Măng lưỡi lợn là 1 trong 3 loại măng khô nổi tiếng của đặc sản Tây Bắc, cùng với măng búp, măng rối là 3 sản phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Măng lưỡi lợn có đặc điểm dày miếng, khi cắn vào thường cho cảm giác giòn sật ở đầu lưỡi, một cảm giác mà khiến ai ăn rồi cũng muốn ăn mãi. Măng lưỡi lợn cung cấp rất nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe. Dịp tết này hãy làm cho gia đình mình một ít măng khô lưỡi lợn để thêm phần thú vị cho mâm cơm ngày tết với cách làm măng khô lưỡi lợn nhé.
- So sánh các loại lò vi sóng, dùng loại nào tốt để hỗ trợ việc nấu nướng
- Tận dụng bia uống thừa làm nước lau kính vừa sạch vừa tiết kiệm
- So sánh nồi lẩu điện nút gạt cảm ứng nút xoay nút nhấn trong việc nấu nướng
- Cách làm salad thịt bò kiểu Thái ngon tại nhà
- Cách làm mứt dừa ngũ sắc từ sữa vô cùng đơn giản
- Cách nấu măng khô kho thịt ngon đúng điệu, món ăn lạ mà hấp dẫn
- Nhiều bạn chưa biết măng khô nấu gì ngon đâu, cùng tìm hiểu nhé!
- Cách nấu vịt nấu măng khô theo kiểu mới, bạn có cưỡng lại nổi không?
Bạn Đang Xem: Cách làm măng khô lưỡi lợn cho dịp tết đến
Nguyên liệu làm măng khô lưỡi lợn
- 3 kg măng lưỡi lợn Tây Bắc tươi
Các bước cho cách làm măng khô lưỡi lợn
Bước 1: Làm sạch măng lưỡi lợn
Măng tươi sau khi mua về, nếu chưa bóc vỏ thì bạn bóc bỏ hết vỏ. Sau đó, đem đi rửa thật sạch, cắt bỏ phần gốc già (nếu có). Ngoài ra, bạn cần lưu ý, măng sau khi mua về, bạn nên làm khô ngay, không nên để quá lâu. Như vậy, măng sẽ bị úng và mất đi độ tươi ngon ban đầu.
Bước 2: Luộc măng
Xem Thêm : Cách chế biến măng khô vừa ngon vừa dễ cho ngày Tết sắp tới
Sau khi những củ măng đã sơ chế sạch thì mang đi luộc măng: chuẩn bị 1 nồi nước to, đun sôi nước rồi cho măng vào luộc kĩ 2 lần, sau đó vớt măng ra và để nguội.
Qua bước này măng lưỡi lợn sẽ không còn mùi hăng đặc trưng của măng nữa.
Bước 3: Thái măng
Măng đã nguội thì ta tiến hành thái măng. Đối với măng lưỡi lợn là loại măng củ nên thái miếng vừa ăn hoặc thái thành sợi. Chỉ cần bạn tỉ mỉ và thêm chút khéo tay sẽ cho ra những miếng măng vô cùng đều và đẹp rồi nhé.
Bước 4: Phơi măng
Xem Thêm : Khám phá 6 địa chỉ ăn nem chua nướng ngon ở Hà Nội ai cũng sẽ thích
Quy trình này cũng khá là công phu các bạn nhé. Trải măng trên những tấm mẹt được đan bằng nan tre hoặc nứa để măng được nhanh khô và sạch sẽ. Thời gian phơi cho măng lưỡi lợn là 3-4 ngày nếu là trời nắng to, 5-6 ngày nếu là trời nắng nhẹ. Chú ý trong lúc phơi nên thường xuyên lật đều măng cho nhanh khô.
Măng khô đạt tiêu chuẩn khi măng chuyển sang màu vàng nhạt, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được.
Bước 5: Bảo quản măng
Măng đã khô đều, ta nên bảo quản cho tốt để dùng dần. Dùng túi nilong dạng ống to để dồn măng vào, bọc qua 2-3 lớp túi và để nơi khô ráo là bạn có thể yên tâm về hạn sử dụng của măng rồi.
Quy trình làm măng khô luỡi lợn không hề khó để thực hiện, vì thế nếu bạn là người yêu thích những món ăn chế biến từ măng lưỡi lợn thì hãy học ngay cách làm măng khô lưỡi lợn mà mình chia sẻ nhé.
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Lựa chọn thực phẩm