Có một loại cây trái tuy bình dân nhưng rất đặc hữu ở Huế đó là cây vả. Cây vả thuộc họ sung, nhưng có hai khác biệt rõ rệt là lá và trái vả rất lớn so với lá và quả sung.
Bạn Đang Xem: Vả trộn Huế món ăn gây thương nhớ cho người xa quê – Cách làm món khai vị Vả trộn ngon đúng điệu.
Có lẽ người Huế trồng vả theo “thói quen” nhiều hơn là năng suất và hiệu quả vì cây vả lá to, tán rộng, mỗi cây vả chiếm cả chục mét vuông đất vườn, trong khi trái vả lại có rất ít giá trị kinh tế.Tuy vậy ở Huế từ đồng bằng, trung du và ngược lên cả miền núi chúng ta cũng có thể gặp đây đó bóng dáng cây vả.
Từ trái vả, các bà nội trợ cố đô Huế chế biến rất nhiều món ăn như : một món rau sống, thêm vào trong các món kho , thêm vào trong các món hầm , ngâm chua , … và đặc biệt nhất vẫn là món vả trộn tôm thịt. Món ngon gây thương nhớ cho người con Huế khi xa quê luôn muốn quay về để được tận hưởng món ăn mẹ nấu với vị chan chát mà đậm đà của trái vả sau vườn nhà.
Đối với người Huế các món ăn làm từ vả rất thân thuộc và gần gũi . Người Huế còn cho rằng những món ăn làm từ vả không những tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích như các bài thuốc để chửa trị :mụn nhọt, sưng lở da, vú, nhức đầu, phong thấp, chữa trĩ ngoại, giảm cơn hen suyễn.
Đặc biệt phụ nữ Huế hay hầm vả với sườn non hoặc giò heo để cho người mẹ sau sinh ăn sẽ có được nhiều sửa cho con bú. Tuy những hoạt chất sinh học còn chưa được chiết tách nhưng đây cũng là một quan niệm mà các bà mẹ Huế vẫn áp dụng cho đến ngày nay.
Cách chế biến món vả trộn cũng đơn giản nhưng cách luộc vả sao cho không chát và không xỉn màu chính là bí quyết . Hãy để Đặc Sản Việt Nam chia sẽ cho bạn bí quyết làm món vả trộn tôm thịt ngon như hương vị người mẹ Huế chế biến nhé !
Cách chế biến món vả trộn tôm thịt :
1.Nguyên liệu:
– 5 quả vả
Xem Thêm : Cách làm cá thu kho tiêu ngon chuẩn như nhà hàng
– Tôm: 100gr
– Thịt nạc: 100gr
– Hành lá, hành khô
– Rau răm
– Vừng, lạc rang
– Bánh đa nướng ăn kèm
– Gia vị: muối, đường
2.Cách làm vả trộn tôm thịt:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-Đầu tiên phải đun nước thật sôi mới cho vả xanh nguyên trái vào luộc kỹ đến khi mềm, xác định bằng cách dùng tay miết lớp vỏ xanh bên ngoài nếu thấy vỏ trượt đi dễ dàng là được. Sau đó cho vả mới luộc vào nước lạnh để nguội rồi đem gọt vỏ. Lấy dao cắt lát dọc theo chiều từ cuống đến núm trái tạo thành nhiều lát mỏng hình chữ C. Cuối cùng dùng tay vắt mạnh cho kiệt nước.
– Tôm cắt bớt râu rửa sạch rồi cũng đem luộc chín. Sau đó bóc bỏ vỏ, nếu con to thì chẻ đôi.
– Thịt nạc lợn rửa sạch chần sơ qua rồi thái miếng mỏng, để gọn từng nguyện liệu ra đĩa.
Xem Thêm : Cách làm bánh tiêu tại nhà chỉ 20 là xong ngay
– Hành khô bóc vỏ băm nhỏ
– Hành lá, rau răm nhặt bỏ lá già, úa rồi rửa sạch sau đó cắt khúc ngắn.
-Mè (vừng) rang vừa thơm vàng, đem xát bỏ vỏ rồi giã nhỏ.
-Đậu phộng (lạc) rang chín, thơm, vàng để nguyên hoặc giã dập.
-Bánh tráng mè (bánh đa vừng) nướng vừa vàng thơm không bị cháy.
Bước 2: Trộn nguyên liệu và trang trí
– Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô rồi cho thịt vào đảo đều, thêm tôm vào xào cùng. Khi thịt chín tới thì thêm gia vị đường, muối vào nếm sao cho vừa ăn.
– Khi thịt và tôm đã chín cho vả vào đảo cùng, đun thêm khoảng 3 phút nữa thì cho hành lá, rau răm thái nhỏ, vừng và lạc rang vào trộn đều, tắt bếp.
-Sau khi hoàn thành cho ra dĩa các bạn có thể sáng tạo trong cách trang trí như thế nào cho thật bắt mắt để món ăn thêm phần hấp dẫn nhé.
Vả trộn thường được ăn cùng với bánh tráng nướng giòn tan. Vị chát chát của vả hòa trộn cùng vị ngọt của tôm thịt, bùi bùi của lạc rang khiến ai chưa từng ăn món này đều cảm thấy bất ngờ, không nghĩ rằng loại quả này có thể chế biến thành món ngon như vậy.
Đặc Sản Việt Nam chúc các bạn thành công với món ngon và độc đáo này nhé !
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực