Mùa hè sắp đến rồi, hãy cùng Emvaobep vào bếp nấu cho gia đình, bạn bè người thân bạn một món chè ngon và thanh mát nhé. Một thức giải khát vừa có hạt sen bổ dưỡng, vừa có nhãn lồng ngon, mọng nước, dày cùi kết hợp với nhau tạo nên món chè hạt sen nhãn nhục rất ngon, hấp dẫn.
Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục ngon mà lại bổ dưỡng
- Cách nấu chè hạt sen nhãn lồng ngọt dịu đơn giản chỉ trong vài phút
- Cách nấu chè sen đậu xanh nước cốt dừa thơm phức
- Cách nấu chè hạt sen tổ yến bồi dưỡng cơ thể
Có lẽ nhiều người còn chưa biết, chúng ta thường hay sử dụng phần cơm (hay còn gọi là cùi) của trái nhãn (gọi là nhãn nhục) để ăn. Nhưng ngoài phần cơm này thì toàn bộ các bộ phận của cây nhãn đều có công dụng chữa bệnh nữa. Trong bài viết này, ngoài công dụng của Nhãn nhục mình xin được chia sẻ đến bạn đọc kỹ hơn về công dụng các bộ phận khác của cây nhãn và cách nấu chè hạt sen nhãn nhục thơm mát – Một sự kết hợp khá tuyệt vời để tạo nên một món chè hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng.
Bạn Đang Xem: Thú vị với cách nấu chè hạt sen nhãn nhục ngon mê li
Công dụng của bộ phận khác trên cây Nhãn
Để có thể tự tìm hiểu thì sẽ có rất nhiều điều thú vị về loại quả này. Chính vì vậy mình đã bỏ công để sưu tầm và chia sẻ với bạn đọc những công dụng tuyệt vời này. Đừng phí một chút thời gian mà bỏ qua nó nhé. Những kiến thức này rất đáng để bạn theo dõi đấy.
– Hạt nhãn (Còn gọi là Long nhãn hạch): Có vị chát, có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay…
– Vỏ quả nhãn (Long nhãn xác): Có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong, chữa chóng mặt, dùng ngoài chữa bỏng và vết thương ngoài da.
– Lá nhãn (Long nhãn diệp): Có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.
– Hoa nhãn (Long nhãn hoa) sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.
– Vỏ thân cây nhãn (Long nhãn thụ bì): Có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).
– Rễ cây nhãn (Long nhãn căn): Có vị đắng, chát; có tác dụng chữa khí hư bạch đới, trị giun chỉ (‘lariasis).
Các thành phần trên của cây nhãn thì thường được áp dụng trong các bài thuốc Đông Y, còn đối với phần cùi của trái nhãn thì được sử dụng rất nhiều và có dịp mình sẽ viết thêm thật nhiều các món ăn có sử dụng cùi nhãn để làm nguyên liệu nhé.
Công dụng của chè hạt sen nhãn nhục
Nhãn trồng ở Việt Nam có nhiều loại: Nhãn lồng là loại có cùi dày và mọng nhất và đây là nguyên liệu chủ yếu để chế ra long nhãn nhục. Loại nhãn nước cùi có rất nhiều nước, cũng chế được long nhãn nhưng phẩm chất kém và chế biến tốn nhiều công sức, còn nhãn trơ có cùi rất mỏng, không chế được long nhãn.
Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục ngon mà lại bổ dưỡng
Xem Thêm : Hướng dẫn cách nấu chè hạt sen đường phèn thanh ngọt giải khát
“Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nhãn nhục có chứa tới 77,15% nước, chất béo 0,13%, protein 1,47%, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,53%, đường saccharose 12,25%, vitamin A và B.”
Tác dụng của chè hạt sen nhãn nhục
– Tốt cho hệ thần kinh: Nhãn nhục được xem là điều kỳ diệu với những chứng bệnh liên quan tới hệ thần kinh, đặc biệt là trầm cảm. Chúng giúp các dây thân kinh thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động. Do vậy, chứng mất ngủ cũng theo đó mà tan biến. Hạt sen có tác dụng an thần, vì vậy khi kết với nhãn nhục trong món chè hạt sen nhãn nhục sẽ là một món ăn tốt cho hệ thần kinh.
– Tăng tuổi thọ: Nhãn được biết đến là loại quả có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương và tăng tuổi thọ. Nó giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Đồng thời, nhãn còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
– Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể, giúp hạn chế chứng bệnh thiếu máu, tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lá lách và tim. Ngoài ra, nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy.
