Đến với dân tộc Mường, bạn sẽ có hội được thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn mang đậm nét văn hóa của người dân nơi đây.
Cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Mường đã sáng tạo ra rất nhiều nét riêng biệt để về văn hóa, lối sống, con người và đặc biệt là ẩm thực. Cũng chính vì vậy, khi được tận mắt chiêm ngưỡng nét văn hóa về ẩm thực nơi đây, nhiều người đã không khỏi trầm trồ, thán phục và lưu luyến.
Bạn Đang Xem: 5 đặc sản nổi tiếng của dân tộc Mường
1. Pẻng nẳng
Có một loại bánh được dân tộc Mường lưu truyền từ thời xa xưa đó chính là Pẻng nẳng (bánh nẳng). Về cơ bản, pẻng nẳng có nhiều nét giống bánh gio của người kinh, đều có nguyên liệu chính là gạo và nấu từ các loại nước tro đốt của nhiều loại lá rừng. Cụ thể để có thể chế biến được loại bánh này, người ta cần phải lấy cây đu đủ, cây mận, lá mua trong rừng về phơi khô và đốt thành tro. Tiếp đó, người ta sẽ lọc lấy phần nước trong, hòa cùng với nước vôi, gạn lại nước vôi trong rồi đổ lẫn vào cùng với nước tro.
Xem Thêm : Đặc sản ẩm thực xứ Thanh đốn tim các thánh ” sành ăn”
Để kiểm tra xem nước nẳng đã đạt để ngâm gạo chưa, người dân nơi đây còn dùng lá trầu để nhúng vào nước, vớt ra rồi bỏ vào miệng để nhai tới khi trầu được đỏ thì đổ gạo đã vo sạch vào để ngâm. Sau đó vớt gạo ra rồi gói bánh, luộc đến khi chín. Món bánh này hay được dùng để bày biện trong những ngày lễ Tết để thờ cúng tổ tiên, ông bà.
2. Nậm pịa
Có người nói đây là món ăn “hôi nhất” ở xứ Mường. Và đây cũng chính là món ăn vô cùng đặc trưng ở khu vực Mai Châu, Hòa Bình. Nguyên liệu để người ta chế biến món nậm pịa chính là nội tạng từ động vật. Sau khi sơ chế con vật, người ta sẽ chọn ra những phần nội tạng như tiết, gan, phổi, phèo,… để mang đi ninh nhừ.
thai
_lanvian
Món ăn này có màu xanh rêu, vị đắng từ gia vị và mùi… hơi ngái vì chất nhầy trong nội tạng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ dai từ sụn, độ bùi từ thịt, hòa quyện với hương vị đặc trưng từ hạt mắc khén. Theo như chia sẻ từ người dân nơi đây, nậm pịa có tác dụng tiêu độc, giải rượu và cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
3. Cá ốt đồ
Thông thường, trên những mâm cơm cỗ của người Mường sẽ không thể thiếu được sự xuất hiện từ cá ốt đồ. Món cá này thường sẽ được chế biến và nấu chín trong khoảng từ 10 – 12 tiếng đồng hồ. Hòa lẫn trong mùi hương từ khói củi chính là hương thơm vô cùng hấp dẫn từ món cá ốt đồ cùng với những gia vị vô cùng đặc trưng.
Xem Thêm : Cách chế biến rau dền Nhật thành món ăn tốt cho sức khỏe
Món ăn này ngon nhất là khi đạt được độ nhừ tới, gia vị đậm đà và đặc biệt là cá không được nát. Cá và măng sẽ hòa quyện cùng nhau khiến ai ăn cũng đều phải gật đầu khen ngợi.
4. Cá ướp chua
Cá ướp chua được coi là một nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Mường. Nó chứa đựng biết bao ân tình của người dân nơi đây đối với trời, đất, núi rừng. Món ăn này cũng có khá nhiều cách thưởng thức khác nhau.
Thông thường, người ta sẽ để cá ướp chua từ 4 – 6 tháng và có thể ăn ngay mà không cần phải trải qua bất cứ những bước chế biến nào. Hoặc có nhiều gia đình sẽ gói cá vào trong lá thầu dầu, kẹp vào trong que tre rồi nướng lên cùng với than, củi. Hoặc nhiều người cũng sẽ nấu canh cùng với cá ướp chua nữa.
5. Sâu măng
Có thể đây là món ăn mà không phải ai cũng dám thử khi đặt chân đến dân tộc Mường. Mùa sâu măng rộ là cữ tháng 9, tháng 10 hàng năm. Muốn kiếm sâu măng phải vào rừng tìm những bụi măng nứa và chọn những cây dáng hơi cong queo, phần vỏ ngoài sẽ hơi thâm, phần ngọn hơi héo, phần mắt có u.
Sâu măng vàng nhạt, bóng bẩy, có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Với độ thơm bùi, béo ngậy, món ăn khi nhìn thì sợ nhưng khi đã thưởng thức rồi thì lại thấy cuốn một cách lạ thường. Không chỉ xuất hiện trên mâm cơm hàng ngày của các gia đình người Mường, món sâu măng còn được dùng làm mồi nhậu trong những buổi tụ họp bên cạnh bình rượu cần trong ngày lạnh của người dân nơi đây nữa đấy.
Hà My/2Đẹp
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực