Quản lý tài chính cá nhân là một trong những bài toán khó không được học ở trường lớp. Vậy làm sao để chi tiêu hiệu quả? Sau đây, Emvaobep sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng chi tiêu hàng tháng chi tiết nhất để quản lý chi tiêu hiệu quả nhé!
Nếu các bạn vẫn đang đau đầu trong việc quản lý chi tiêu cá nhân hàng tháng cân bằng và độc lập tài chính thì bài viết dưới đây chắc chắn dành cho bạn.
- 7 mẫu chảo chống dính 2 quai lớn, sâu lòng dễ làm các món xào, món chiên
- Cách vệ sinh máy nướng bánh mì nhanh chóng, tiết kiệm thời gian tại nhà
- Review bếp từ đôi lắp âm Junger CEJ-200-II dùng để đun sôi nước
- Cách gọt vỏ su su nhanh chóng, không bị dính mủ vào tay ai cũng làm được
- Dùng nồi thủy tinh có tốt không? Kinh nghiệm sử dụng nồi thủy tinh bền đẹp
1Đôi nét về bảng chi tiêu cá nhân
Đôi nét về bảng chi tiêu cá nhân
Bạn Đang Xem: Hướng dẫn cách lập bảng chi tiêu cá nhân hàng tháng chi tiết nhất
Bảng chi tiêu cá nhân theo một cách hiểu đơn giản nhất, là tập hợp những thông tin liên quan đến tài chính cá nhân như các khoản chi tiêu, đầu tư, thu nhập, tiết kiệm,… Những khoản như vậy cần được kê khai rõ ràng, minh bạch trong bảng chi tiêu cá nhân để khi nhìn vào, người ta có thể cân đối, điều tiết chi tiêu một cách hợp lý.
Trừ những người có nhiều khoản giao dịch, phải quản lý và tham gia nhiều vấn đề tài chính nên cần có sự giúp đỡ từ những chuyên gia, thì đại đa số mọi người đều có thể tự mình lập bảng chi tiêu cá nhân một cách hợp lý theo cách làm dưới đây. Cùng theo dõi tiếp nhé!
Tham khảo thêm: Cách làm sổ tiết kiệm
2Xác định đối tượng cần có trong bảng chi tiêu cá nhân
Để bảng chi tiêu cá nhân được chính xác nhất thì bạn cần xác định đối tượng tài chính cá nhân mà bạn cần phải theo dõi hằng ngày. Đó có thể là 3 nhu cầu chi tiêu chính của bản thân, hoặc nhiều hơn. Cụ thể là 3 nhu cầu sau:
– Nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống: là những nhu cầu sử dụng thực phẩm, điện, nước, internet,… Đây đều là những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Các chuyên gia phân tích cho rằng bạn cần sử dụng đến 50% nguồn tài chính cá nhân để đáp ứng.
Tất nhiên nếu bạn chi tiêu vượt quá ngưỡng 50% thì có nghĩa là bạn đang thâm hụt ngân sách và cần điều chỉnh quá trình chi tiêu lại sao cho khoản chi tiêu nhu cầu thiết yếu nằm trong mức 50%. Như vậy, bạn bạn sẽ có bảng chi tiêu cá nhân hợp lý hơn.
– Nhu cầu chi tiêu cá nhân: Mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau trong mục chi tiêu cá nhân như mua sắm, giải trí, du lịch, học tập,… Những nhu cầu như vậy sẽ chiếm 20% trong tổng số thu nhập cá nhân.
Khoản chi tiêu cá nhân là những khoản chi tiêu linh hoạt. Mặt khác, nhu cầu cá nhân luôn là rất lớn. Vì vậy, bạn cần tiết chế chi tiêu sao cho mục này chiếm khoảng 20% là hợp lý và tối ưu nhất
– Mục tiêu tài chính cá nhân: Đây là những khoản nằm trong mục đầu tư và tích lũy cho tương lai. Những khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, vàng,… hay có những người lựa chọn đầu tư giáo dục, những khoản học tập cần thiết với cá nhân,… Những khoản đầu tư này nhiều sẽ giúp bạn yêu tâm về tương lai. Nhưng nếu đầu tư quá lớn thì rủi ro cao và những chi tiêu cần thiết cho hiện tại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy 30% tổng số thu nhập cho mục này là ổn nhất.
Bám sát các mục chi tiêu tài chính theo phương pháp 50/20/30
Xem Thêm : 10 mẫu chảo chống dính có nắp đậy tiện dụng chất lượng cho căn bếp
Như vậy, theo quy tắc này, bảng chi tiêu cá nhân sẽ theo dõi và bám sát các mục chi tiêu tài chính cho bạn theo tỷ lệ 50/20/30.
3Liệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gian
Để có bảng chi tiêu cá nhân hợp lý, bạn cần nắm vững các khoản thu nhập và chi tiêu đang có. Những khoản thu hay chi cố định sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc kiểm soát quá trình chi tiêu trong bảng.
Khi có những khoản thu và chi đó rồi thì việc lập bảng chi tiêu tài chính cá nhân sẽ trở nên rất dễ dàng. Một trong những cách được nhiều người lựa chọn đó là lập bảng chi tiêu cá nhân Excel. Khi sử dụng bảng này thì mọi khoản chi tiêu đều được thể hiện trong bảng. Khi ấy, người ta sẽ biết mình đã chi tiêu vào khoản nào, khoản nào cần điều chỉnh, quan tâm hay bổ sung,…
Liệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gian
4Thời gian gắn với các mục chi tiêu
Có thể nhiều bạn sẽ không để ý về điều này nhưng thời gian là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với bảng quản lý chi tiêu.
Bạn cần đặt ra các mốc thời gian cụ thể gắn với kế hoạch hoặc mục tiêu chi tiêu bạn đã đề ra. Khi có thời gian cụ thể, bạn sẽ có một áp lực vô hình cũng như là động lực thúc đẩy bạn nhanh chóng sắp xếp và hoàn thành chúng.
Thời gian gắn với các mục chi tiêu
5Hướng dẫn lập bảng chi tiêu bằng Excel đơn giản
Excel là công cụ đắc lực trong việc lập bảng quản lý chi tiêu cá nhân. Đây không phải là điều quá khó khăn bởi bạn chỉ cần nắm vững những quy tắc sau là có thể lập được bảng rồi.
Khi lập bảng, chia các cột ra để nhập thông tin và dữ liệu. Cột đầu tiên bạn nhập dữ liệu, cột thứ hai là mục tiêu. Hãy nhớ đưa các thông tin về hoạt động chi tiêu bạn thực hiện, như nhu cầu thiết yếu, nhu cầu cá nhân và mục tiêu tài chính. Với nội dung này, các bạn kê khai càng chi tiết càng tốt để giúp bảng được trực quan và rõ ràng hơn.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn cần đưa ra các mốc thời gian để gán vào mục tiêu và hoàn thành nó. Chẳng hạn, bạn cần số tiền này thì phải tiết kiệm trong bao lâu.
Để lập bảng quản lý chi tiêu, người dùng sử dụng một bảng tính Excel riêng biệt để dễ dàng quản lý. Sau đây là các bước để bạn có thể tự mình lập bảng chi tiêu cá nhân.
Bước 1: Mở ứng dụng Excel trên máy tính hoặc điện thoại
Xem Thêm : Tổng hợp 12 món ngon từ chôm chôm thơm ngon mới lạ đơn giản tại nhà
Bước 2: Người lập cần tạo 2 cột, 1 cột thu và 1 cột chi. Đây là bước quan trọng cần người lập phải điền thật đầy đủ và chi tiết để lên kế hoạch giám sát và thực hiện chúng.
Bước 3: Khi đã có thông tin đầy đủ trong bảng Excel, bạn cần sử dụng những câu lệnh đơn giản để tính toán. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng câu lệnh tính tổng bằng cách nhấp vào ô Autosum. Tiếp theo, bạn nhấp và kéo chuột các ô cần tính lại với nhau. Sau đó, nhấn Enter là bạn có thể tính tổng được chúng. Áp dụng với cả 2 cột thu và chi.
Bảng chi tiêu bằng Excel
Bước 4: Tính toán tiền thâm hụt hoặc dư ra mỗi tháng. Thực hiện các thao tác tính toán đơn giản trên Excel là bạn có thể nhận được kết quả của mình rồi. Nếu ra số dương nghĩa là bạn đang có số dư, còn nếu ra số âm nghĩa là bạn bị thâm hụt
Bước 5: Copy để tính kết quả cho những tháng tiếp theo.
Theo dõi chi tiêu bằng bảng chi tiêu
Như vậy có thể thấy lập bảng quản lý chi tiêu bằng Excel là không hề khó. Chỉ bằng những thao tác vô cùng đơn giản, bạn có thể kiểm soát và điều chỉnh dòng chi tiêu của mình cho thật hợp lý. Hy vọng những thông tin mà Emvaobep cung cấp ở trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại vào những bài viết khác nhé!
Mua rau, củ sạch giá rẻ tại Emvaobep để tiết kiệm chi tiêu nhé:
Có thể bạn quan tâm
>> 5 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả cho người mới bắt đầu
>> Kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả cho người có thu nhập thấp
>> 4 mẹo hữu ích giúp quản lý chi tiêu hiệu quả để tiết kiệm được nhiều hơn
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Mẹo vặt