Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, là một kiểu kiến trúc độc đáo của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Cùng tìm hiểu và khám phá nhà rông Tây nguyên.
Nhà rông là một trong những điểm du lịch và văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên. Hãy cùng Emvaobep tìm hiểu về nhà Rông Tây Nguyên qua bài viết dưới đây nhé!
1 Giới thiệu về nhà Rông Tây Nguyên
Nhà rông là một trong những nét đặc trưng văn hóa nổi bật của đồng bào dân tộc cư ngụ tại Tây Nguyên. Đây là nơi diễn ra toàn sinh hoạt cộng đồng của buôn làng.
Bạn Đang Xem: Tìm hiểu nhà rông Tây Nguyên
Bên cạnh đó, nhà Rông Tây Nguyên còn thể hiện sự kết nối tâm linh trong cộng đồng và truyền đạt cho thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa truyền thống.
Loại hình nhà văn hóa này thường được bắt gặp tại các buôn làng người dân tộc Ba Na, Gia Rai ở phía Bắc vùng Tây Nguyên. Đặc biệt là ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
Tại Việt Nam, nhà Rông ở Tây Nguyên còn được biết đến là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc. Đây là đặc trưng văn hóa tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc.
Nhà rông đặc trưng của Tây Nguyên
2 Nét kiến trúc độc đáo của nhà Rông Tây Nguyên
Vị trí xây dựng Nhà Rông
Nhà Rông rất nét văn hóa rất quan trọng đối với mỗi người dân Tây Nguyên. Vì vậy việc xây dựng nhà Rông là thiêng liêng đối với họ. Trong đó, vị trí đặt nhà Rông được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng.
Bên cạnh đó, những nghi thức cũng được quan tâm không kém mỗi khi xây dựng. Vì tính chất trang trọng nên nghi thức xây dựng phải được những người già làng tài giỏi nhất thực hiện.
Những yếu tố cần đạt được khi chọn vị trí xây dựng nhà Rông:
- Phải là nơi cao ráo, thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về mùa mưa.
- Phải được xây dựng ở trung tâm của làng, từ các con đường xa cũng nhìn thấy Nhà Rông.
- Phải tiện lợi cho người dân di chuyển đến địa điểm này.
- Phải bằng phẳng, rộng, đủ để khi tập trung phải ít nhất 2 – 3 lần số người của làng.
Xem Thêm : 10 homestay Vũng Tàu cho thuê nguyên căn view biển giá rẻ
Đặc trưng của vị trí xây dựng nhà Rông
Chọn gỗ xây dựng
Gỗ là chất liệu chất liệu chủ đạo xây dựng nên nhà Rông bên cạnh các vật liệu tre, mây, nứa, lá cây, cỏ tranh,… Hầu hết các vật liệu xây dựng nên nhà Rông đều được lấy từ rừng.
Việc đi vào rừng lấy gỗ cũng được tính toán chu đáo bởi các già làng giỏi nhất. Khi xuất phát, buôn làng sẽ chọn thêm 2 người có sức khỏe, nhanh nhẹn và tháo vát để đi lấy gỗ cùng đoàn.
Khi xuất phát, họ phải chuẩn bị đầy đủ lương thực và vật dụng cho 9 ngày ở trong rừng tìm gỗ. Khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt, cả đoàn sẽ dừng lại, đứng vòng quanh, giơ rìu hú 9 tiếng lớn. Ngày hôm sau, họ sẽ đến lấy cho đủ gỗ xây dựng.
Vào tháng 10 âm lịch, họ sẽ chọn ngày dựng nhà Rông. Ngày đó, làng có các nghi thức cúng kiến và múa hát cùng nhau. Hoạt động này mang ý nghĩa là chào mừng một cuộc sống mới bắt đầu trong nhà Rông.
Gỗ là chất liệu mộc mạc nhưng mang lại sự vững chắc
Đặc điểm, kích thước Nhà Rông
Các đặc điểm trong thiết kế của nhà Rông:
- Dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 đến 16m.
- Không dùng đến sắt thép, các chỗ nối hay chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.
- Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Một dải trang trí đặc biệt chạy dọc trên sóng nóng.
- Những tấm đan tre lồ ô, nứa hoặc cây giang thường được ghép trên sàn nhà.
- Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Lan can này là chỗ dựa cho những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội.
Ngoài ra họ sẽ sử dụng cặp sừng trâu để trang trí và khắc hình sao tám cánh, hình thôi, chim, người,… một cách tinh xảo trên cây cột chính giữa.
Đặc trưng riêng biệt không lẫn vào đâu của nhà Rông
Kết cấu Nhà Rông
Xem Thêm : Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Về cầu thang, nhà Rông thường được đẽo từ 7 đến 9 bậc. Hình trang trí trên đầu cầu thang sẽ khác nhau tùy theo mỗi dân tộc. Ví dụ như người Gia Rai sẽ trang trí hình quả bầu đựng nước, người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn,…
Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên: Gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái).
- Nhà Rông trống, trong tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu.
- Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.
Kết cấu nhà Rông Tây Nguyên với các cột liên kết với nhau theo hình thức cột kèo. Để đỡ toàn bộ sàn và mái nhà là phần chân đế gồm 10 đến 14 cột nâng. Trong đó có 8 cột chính và 2 đến 6 cột phụ nhà “chồ” nơi đặt cầu thang.
Nhà Rông Tây Nguyên thường lớn vì theo quan niệm của người dân, nhà Rông càng to thì chứng tỏ buôn làng đó càng giàu có, sung túc.
Kết cấu mang đậm tính dân tộc Tây Nguyên của nhà Rông
Trên đây là Emvaobep đã giúp bạn tìm hiểu nhà Rông Tây Nguyên – Văn hoá kiến trúc độc đáo. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn nhé!
Chọn mua khẩu trang các loại bán tại Emvaobep để phòng Covid-19:
Có thể bạn quan tâm:
Emvaobep
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Địa điểm du lịch