Chè hột gà, chè đậu hũ hạnh nhân hay cao quy linh… là những món chè Trung Hoa mà chắc hẳn ai cũng đã vài lần thưởng thức và mê mẩn vì nó. Đồ ăn của người Hoa luôn mang nhiều màu sắc, hương vị nổi bật châu Á. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu đó là những món chè như nào nhé.
Chè mè đen
Đứng đầu trong danh sách các loại chè Tàu được yêu thích nhất, chè mè đen, với vẻ ngoài giản dị đặc quánh một màu đen thẫm, vẫn luôn đủ sức hấp dẫn thực khách từ Bắc tới Nam. Chè mè đen hay chè vừng đen theo cách gọi ngoài Bắc, có cái tên chính gốc là Chí mà phũ.
Bạn Đang Xem: Các món chè Trung Hoa – Thiên đường giữa vườn ẩm thực
Nguyên liệu nấu món chè này không hề phức tạp với hạt vừng đen nấu cùng bột gạo cho dẻo, vị ngon đến từ chính cái bùi bùi rất nhẹ của hạt vừng chất lượng, còn tươi, không chút ẩm mốc nào.
Chè mè đen đúng chuẩn không quá ngọt, chỉ cần một thoáng đường nhẹ để giữ nguyên hương vị tươi mới của vừng. Chính vì đặc trưng thơm béo mà vẫn thanh tao mà món này phù hợp với khẩu vị của cả hai miền Nam Bắc, một bát chè nhỏ xíu chẳng có nhiều màu sắc hấp dẫn, nhưng chính cái dáng vẻ dẻo mịn nóng hổi kia đã đủ sức lôi kéo bao nhiêu con người hảo ngọt.
Chè trứng hồng trà – Món chè Trung Hoa nổi tiếng
Đây là công thức chè khá lạ lẫm với phong cách truyền thống của ẩm thực Việt, khi dùng nguyên liệu trứng gà, là nguyên liệu vốn chỉ nấu món mặn hay làm bánh, để đưa vào chè. Hột gà được nấu bằng nhiều vị thuốc Bắc, một ít trà và nêm đường phèn chứ không phải nấu hoàn toàn từ nước trà như nhiều người tưởng. Bởi vậy, thật khó mà bắt chước được món chè này nếu không phải gia truyền.
Xem Thêm : Đi tìm phong vị ẩm thực miền Tây qua những món gỏi xoài thơm ngon lạ miệng
Kỳ lạ, trứng gà nấu chè kiểu này không hề bị tanh, cũng không nghe mùi thuốc Bắc, đủ để thấy trình độ tuyệt vời của chủ quán. Vị béo bùi của trứng hòa quyện với “nước trà” màu đen óng ánh, nóng hổi nước trà, để lại cảm giác khó quên và lạ lẫm.
Chè đu đủ tiềm – Món chè Trung Hoa truyền thống
Món này cũng được liệt vào hàng mát, bổ của ẩm thực Trung Hoa truyền thống. Món chè ngọt thanh rất mát, giải độc, nhuận trường và tốt cho da này được nhiều phụ nữ rất thích.
Nguyên liệu chỉ gồm đu đủ chín (vừa chín tới), đường phèn, táo tàu, nấm tuyết nhưng không nấu mà đem hấp cách thủy. Món này trời lạnh thì có thể ăn nóng mà trời nóng thì có thể ăn lạnh, kiểu gì cũng ngon, bổ, hấp dẫn vô cùng.
Chè ỷ
Chè ỷ hay còn gọi là chè Tiều, là một phiên bản của chè trôi nước. Thường thì những viên chè ỷ sẽ bé hơn, bên trong là đủ loại nhân, có cả đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ nghiền, đậu phộng. Chè cũng được nấu trong nước đường có gừng thơm ấm, được rắc mè rang vàng thơm khi ăn.
Trong ngày cưới, người Hoa cũng nấu món chè này cho cô dâu và chú rể ăn như một lời chúc hạnh phúc vẹn tròn. Người Việt chúng ta thì hay nấu món chè này để dâng cúng nhân dịp rằm.
Đậu hũ hạnh nhân
Xem Thêm : Cách nấu cháo cá tràu cho bé khó mà cưỡng lại được
Chè Trung Quốc thường ăn nóng, nhưng không phải vì thế mà không có những công thức chè lạnh mát lòng mát dạ, hạ nhiệt ngày hè. Thoạt nhìn gần giống như món chè khúc bạch, nhưng đậu hũ hạnh nhân có nguyên liệu đơn giản và bổ dưỡng hơn rất nhiều.
Nếu như viên “đậu hũ” trong khúc bạch có cái ngầy ngậy của kem đánh thì đậu hũ hạnh nhân truyền thống chỉ là thạch nấu sữa cùng chiết xuất hạnh nhân đậm đặc, trên mặt rắc thêm vài lát hạnh nhân tươi giòn giòn.
Món thạch chè này ăn rất mát, mùi hương nồng nàn không “dễ chơi” nhưng quen rồi sẽ nghiện. Người ta tạo ra rất nhiều biến thể cho đậu hũ hạnh nhân, vừa là để thêm màu sắc bắt mắt vừa tăng độ dinh dưỡng, thường thấy nhất là đậu hũ hạnh nhân nấu đu đủ, lê, bạch quả…
Quy linh cao
Cao quy linh được biết đến như một bài thuốc thanh nhiệt cho cơ thể với các nguyên liệu bột mai rùa, thổ phục linh, cam thảo và các loại thảo dược bồ công anh, hoa kim ngân, sanh địa,… Vì người Hoa luôn tin vào sự cân bằng âm – dương trong cuộc sống lẫn ẩm thực nên món ăn không chỉ ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe.
Các loại nguyên liệu đều có tác dụng tốt cho cơ thể, điều hòa khí huyết cho tất cả mọi người. Cao quy linh có vị nhẫn nhẹ nên thường được dùng cùng mật ong hoặc nước đường để cân bằng mùi vị, dễ dàng tìm thấy ở các quán ăn của người Hoa, đặc biệt là các quán chè.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực