Cẩm nang nhà bếp

Phong tục ngày tết trung thu không phải ai cũng biết

Từ xưa đến này, hằng năm vào đúng dịp 15/8 âm lịch hàng năm mọi người lại háo hức mong chờ tết trung thu, trung thu là tết thiếu nhi,là tết đoàn viên, sum họp bên nhau sau những tháng ngày cuốn vào vòng xoáy công việc, trẻ con lại được ngồi nghe nhũng câu chuyện cổ tích về ngày tết trung thu, ngày nay khi mở cửa giao lưu văn hóa thì ta càng không thể quên đi cội nguồn hình thành nên ngày tết trung thu, cũng như tìm hiểu về phong tục tết trung thu thôi nào.

Trung thu ở Việt Nam còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Ngày Tết Trung thu được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng. Dịp này vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống.Những câu chuyện cổ tích về chú Cuội,về Hằng Nga về Thỏ Ngọc cứ thế truyền nhau tao nên chút gì đó thơ mộng trong trí tưởng tượng của trẻ thơ

Bạn Đang Xem: Phong tục ngày tết trung thu không phải ai cũng biết

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân. Trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là « phá cỗ. »

Xem Thêm : Chuẩn bài với cách làm nước chấm ghẹ ngon mà lại đơn giản

Phong tục tết trung thu ở Việt Nam đặc biệt ở chỗ bày trí mâm ngũ quả.

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.

Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng.

Xem Thêm : Những món ngon ở Sóc Trăng mà bạn nhất định phải thử

Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu

phong tuc tet trung thu 1 Em Vào Bếp

Đặc biệt hơn cả là bánh trung thu.Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng…

Lời kết :

Tìm hiểu về phong tục tết trung thu bạn sẽ có một cái tết trung thu trọn vẹn hơn khi sum họp cùng gia đình đấy nha

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp

Related Articles

Back to top button