Cẩm nang nhà bếp

Hé lộ cách bày mâm cúng giao thừa cực chuẩn, cả năm đầy ắp lộc

Các bạn ơi, Tết đang đến rất gần rồi, trên từng con phố, từng ngồi nhà mà mình đi qua thì đã có rất rất là nhiều những món đồ làm cho mình có cảm giác Tết đang đến thật gần hơn bao giờ hết, quả thực đúng là như vậy. Vào đêm giao thừa thì điều quan trọng nhất đó chính là cúng giao thừa? Tại sao phải cúng giao thừa nhỉ, đã bao giờ bạn tự hỏi như vậy chưa? Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách bày mâm cúng giao thừa thì hãy theo mình ngay bây giờ để tìm câu trả lời nhé!

cách bày mâm cúng giao thừa

Bạn Đang Xem: Hé lộ cách bày mâm cúng giao thừa cực chuẩn, cả năm đầy ắp lộc

Vì sao mỗi năm nhà nhà lại cúng giao thừa

Bởi vì theo quan niệm dân gian, mỗi năm sẽ là một vị Thần cai quản, cứ năm hết Tết đến, vào đúng khoảnh khắc giao thừa, vị thần cũ sẽ chuyển giao công việc cho vị thần mới. Vì thế nhân dân ta làm lễ cúng để vừa tiễn, vừa rước Thần.

Cần chuẩn bị gì khi cúng giao thừa? Bày mâm ra sao? Gồm những món gì?

Đây có lẽ chính là phần được các bạn mong đợi nhất đúng không nào?

Cúng giao thừa chia làm 2 loại, 1 loại cúng trong nhà, 1 loai cúng ngoài trời.

Dù là cúng theo cách nào, bạn cũng nên chuẩn bị đủ những món đồ sau đây.

Xem Thêm : Chia sẻ cách pha nước chấm chả lá lốt cực nhanh cực đơn giản

Tùy từng người sẽ cúng mặn hay cúng chay đều được.

1. Cúng mặn

Cúng mặn bao gồm 1 mâm cỗ: bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu xanh, các món ăn mặn khác, sơn hào hải vị tùy từng gia đình.

2. Cúng chay, cúng ngọt

Hương, hoa, đèn, nến, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia, đồ uống…

Nghi thức cúng giao thừa

Khi cúng, tất cả các thành viên đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin các ông cụ, các vị thần trên cao phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, lộc luôn tràn đầy, sức khỏe tốt.

Trước khi khấn tổ tiên mời tiền nhân về ăn tết thì bạn khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Sự khác nhau giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam

Miền Bắc: Mâm cỗ Tết thường tính theo đĩa, bát: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa, 8 bát 8 đĩa…

Xem Thêm : Cách làm nước chấm gỏi cá mè ngon đúng điệu

Bát gồm: bát mòng giò hầm măng khô, miến nấu lòng gà, bát mọc…

Đĩa gồm: Đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, chả giò lụa, dưa hành…

Miền Trung: Mâm cỗ có cả bánh chưng và bánh tét, nhiều món khác nhau như: dưa món, đĩa giò lụa Huế, thịt đông, thịt heo luộc, giá chua, măng khô ninh, miến Huế, cá chiên, đĩa ram…

Miền Nam: cỗ thường nhiều đồ nguội, do thời tiết nắng nóng.

Gồm bánh tét, canh măng nấu, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt,  dưa giá, củ kiệu…

cách bày mâm cúng giao thừa

Mỗi vùng miền lại có những cách bày mâm cúng giao thừa khác nhau, với những món ăn khác nhau. Nhưng nhìn chúng, đều mang 1 ý nghĩa to lớn là cầu phúc lộc cho gia đình. Các bạn hãy tùy từng vùng miền để lựa chọn cách bày mâm cúng sao cho phù hợp và đẹp mắt nhé!

Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp

Related Articles

Back to top button