Cúng ông Công ông Táo là một tập tục không thể nào không có vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm của người Việt Nam chúng ta, tuy nhiên liệu rằng bạn đã biết cách cúng ông Công ông Táo đúng và chuẩn nhất hay chưa. Có rất nhiều gia đình muốn tỏ lòng thành kính với 2 vị thần nhưng vì một vài sơ xuất nhỏ lại thành “mất lộc”, vậy nên chúng ta cần thực hiện đúng quy trình cúng thì mới có thể nhận được lộc. Vậy các bạn có muốn cùng mình tìm hiểu một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo hay không nào?
- Cách kho thịt gà công nghiệp dai ngon nhất, đánh bay nồi cơm gia đình
- Cách làm bánh mì chả cá ngon cho bữa sáng chắc dạ
- Giải nhiệt cuối tuần với món canh cua biển nấu bầu thơm mát, bổ dưỡng
- Cách làm món thịt cầy nướng hương vị mới lạ đặc biệt thơm ngon
- Cách làm cơm trộn kim chi Hàn Quốc ngon như ngoài hàng
Bạn Đang Xem: Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo mà bạn cần phải biết
Tìm hiểu ông Công, ông Táo?
Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, đây là 2 vị thần chuyên cai quản bếp núc gia đình, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, họ lại cưỡi cá chép đỏ về trời để yết kiến Ngọc Hoàng thượng đế, bẩm báo toàn bộ những sự việc lớn nhỏ đã xảy ra trong 1 năm vừa qua của gia đình bạn. Và mãi cho đến khi giao thừa, 2 ông mới quay trở về hạ giới.
Mỗi năm, khi đến ngày này, dân ta thờ cúng rất đầy đủ và chu đáo, làm lễ tiễn đưa với một thái độ vô cùng kính nể.
Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo mà bạn phải biết
Xem Thêm : Cách làm giò xào bằng chai nhựa dễ nhất tại nhà
Tuy nhiên, một số gia đình do không tìm hiểu kĩ nên đã làm sai khá nhiều quy trình, khiến cho bếp nhà mình mất lộc.
Vậy, khi cúng ông Công, ông Táo chúng ta cần lưu ý điều gì? Thả cá ra sao cho có lộc?
Đầu tiên, các bạn cần lưu ý về việc chọn mua cá chép đỏ.
Khi mua cá chép cúng, bạn nên mua những con khỏe, bơi nhanh, để kiểm tra bạn hãy lật nhẹ mang cá lên, nếu thấy màu đỏ tươi thì mua, nếu thấy màu hơi thâm thì bỏ qua, không chọn.
Tiếp theo, chuẩn bị đồ cúng
Về phần đồ cúng, bạn cần chuẩn bị cỗ, trà, hoa quả, thêm 3 bộ quần áo gồm giày, mũ, áo, quần cho 3 vị thần, 2 mũ đàn ông, 1 mũ đàn bà, 1 con ngựa bằng giấy. Vàng thỏi, vàng nén cho 3 vị, mỗi vị 99 nén. Những vật này sẽ đem đốt sau khi cúng.
Thời điểm cúng
Bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp cho đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp là khoảng thời gian phù hợp để các gia đình cúng ông Công, ông Táo.
Xem Thêm : Cách ướp gia vị gà nướng món ngon cho những ngày se lạnh
Khi cúng, thấy hương chén hết 2/3 là có thể đem vàng mã đi đốt, đem cá đi phóng sinh.
Cách thả cá
Khi thả cá, bạn cần thả nhẹ nhàng, tuyệt đối không ném cá xuống nước, hãy thả chậm và từ từ.
Bạn nên tìm nơi thoáng mát, sạch và nước trong để thả, như vậy cá sẽ dễ dàng bơi đi.
Wow, các bước cúng thật đơn giản đúng không? Nhưng nếu không đọc kĩ rất có thể bị nhầm lẫn đấy, và có một điều bạn cần biết đó là không được đốt tiền âm phủ cho ông Công, ông Táo vì đây là các vị thần tiên chứ không phải vong hồn âm phủ. Chúc các bạn sẽ học được nhiều thông tin bổ ích thông qua bài viết một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo của mình chia sẻ bên trên!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Cẩm nang nhà bếp