– Bổ sung năng lượng dồi dào: Ăn nhãn thường xuyên đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể, chữa trị chứng mất ngủ, giảm trí nhớ.
– Nguồn cung vitamin C dồi dào: Nguồn vitamin C dồi dào của nhãn bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, vitamin C trong nhãn còn làm đẹp da.
– Phòng bệnh đau dạ dày: Nhãn nhục được biết đến với công dụng điều trị và phòng ngừa bệnh đau dạ dày, mất trí nhớ. Có thể uống nước ép trực tiếp từ nhãn tươi hoặc chế biến thành món chè hạt sen nhãn nhục để sử dụng.
Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục ngon mà lại bổ dưỡng
Tác dụng của chè hạt sen nhãn nhục
Hạt sen từ lâu đã được công nhận hữu hiệu trong việc an thần và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khi kết hợp với nhãn nhục là loại quả tốt cho hệ thần kinh, qua đó làm tăng công năng của 2 loại nguyên liệu. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng món chè hạt sen nhãn nhục mỗi ngày, tuy nhiên, khi sử dụng nhãn nhục và các sản phẩm có nhãn nhục hết sức lưu ý, không nên quá lạm dụng hoặc không tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Say đây là những đối tượng không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng nhãn nhục:
– Thai phụ nên hạn chế: Nhãn nhục tính ngọt thơm, ấm nóng nên thai phụ lúc ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.
– Người bị mụn: Nhãn là loại quả thường gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa nếu ăn nhiều.
– Người béo phì: Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, những trái cây có vị ngọt như nhãn thường có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều, các loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn. Vì vậy, người béo phì nên hạn chế loại quả ngọt này.
Lan man thế này nhiều bạn chắc sẽ cho rằng mình đi lạc đề. Tuy nhiên, đối với những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà đặc biệt Emvaobep cũng là một blog chuyên về ẩm thực và cả sức khỏe nữa thì những thông tin trên cũng khá hữu ích đấy chứ ^^. Để không mất thời gian nữa mình xin được phép đi vào nội dung chính:
Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục thơm ngon, bổ dưỡng
Xem Thêm : Bật mí cách làm mứt sen khô thơm ngon cho ngày Tết
I. Nguyên liệu cần có
- Hạt sen tươi: 100 gam
- Nhãn nhục: 50 gam
- Đường phèn
II. Các bước thực hiện
– Bước 1: Hạt sen trước khi sử dụng cần được lột vỏ, tách tâm sen (đối với hạt sen tươi), hoặc ngâm mềm trước khi nấu (đối với hạt sen khô).
– Bước 2: Nhãn nhục khô rửa sạch, ngâm vào thau nước lạnh cho nở khoảng 30 phút – 1 tiếng, xả lại dưới vòi nước cho sạch cát và bụi, rồi để ráo nước.
– Bước 3: Hầm hạt sen lần 1
Sau khi sơ chế, bạn tiến hành nấu mềm hạt sen, đối với hạt sen tươi nấu mềm sẽ giúp hạt sen tươi bớt mủ, còn đối với hạt sen khô giúp hạt mềm đều và không bị sượng, không chín đều. Sau khi hầm chín hạt sen ( khoảng 30 phút ), vớt hạt sen ra ngoài. Nếu muốn nước chén chè không bị đục, sau khi hầm hạt sen xong, bạn xả sơ qua nước lạnh.
– Bước 4: Hầm hạt sen lần 2: Hầm hạt sen với nhãn nhục, đường phèn.
Sử dụng nồi nước mới với lượng nước đủ dùng cho chén chè. Cho nhãn nhục vào và nấu sôi tới khi nhãn nở đều. Thời gian nấu không nên quá lâu vì sẽ làm mất đi độ giòn của nhãn nhục. Sau đó cho hạt sen vào và hầm thêm 5 phút để hương vị của 2 loại nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Tiếp tục cho đường phèn vào theo khẩu vị và tắt lửa.
Đường phèn sau khi cho vào xong, bạn có thể bắc nồi chè ra và múc vào bát hoặc cốc để thưởng thức ngay món chè hạt sen nhãn nhục lúc còn nóng hổi nhé.
Vậy là mình đã giới thiệu xong tới các bạn cách nấu chè hạt sen nhãn nhục thơm mát, để cho cả gia đình và người thân cùng thưởng thức trong tiết trời mùa hè oi bức rồi. Về cơ bản thì cách làm không có gì khó cả, chỉ mất công một chút ở khâu chuẩn bị nguyên liệu. Vì vậy đừng ngại chút thời gian để vào bếp và chế biến nhé, vừa ngon lại vừa đảm bảo an toàn vệ sinh. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Hạt sen