thành món quà đem về nhà của nhiều du khách khi đến Bình Định du lịch.
Để làm được chiếc bánh, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ đến từng chi tiết. Lá để làm chiếc bánh là lá gai, lá được chọn là những ngọn to, và không bị sâu. Tất cả những ngọn lá sẽ được phơi khô, nấu nhừ với mật mía, sau khi nước nấu đặc và nhuyễn thì cho bột nếp vào khuấy đều.
Tiếp đến mang đi giã hoặc xay cho nhỏ để bột gạo, lá gai và mật được hòa quyện vào với nhau. Nhân làm bánh gồm một ít sợi dừa, dầu chuối, đậu tầm. Sau khi hoàn thành xong, cho tất cả vào hấp, tùy vào số lượng bánh ít hay nhiều để hấp thười gian nhiều hay ít.
Bánh ít gai
Khi ăn một miếng bánh gai, bạn sẽ cảm nhận được sự béo, bùi, và vị ngọt của bánh ngon và ngọt đến tận răng. Cảm nhận được mùi thơm của bột, lá gai, mùi thơm dầu chuối. Giá mỗi chiếc bánh vào khoảng 4k – 5k.
4. Mực ngào Bình Định
Một trong những món ăn phải kể đến đầu tiên trong dah sách những món đặc sản Bình Định đó chính là mực ngào. Mực ngào có một hương vị thơm ngon rất riêng thu hút khách du lịch.
Xem Thêm : Cách kho cá phèn, cách nấu cá phèn kho tiêu ngon đậm đà đúng vị
Mực ngào Bịnh Định
4.1 Cách chế biến Mực ngào Bình Định
Để chế biến được món mực ngào người đầu bếp đã phải rất công phu, tài tình tỉ mỉ chăm chút cho món ăn. Mực sau khi đươc thu mua từ những cảng hải sản tươi ngon được đem về sơ chế và chế biến luôn để giữ được độ tươi ngon nguyên vẹn của mực.
Mực được ướp cùng tiêu, tỏi, ớt, mắm và một số loại gia vị khác để tạo độ thơm ngon đặc trưng của mực. Món ăn này có vị cay đặc trưng, thơm thơm của các loại gia vị sẽ làm bạn thích thú và muốn ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Gía của một cân mực ngào giao động từ 200.000 – 400.000 đồng.
5. Rượu bầu đá Bình Định
Không giống như các loại rượu gạo thông thường mà chúng ta vẫn biết đến, rượu bầu đá đặc sản Bình Định được nấu từ gạo lứt và chỉ đạt độ ngon nhất khi sử dụng nguồn nước tại một làng của tỉnh Bình Định.
Tương truyền vào thời xưa, loại thức uống này còn được tiến cung cho vua hằng năm nên được xếp hạng vào loại rượu đặc sản nổi tiếng của cả vùng. Làng Cù Lâm (hay còn gọi là làng nghề rượu Bầu Đá), huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định là làng nấu rượu thủ công từ bao đời nay nên vẫn còn giữ được nét đặc trưng nhất của rượu.
Rượu Bầu Đá Bình Định
Rượu Bầu Đá được đựng trong những chiếc bình sứ tinh xảo và có độ cồn rất cao, lên đến 50 độ nên người uống không quen sẽ thấy rất nóng và dễ say. Thế nhưng, điểm đặc biệt khiến người ta yêu thích những vò rượu này chính là cái vị thanh mát đến lạnh người của rượu.
chỉ cần uống một ngụm là cả người sẽ thấy khoan khoái, mát lạnh và dễ chịu hơn hẳn. Bạn có thể tìm mua món đặc sản Quy Nhơn Bình Định này tại làng nghề nói trên hoặc các cửa hàng đặc sản phân bố khắp tỉnh.
6. Tré Bình Định
Nói đến tré thì có rất nhiều ở tỉnh thành khác, không riêng chỉ ở Bình Định. Nhưng ở Bình Định vẫn nổi tiếng hơn cả, nó mang một hương vị rất lạ, chỉ có những ai đã từng ăn mới cảm nhận được. Tré gần giống với các loại nem ở miền bắc nhưng được thêm thay thế bằng nhiều loại nguyên liệu khác như mũi heo, da, hoặc thịt ba chỉ.
Tré Bình Định
6.1 Cách chế biến Tré Bình Định
Tất cả những nguyên liệu này sẽ được thái nhỏ và đem đi ướp cùng với tiêu, ớt, nước mắm…Sau đó để khoảng thời gian cho gia vị hòa quyện lại với nhau rồi mang đi gói. Để gói tré thì chúng ta thường dùng lá ổi bên trong, lớp ngoài là lá chuối. Để thưởng thức được thì chờ đợi 5-7 ngày là có thể ăn được. Nếu bạn có ý định mua đặc sản này về làm quà, thì đừng phân vân nữa nhé, làm ngay và luôn đi.
7. Bánh tráng nước dừa
Nghe đến đặc sản này nhiều người nghĩ đến Bến Tre. Nhưng thực sự không phải. Bánh tráng nước dừa là một đặc sản ở Bình Định, và là món ăn đặc sản nơi xứ dừa. Để có một cái bánh tráng như thế thì không mất quá nhiều công sức, nhưng chỉ cần có sự tỉ mỉ là được.
Bánh Tráng nước dừa Bình Định
7.1 Cách làm Bánh tráng nước dừa
Nguyên liệu để làm bánh là củ sắn được thái nhỏ, xay nhuyễn lấy nước.
Cơm dừa được nạo thành sợi nhỏ, nước dừa và mè đen được đổ chung vào nồi lớn.
Tiếp theo, trộn đều cho tất cả những nguyên liệu này hào quyện vào nhau. Rồi đun nóng.
Sau đó, phải tráng cho đều tay để cơm dừa và vừng đen được dàn đều mặt bánh.
Khi tráng xong thì cho lên kệ để đem ra nắng phơi cho khô.
Xem Thêm : Gà nấu miến dong không thể thiếu cho ngày tết
Sau khi thấy khô rồi thì thu lại cho vào bì, lúc nào cần nướng thì lấy ra.
Nếu các bạn đi chơi ở Bình Định thì đừng quyên mang về nhà Bánh Tráng làm quà nhé.
8. Cua Huỳnh Đế
Món món hải sản ngon nức tiếng ở Bình Định. Cua Huỳnh đế được xem là vua của các loại cua bởi nó có mai đỏ vàng như một bộ áo giáp bảo vệ toàn thân. Hai bên có gai li ti sắc nhọn, hai chiếc càng to chắc khỏe để chống lại kẻ thù.
Sinh vật này thường sống trong những ngách đá trên biển Bình Định. Chúng có thịt thơm, chắc và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như cua nướng, cua hấp… đều rất thơm ngon.
Đây là món ăn đặc sản nên không thể đem về được. Do đó, các bạn đến đây thì nên ăn thử để biết nhé.
Bạn có thể theo dõi đường link này để biết nhiều hơn về đặc sản Miền Trung nhé.
9.Nem chợ huyện
Nhắc đến Nem người ta nhắc ngay đến Thanh Hóa, vì đây là quê hương của các loại nem. Tuy nhiên, Quy Nhơn – Bình Định vẫn tạo cho mình một sản phẩm nem riêng biệt với hương vị và màu sắc khác lạ. Đó chính là Nem chợ huyện một đặc sản Bình Định làm quà bạn nên mua về nhà. Có một đều hơi khác biệt là, nem chợ huyện khác với món nem của nhiều tỉnh thành khác. Cụ thể như nem Ninh Hòa, một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang thì có hình dáng nhỏ hơn, có vị chua chua nhẹ. Nhưng nem chợ huyện thì không có.
Nem chợ Huyện – Bình Định
9.1 Cách làm nem chợ huyện
Để tạo ra một lụm nem thì mất rất nhiều công sức.
Đầu tiên thịt heo được thái mỏng, ướp đều gia vị như tỏi,ớt, nước mắm, muối…và quan trọng là bột được làm từ gạo rang giã nhỏ.
Ngâm 15- cho tất cả gia vị ngấm vào thịt rồi đem ra gói.
Nem chợ huyện ở Bình Định được bọc một lớp lá khế non sau đó quấn quanh là lá chuối.
Nem được gói vuông như một chiếc bánh trưng nhỏ. sau khi gói để để ở một nơi thoáng mát, chỉ vài ngày sau là có thể ăn được.
10. Gỏi cá chình
Nói đến đặc sản sông nước, thì ở Quảng Ngãi cũng có cá bống nước ngọt. Đây là loại cá được người dân Quảng Ngãi chế biến món cá bống kho tiêu rất ngon. Qua thời gian, món ăn này đã trở thành đặc sản Quảng Ngãi làm quà rất quen thuộc của du khách. Còn đối với Bình Định, cũng không kém cạnh khi có món đặc sản rất nổi tiếng đó là gỏi cá chình. Loài Cá là loại cá nước ngọt sống ở các sông hồ ao suối. Cũng bởi Bình Định có nhiều sông hồ nên đây là môi trường thuận lợi để loài đặc sản này sinh sống. Cá Chình Bình Định có thân hình nhỏ, dài giống như những con lươn hay lệt được bày bán ở các chợ.
Gỏi cá chình.
10.1 Cách làm gỏi cá chình:
Cá Chình sau khi được đánh bắt lên sẽ được làm sạch và chiên giòn.
Vì là loài cá có kích cỡ nhỏ, nên khi ăn người ta sẽ kẹp cả con cá đã được chiên vàng.
Nên ăn với bánh phở cuốn, kèm rau thơm và dưa chuột. Cá ngọt thịt nên bạn ăn sẽ không bị chán.
Tuy Nhiên nếu bạn là tín đồ gỏi sống bạn có thể được thưởng thức gỏi cá chình với những thớ thịt được lọc xương làm sạch.
Tổng kết:
Với bài viết ” Top 10 loại đặc sản Bình Định làm quà ngon, bổ, rẻ khiến du khách phải móc ví “. Chúng tôi chúc quý khách có chuyến du lịch tại Bình Định thật bổ ích. Nếu có bất cứ đóng góp nào, xin inbox tai: https://www.facebook.com/tourghepdoangiare/. Cảm ơn tất cả các bạn, nếu thấy hay thì share để mọi người cùng đọc nhé.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực