Huế luôn đẹp trong mắt mọi du khách đã từng ghé qua đây bằng cách này hay cách khác. Với dòng chảy lịch sử xuyên suốt, những chứng tích còn sót lại và một nền văn hóa, ẩm thực đậm chất nho nhã, thanh tao của cung đình xưa, LIMODY.VN sẽ dẫn bạn dạo quanh một vòng Huế đầy chất thơ và tìm hiểu về Top 30 đặc sản Huế đáng trải nghiệm.
1. Đặc sản Bún bò Huế
Bạn Đang Xem: Top 30 Đặc sản Huế làm quà biếu ngon cho bạn trải nghiệm ẩm thực
Đứng đầu trong danh sách top 30 đặc sản Huế là bún bò Huế. Loại bún bò có phần nước xương hương sả quế thơm lừng. Từng sợi bún to tròn, chắc nịch và trắng muốt ngụp lặn trong bát nước dùng có sắc vàng đỏ óng ả cùng hàng loạt nguyên liệu nhìn thôi đã thấy no nê như: Chân giò được hầm nhừ, ăn mềm tan mà không bị ngấy, thịt bò nạc được thái lát mỏng dính, thịt mọc, giá đỗ trần qua, hành lá, có chỗ còn cho thêm lát sợi hành tây và chút mắm ruốc đậm vị Huế.
Cả tô bún bò Huế thơm nức mũi thêm một chút ớt tươi, nước cốt chanh và rau sống là đủ mê hoặc du khách rồi.
- Bún bò Huế bà Tuyết: Số 47 đường Nguyễn Công Trứ
- Bún bò Huế o Cương: Số 6 đường Trần Thúc Nhẫn
2. Đặc sản Huế Bún thịt nướng
LIMODY.Vn muốn mang đến cho bạn thêm một tô bún đặc sản Huế trứ danh khác: bún thịt nướng. Dù đơn giản và ở đâu cũng có thể có nhưng bún thịt nướng ở Huế vẫn được nhiều du khách thích vì thịt nướng thơm mùi sả và than hồng.
Một tô bún còn đầy ụ với nào rau, nào thịt, nào gỏi cà rốt, nào đậu phộng và phần nước chấm chua ngọt được pha chế hoàn hảo sẵn sàng đánh thức mọi cơ quan vị giác của bạn.
- Quán bún và nem lụi bà Tý: Số 81 đường Đào Duy Từ
- Quán nướng Huyền Anh: Số 50 đường Kim Long
3. Đặc sản Huế Bún hến
Cũng giống như đặc sản Huế cơm hến, nhờ vào sự “giàu có”, dồi dào của hến mà ẩm thực Huế cải biên thêm cả món bún hến đầy xuất sắc.
Một tô bún được cho thêm rất nhiều hến đã được băm nhuyễn và rang lên, thêm tóp mỡ giòn rụm, đậu phộng siêu ngậy, đu đủ lát, xoài chua và hành lá, rưới chút nước dùng là nước hến thanh ngọt tự nhiên. Đồng thời, nếu bạn không thích bún nước thì bún hến cũng có loại bún khô ngon không kém.
- Bún hến: Số 38 đường Ngô Gia Tự
- Quán cơm hến: Số 9 đường Đường Ngô Quyền
4. Đặc sản Huế Hến xúc bánh tráng
Lại thêm một món ăn đặc sản Huế nữa thể hiện rõ nét sự dồi dào của nguồn hến nơi đây: hến xúc bánh tráng. Bánh tráng giòn tan thơm mùi đã được nướng vàng và hương thơm của vừng đen siêu hấp dẫn.
Thêm phần hến được xúc vào ăn cùng bánh tráng đã được băm nhỏ, trộn với đậu phộng, ớt, hành tây, rau thơm,… và các loại gia vị để cho ra vị mặn mà, ngọt ngọt, chua cay lẫn lộn. Từ hai phần bánh tráng và hến xúc đã tạo nên món ăn tuy giản dị mà lại “đúng đỉnh”.
- Quán Hoa Đông: Số 7 đường Ưng Bình
- Nhà hàng cơm niêu Khải Hoàn: Số 90 đường Lê Lợi
Cơm hến – đặc sản Huế đã có chỗ đứng vững chắc trong nền ẩm thực Huế. Món cơm dân dã này được làm từ cơm thường có độ tơi xốp. Đặc biệt nhất là phần hến được bắt từ ruộng đồng quê hương, rửa sạch và rang khô, thêm chút gia vị, hành khô, tóp mỡ, đậu phộng,… thêm chút rau xanh như rau răm, bắp cải hay bất cứ loại rau nào,… là có ngay tô cơm hến ngon lành, chắc bụng.
Thêm một chút nước luộc hến có hương vị thanh mát, ấm bụng và ngọt ngào để ăn kết hợp đã biến hóa món ăn đường phố giản dị, đơn sơ thành món ăn không thể vắng mặt trong toplist đặc sản Huế.
- Làng Cồn, Hương Lưu, Vĩ Dạ
- Quán Hoa Đông: Số 64 Kiệt 7 Ưng Bình
- Quán Đập Đá: Số 1 phố Hàn Mặc Tử
- Top 30 Homestay Huế giá rẻ view đẹp gần biển và trung tâm cố đô kinh thành
- Top 10 Biệt thự villa Huế giá rẻ view đẹp gần biển trung tâm nguyên căn
Một đặc sản Huế có tên gọi khá “rùng rợn” và mới lạ đối với nhiều người là Cơm Âm Phủ. Tương truyền, món cơm đậm chất cung đình này hiện nay bắt nguồn từ chuyến vi hành của Nhà Vua khi đói bụng đã được bà cụ nghèo dâng món cơm trắng với rau xanh được xếp đặt xung quanh.
Đến nay, món ăn được cải biên với vẻ ngoài rất sang chảnh với một nắm cơm gọn gàng ngay chính giữa nhằm biểu tượng cho sự tôn trọng thóc gạo – thứ lương thực chính của người dân Việt. Xung quanh chia thành các món khác nhau như rau xanh, trứng, thịt, nhưng chủ yếu là các món rau… đều được chế biến đậm đà, sắp đặt đẹp mắt. Cơm ăn kèm với nước chấm tỏi chua cay và canh nóng mang đến bữa cơm ấm cúng, thanh đạm.
- Quán cơm Âm Phủ: Số 51 đường Nguyễn Thái Học
Có thể nhiều bạn sẽ bất ngờ nhưng com chay cũng là một đặc sản Huế đầy hấp dẫn. Chính sự nên thơ, yên ả và thanh tịnh của Huế từ trước tới nay và sự phát triển của nền Phật Giáo thời trước đã khiến những suất cơm chay ở đây phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Các món cơm chay tại Huế được nhận xét là vô cùng đa dạng, phong phú có mùi vị thanh đạm, tao nhã cùng với kiểu cách trang trí món ăn tinh tế, trang nhã đã biến các món ăn đơn thuần từ thực vật thành đủ mọi loại cao lương mĩ vị thơm ngon, tuyệt vời không thua gì món mặn.
- Quán Vườn Ngự Hà: Số 181 đường Xuân 68
- Quán Liên Hoa Thư Quán: Số 3 đường Lê Quý Đôn
- Quán chay Thanh Liễu: Số 50 đường Nguyễn Công Trứ
8. Đặc sản Huế Chè hẻm
Bên cạnh những món ăn mặn điển hình, liệu bạn có tự hỏi ăn gì ở Huế? Hãy để LIMODY.Vn trả lời giúp bạn về món ăn vặt điển hình của mảnh đất lịch sử này.
Đó chính là chè hẻm. Là một thiên đường với hàng tá các loại chè phong phú có lẽ sẽ khiến bạn hoa mắt và choáng ngợp. Nào là chè sen, chè heo quay, chè hạt lựu, chè bột lọc, chè thập cẩm,… đều có cái hương vị thanh đạm, ngọt ngào rất nhẹ nhàng của xứ Huế thơ mộng.
- Số 29 đường Hùng Vương
- Số 10 đường Nguyễn Sinh Cung
9. Đặc sản Huế Trà cung đình
Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác “chill” kiểu quý tộc đúng điệu thì trà cung đình Huế là một phương tiện hữu ích để bạn đạt được mong muốn đó. Là loại trà chỉ được phép phục vụ trong cung đình trước đây, một gói trà cung đình sẽ bao gồm nhiều loại thảo dược, bài thuốc mang đến cảm giác khoan khoái, thư giãn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ,… như cam thảo, atiso, hoa hồi, tim sen, hoa lài, các loại cỏ ngọt,… tạo nên loại đặc sản Huế vừa bổ dưỡng vừa thanh mát.
- Cửa hàng số 24 đường Nguyễn Huệ
- Trà Đình Vũ Di: KDL Thiên An Môn
- Cửa hàng DV Dr.Tea: Số 2/98 đường Nguyễn Huệ
10. Đặc sản Huế Kẹo cau
Xem Thêm : Hướng dẫn bạn 2 cách chưng yến thơm ngon bổ dưỡng
Một đặc sản Huế vô cùng dễ thương là kẹo cau. Gọi là kẹo cau vì nó được cắt thành từng miếng riêng như hình trái cau khi ông bà ta lúc ăn trầu.
Màu sắc lại giống y hệt một quả trứng luộc với lớp bên ngoài màu trắng và bên trong thì màu vàng nhạt, phủ bên ngoài những miếng kẹo cau là một lớp bột mịn. Kẹo cau được làm từ đường nên có vị ngọt, tan chậm ở trong miệng nên đã trở thành một phần tuổi thơ của không biết bao người con đất Huế.
- Số A17 đường Nguyễn Văn Thoại
- Chợ Đông Ba
- Khu vực Đại Nội Huế
11. Đặc sản Huế Bánh đậu xanh trái cây
Huế là nơi đã cho ra đời nền ẩm thực có nhiều sáng tạo và sự chỉn chu, công phu được thể hiện trong từng món ăn, trong đó có món đặc sản Huế mua về bạn đừng bỏ qua nếu gia đình có trẻ nhỏ, bánh đậu xanh trái cây.
Đây không phải bánh đậu xanh nhân trái cây mà nó chỉ là bánh đậu xanh như thường, tuy nhiên lại được những “nghệ nhân” nhào nặn, tạo hình, pha màu để từ những miếng bánh đậu xanh bình thường biến hình thành những loại trái cây sặc sỡ, tươi tắn y như thật.
- Quán Lá Quê: Số 7/49 đường Bà Triệu
- Bánh bà Chi: Số 64 đường Hoàng Diệu
- Bánh o Lé: Kiệt 104 đường Kim Long
12. Đặc sản Huế Nem lụi
Tưởng chừng là món ngon phổ biến nhưng một đặc sản Huế khiến nhiều người ngỡ ngàng vì độ ngon khó cưỡng là nem lụi. món ăn đường phố đậm đặc mùi than hoa nướng thơm phức, thịt nem lụi vừa ngọt vừa giòn và một mẹt “full – topping” đúng điệu bao gồm: rau thơm, bánh tráng, đu đủ, xoài chua, dưa chuột, bánh phở,… chấm kèm tương đậu phộng và thêm một ly trà đá là đã đủ ngon miệng mà chắc bụng rồi!
- Quán bà Tý: Số 81 đường Đào Duy Từ
- Quán nem lụi: Số 35 đường Nguyễn Trường Tộ
- Quán Tài Phú: Số 2 đường Điện Biên Phủ
- Top 15 Hostel Guesthouse nhà nghỉ Huế giá rẻ đẹp ở trung tâm nội thành
- Top 20 Biệt thự villa Hội An giá rẻ đẹp gần biển phố cổ cho thuê có hồ bơi
13. Đặc sản Mè xửng Huế
Một đặc sản Huế luôn còn mãi với thời gian mà bạn có thể mua về làm quà là mè xửng. Món kẹo đậm chất cung đình khi ngon nhất là ăn mè xửng và ngồi nhâm nhi một ly trà nóng, vừa thư giãn vừa trò chuyện với bạn tâm giao.
Mè xửng được làm từ các nguyên liệu chính là đường, mè và chút đậu phộng. Sau khi nấu tạo thành loại kẹo dẻo, có độ dai và ngọt lịm, thơm mùi mè được bao phủ dày đặc ở bên ngoài và cắn vào thì thấy có đậu phộng phía trong bùi bùi, thơm thơm.
- Mè xửng Thiên Hương: Số 14 đường Nguyễn Huệ
- Mè xửng Nam Thuận: Số 201 đường Huỳnh Thúc Kháng
- Mè xửng Thành Hưng: Số 55 đường Hoàng Diệu
14. Đặc sản Nem Huế
Nem chua Huế cũng là đặc sản Huế mua về “đắt” khách bậc nhất. Nem chua có đặc điểm đặc trưng là mà sắc hồng của thịt nạc xay thật nhuyễn, điểm xuyết trên khối thịt hồng là lát tỏi trắng mỏng dính và ớt tươi nhưng khi ăn vào lại không cay chút nào mà rất vừa vị. Nem Huế có thể tìm mua về làm quà tặng ở nhiều nơi với giá cả khá hợp lý nên bạn đừng bỏ qua đặc sản hấp dẫn này nhé!
- Nem tré bà Ngôn: Số 222 đường Nguyễn Sinh Cung
- Quán Đông Ba: Số 25 đường Đào Duy Từ
- Quán bà Ký: Số 3 đường Đào Duy Từ
15. Đặc sản Tré Huế
Tré là một đặc sản Huế khá giống như cách chế biến nem nhưng các nguyên liệu lại không xay nhuyễn mịn như nem. Tré Huế có vị chua chua và giòn sần sật lại thơm bởi có thính gạo, thịt phần da lợn, tai lợn, giềng,… Các loại nguyên liệu đều được nêm nếm vừa ăn, không quá mặn để giữ được vị chua đặc trưng, thường sử dụng trong bữa cơm như món khai vị hoặc ăn kèm chống ngấy.
- Nem tré bà Ngôn: Số 222 đường Nguyễn Sinh Cung
- Quán Đông Ba: Số 25 đường Đào Duy Từ
- Quán bà Ký: Số 3 đường Đào Duy Từ
16. Đặc sản Huế Bánh bột lọc
Bánh bột lọc là một đặc sản ở Huế được nhiều người ưa thích nhờ vào sự thanh đạm, nhẹ nhàng và hình dáng nhã nhặn ngay từ vẻ ngoài của loại bánh này. Bánh được chia thành hai loại là có lớp vỏ bên ngoài (thường là lá dong hay lá chuối) và một loại bánh “trần”.
Bánh bột lọc Huế chuẩn vị là khi có độ dai, dẻo từ vỏ bánh kèm theo hương vị tươi ngon, đậm đà của phần nhân bánh. Thông thường, một chiếc bánh bột lọc đúng điệu là phải có lớp vỏ trong suốt có thể thấy rõ nhân tôm đỏ hoặc thịt bằm bên trong. Bánh ăn kèm với chút rau thơm và nước chấm chua ngọt.
- Quán bánh của bà Đỏ: Số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Quán của o Giàu: Số 109 đường Nguyễn Hữu Huân
- Quán Thúy: Số 109 đường Lê Huân
17. Bánh khoái
Có ngoại hình gần giống bánh xèo, bánh khoái là đặc sản Huế phải thử khi đã đến cố đô. Phần vỏ bánh có màu vàng ruộm của bột nghệ và màu của trứng gà, có lúc được uốn để bao lấy phần nhân, có lúc lại trải phẳng ra và đặt nguyên liệu lên trên như đế bánh pizza.
Phần “topping” phổ biến nhất là có tôm nhỏ được lột vỏ, thịt luộc hoặc thịt bằm, giá đỗ và hành lá. Bánh khoái cũng như bánh xèo, cũng ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau thơm. Ở những nơi sang trọng hơn một chút, món bánh khoái còn được trang trí đậm chất quý tộc cung đình.
- Quán Hạnh: Số 11 đường Phó Đức Chính
- Quán Lạc Thiên: Số 6 đường Đinh Tiên Hoàng
- Quán bánh khoái: Số 110 đường Đinh Tiên Hoàng
18. Bánh ram ít
Một phần đặc sản Huế siêu thơm ngon mà lại bắt mắt, công phu nữa là bánh ram ít – sự kết hợp đột phá giữa bánh ram và bánh ít. Phần trên bánh là bánh ít bằng bột nếp mềm dẻo, trắng tinh và tròn xoe có lớp bóng mỡ bên ngoài và bên trong là nhân thịt bằm, tôm, hành,… đậm vị.
“Quả cầu” bánh ít nằm ngay trên miếng bánh ram phẳng màu vàng và có vị giòn như một cách để giảm bớt độ ngấy và dính của bánh ít phía trên. Tổng thể tạo thành món ăn vừa ngon miệng lại vừa rất ngon mắt.
- Quán bánh o Lé: Kiệt 104 đường Kim Long
19. Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh Nam Phổ cũng là một đặc sản Huế tuyệt vời không kèm gì bún bò. Với phần bánh canh chủ yếu được làm từ bột gạo có độ dẻo pha thêm ít bột lọc, lại được nắn thành sợi khá tròn và lớn nên phần nước dùng của bánh canh Nam Phổ có chút đặc sệt. Nguyên liệu cũng vẫn đảm bảo tính chất thanh tao, trang nhã của ẩm thực Huế với hương vị dịu dàng của tôm ngọt, thịt mềm, hành thơm,… khiến ai cũng phải đê mê.
- Bánh canh Nam Phổ Thúy: Số 16 đường Phạm Hồng Thái
- Bánh canh Nam Phổ: Số 54 đường Nguyễn Công Trứ
20. Bánh ướt thịt nướng
Cũng như bún thịt nướng, điều làm nên tên tuổi của món đặc sản Huế bánh ướt thịt nướng là phần thịt được nướng có hương sả và màu vàng nâu óng ả, cuốn hút được đặt trên một bát gỏi đu đủ, xoài và rau thơm chua ngọt siêu ngon.
Xem Thêm : Điểm danh 3 cách chế biến vỏ dưa hấu ngon siêu mới lạ
Bánh ướt thì được tráng mỏng, dẻo và thơm mùi gạo chấm với nước mắm chua ngọt, cay cay. Món ăn không có dầu mỡ như một giải pháp hoàn hảo để bạn lấy lại sự cân bằng cho vị giác sau khi đã thưởng thức nhiều món ngon của thành phố này.
- Bánh cuốn thịt nướng Hek-sa: Số 176 đường Phan chu Trinh
- Quán nướng Huyền Anh: Số 50 đường Kim Long
21. Bánh ép
Đúng như tên gọi, bánh ép được làm từ bột gạo, bột lọc, trứng gà, thịt lợn và hành lá. Một miếng bánh ép ban đầu sẽ được nặn thành viên bánh tròn, trên là miếng thịt heo vàng óng. Sau đó người nấu sẽ dùng chiếc chảo hai mặt đặc biệt để ép cho bánh thật dẹt đến khi chín thì thôi. Đặc sản Huế độc lạ này ăn kèm với rau thơm, gỏi đu đủ và xoài chua ngọt và nước chấm chua cay.
- Số 18 đường Mạc Đĩnh Chi
- Số 4 đường Lê Sỹ
- Số 118 đường Lê Ngô Cát
22. Bánh nậm
Bánh nậm là đặc sản Huế mang tính truyền thống cao. Món bánh có phong cách khá thanh lịch với phần vỏ bánh màu trắng hơi ngà như bánh bột lọc nhưng lại thơm mùi gạo, bên trên là tôm đã được xay nhuyễn đậm đà và chút rau xanh được thái thật mỏng. Bánh nậm được gói hoặc đặt trên những phần lá chuối xanh hoặc lá dong, sau đó chấm với nước chấm cay, chua và ngọt.
- Quán Thúy: Số 16 đường Phạm Hồng Thái
- Quán bà Đỏ: Số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Quán bà Huê: Số 109 đường Lê Huân
- Quán Trung Bộ: Số 16 đường Tô Hiến Thành
23. Bánh bèo chén
Cũng như bánh bèo nơi khác, bánh bèo chén có hình dáng như một chiếc chèn nhỏ xinh và được bày lên mâm hoặc mẹt tre rất ngon mắt. Phần lớp ngoài của bánh màu trắng đục dẻo thơm. Phần bên trên là cả một “thế giới các loại topping” với thịt tôm ngọt chắc xen lẫn tóp mỡ giòn rụm và lớp mỡ hành bóng loáng. Nếu đã đến Huế, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua đặc sản Huế ngon tuyệt cú mèo này nhé!
- Quán Trang Neko: Số 30 đường Lý Tự Trọng
- Quán bà Đỏ: Số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Bánh bèo chén Huế xưa: Số 1 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
24. Bánh chưng Nhật Lệ
Vốn nổi danh từ muôn đời nay, đặc sản xứ Huế bánh chưng Nhật Lệ khiến bao người “say như điếu đổ”. Ẩn sau lớp lá dong và lá chuối xanh là chiếc bánh có gạo nếp vô cùng mềm dẻo phía ngoài và phần nhân đầy đặn, mặn mà gồm đậu xanh, thịt mỡ mềm tan trong miệng nằm bên trong.
Bánh chưng Nhật Lệ ăn kèm với củ kiệu hay chút đồ muối chua nữa quả thực sẽ tạo nên một món cung đình xưa khiến ai cũng tấm tắc gật gù khen ngon.
- Tiệm bà Thêm: Số 119 đường Nhật Lệ
- Tiệm bà Dần: Số 99 đường Nhật Lệ
- Tiệm mệ Tóc Bạc: Số 117 đường Nhật Lệ
25. Mắm sò Lăng Cô
Nếu bạn đã quá quen thuộc với những loại mắm được làm từ cá cơm, tôm, tép,… thì ở ngay xứ Huế mộng mơ, có một loại mắm cực độc đáo mà chẳng phải nơi nào cũng có. Đó chính là đặc sản Huế mắm sò Lăng Cô.
Nguyên liệu chính của loại nước mắm này là sò có thịt dai và chắc được xay nhuyễn, kết hợp với các loại nguyên liệu và gia vị khác như ớt bột, giềng, muối, đậu xanh,… sau đó chế biển, ủ trong ít nhất 15 ngày. Mắm có màu đỏ tươi quyến rũ đi kèm với những loại “topping” dày đặc trong chai, thường sử dụng để chấm trái cây chua như xoài, cóc, khế,…
- Chợ Lăng Cô
- Chợ Đông Ba
26. Mắm tôm chua
Mắm tôm thì có lẽ đã phổ biến nhưng mắm tôm chua thì lại mang vẻ hoàn toàn khác biệt từ hình thức cho đến hương vị. Mắm tôm chua được làm từ những con tôm tươi và ngọt nhất, sau đó trộn đều và nấu theo công thức với những loại nguyên liệu, gia vị khác.
Kết quả thành một món đặc sản Huế mua về có màu đỏ tươi của thịt tôm đan xen cái giòn giòn, ngọt ngọt mà lại chua chua của đu đủ muối sợi và phần nước mắm chua ngọt hay ho. Loại mắm này có thể ăn cùng cơm trắng hoặc bún đậu đều tuyệt vời cả.
- Cửa hàng số 4 đường Nguyễn Phúc Nguyên
- Cửa hàng số 2 đường Trần Hưng Đạo
- Cơ sở mắm tôm chua Trọng Tín: Số 21 đường Đặng Trần Côn
27. Mắm cá rò
Huế quả nhiên là quê hương của muôn vàn loại mắm độc nhất vô nhị và mắm cá rò là một trong số đó. Loại nước mắm này cũng có màu đỏ tươi như mắm sò bởi có thành phần chính là bột ớt.
Những con cá rò nhỏ bé cũng được để nguyên con và ngâm ủ trong đủ ngày để cho ra thành phẩm nước mắm đặc sệt, ngọt thanh, cay và thơm mùi cá. Loại đặc sản Huế mua về này có thể ăn kèm với cơm trắng, bún, các món luộc hoặc gỏi cuốn.
- Quà Huế: Số 6 đường Cửa Ngăn
- Mắm Mệ Em: Thôn Tư, Phú Lộc
28. Vả trộn
Quả vả gần giống quả sung nhưng có vị hơi chát hơn một chút, thường có nhiều ở thành phố Huế và được sử dụng như món ăn khai vị hoặc món ăn kèm với bữa chính để giảm độ ngấy và kích thích vị giác. Vả trộn là đặc sản Huế mà hiếm nơi nào có.
Phần nguyên liệu chính là quả vả được cắt thành từng lát mỏng, sau đó trộn chua ngọt với thịt luộc và tôm luộc bóc sẵn vỏ, thêm chút lá rau thơm, rau răm và hạt vừng rắc bên trên là đã có ngay đĩa vả trộn chua ngọt, cay cay đầy hấp dẫn.
- Quán Duyên Quê: Phú Thượng, Phú Vang
- Nhà hàng Liên Hoa: Số 3 đường Lê Quý Đôn
29. Hạt sen Huế
Một đặc sản Huế nữa mà bạn có thể cân nhắc mua làm quà là hạt sen khô. Nổi tiếng nhất là sen Tịnh Tâm ở hồ nước mang hương vị cung đình thanh đạm, tao nhã. Hạt sen khô vừa dễ bảo quản lại có nhiều công dụng hay ho và là nguyên liệu nấu chè tuyệt vời cho gia đình.
- Sen Tịnh Tâm: Số 18/110 đường Kim Long
- Sen Huế: Số 168 đường Tăng Bạt Hổ
- Chợ Đông Ba
30. Dầu tràm
Một thức quà đặc sản Huế mua về rất tốt cho sức khỏe là tinh dầu tràm 100% nguyên chất. Nhìn chung, đặc tính của dầu tràm khá tương tự dầu gió nhưng lại không nóng, có tính tự nhiên nên có lợi cho cơ thể hơn, lại mang một mùi hương nhẹ nhàng, thơm ngát giúp cân bằng, thư thái đầu óc. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để massage và có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh nhờ sự an toàn của sản phẩm.
- Tinh dầu trà Cung Đình Vỹ Dạ: Số 14 đường Thanh Tịnh
- Cửa hàng dầu tràm Kim Vui: Số 1 đường Nguyễn Hữu Ba
Sau khi đã xem qua Top 30 đặc sản Huế của LIMODY.VN, mong bạn đã có một cái nhìn khái quát nhất về vẻ đẹp ẩm thực của nơi này và có chuyến đi tuyệt vời.
THÙY LINH
Nguồn: https://emvaobep.com
Danh mục: Ẩm thực