Trong Đông y, gừng được dùng để làm gia vị hoặc làm thuốc. Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Trong đó, rượu gừng có rất nhiều công dụng trong cuộc sống thường ngày vì thế được nhiều người tìm hiểu cách ngâm rượu gừng chuẩn để dùng trong nhà.
- Cách ngâm rượu dứa rừng chữa được nhiều bệnh
- Cách ngâm rượu bọ cạp tại nhà chuẩn nhất
- Đặc sản vùng cao: Cách làm quả me rừng ngâm rượu có lợi cho sức khỏe
Vì thế, em vào bếp sẽ hướng dẫn bạn ngâm rượu gừng để uống và giúp bạn tìm hiểu tác dụng của rượu gừng. Đảm bảo bạn sẽ vô cùng bất ngờ. Vì chỉ với nguyên liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản mà tác dụng rất hiệu quả.
Bạn Đang Xem: Cách ngâm rượu gừng để uống và tác dụng của rượu gừng
Nào hãy cùng bắt tay vào làm ngay nhé!
Tác dụng của rượu gừng:
Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Gừng được dùng để làm gia vị hoặc làm thuốc, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, gừng là một chất chống oxy, giúp tăng độ pH của dạ dày, giảm mỡ bụng nhanh và giảm lượng cholesterol. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.
Xem Thêm : Cách làm trứng gà ngâm rượu nếp hạ thổ cho bà đẻ
Rượu gừng chữa nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, kém ăn, đầy bụng, ho mất tiếng, đi lỏng. Đồng thời rượu gừng giúp giữ ấm cơ thể, chống lạnh chân tay, tránh gió, phòng các bệnh hậu sản, nhức mỏi xương cốt sau này.
Vậy thì cách ngâm rượu gừng để uống như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên liệu và dụng cụ ngâm rượu gừng để uống:
- Gừng tươi: 1 kg.
- Rượu trắng: 2 lít.
- Bình thủy tinh dung tích 5 lít.
Cách ngâm rượu gừng để uống:
Bước 1: Chọn mua nguyên liệu:
Bình ngâm rượu gừng nên chọn những bình có dung tích phù hợp với số lượng mà bạn muốn ngâm. Có thể chọn bình thuỷ tinh hoặc bình sứ để ngâm rượu.
Rượu ngâm nên chọn loại có nồng độ từ 35 – 38 độ, rượu nếp trắng mua của người quen là tốt nhất. Gừng tươi có màu vàng và không nên chọn những củ gừng bị xước, cắt dở hoặc bị ngả nâu, khô vỏ. Gừng củ nhỏ, da sần, vỏ mỏng là gừng ta. Còn gừng Trung Quốc thì củ to, nhẵn, trông đẹp mã nhưng tác dụng không bằng, lại có nguy cơ nhiễm nhiều chất hóa học bảo vệ.
Xem Thêm : Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì – bạn đã biết hết chưa?
Bước 2: Ngâm rượu gừng để uống:
Vì ngâm rượu gừng để uống chứ không chỉ bôi ngoài da hay ngâm chân, nên cần làm cẩn thận đảm bảo sạch sẽ.
Sơ chế gừng bằng cách đem rửa sạch củ gừng, dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch những mảng đất trong kẽ củ. Hoà nước muối loãng để ngâm qua gừng, như vậy sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tích tụ trong gừng. Dùng dao để cạo sạch vỏ gừng rồi đem rửa qua với nước sạch. Thái gừng thành lát mỏng khoảng 0,5 – 1cm thay vì giã nát gừng. Để gừng vào bình ngâm rồi đổ rượu ngập gừng.
Thời gian ngâm ít nhất 3 tháng mới uống được. Uống mỗi ngày 10 – 20 ml rượu gừng.
Lời kết:
Vậy là Em vào bếp vừa hướng dẫn bạn cách ngâm rượu gừng để uống. Uống rượu gừng rất tốt cho tim mạch và sức khỏe. Trị nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, kém ăn, đầy bụng, ho mất tiếng, đi lỏng, … Ngoài ra còn giữ ấm cho cơ thể. Và rất nhiều tác dụng khác như đã nêu ở trên. Vậy thì còn chần chừ gì mà chưa ngâm rượu gừng để uống ngay nhỉ.
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt !
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cách ngâm rượu